fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 15: Thời Phục Hưng ở Venice

Các họa phẩm được vẽ trong thời Phục hưng ở Venice, thuộc truyền thống Bắc Ý, tự chúng đã có những đặc điểm để nhận dang và phong thái riêng. Trong khi các họa sĩ Venice tìm tòi, khám phá luật phối cảnh và tỉ lệ toán học họ cũng không tránh khỏi sự tác động bởi nên mỹ thuật phong phú của vương triều Medici. Nếu xứ Florence là tâm điểm của thời Phục hưng thì ở Venice cũng nổi lên một truyền thống mới, mang đậm phong thái “hội họa”. Nghệ thuật hội họa ở Venice bấy giờ cho thấy, ít có sự quan tâm tới các hình thức điêu khắc và tạo nét ở các đường viền. Họa sĩ nhấn mạnh vào màu sắc và sự phối hợp ánh sáng. Ngay từ đầu, nó đã bao hàm sự lãng mạn đặc biệt, hoàn toàn khác với trường phái truyền thống ở Florence.

Họa sĩ có đủ tài năng để dẫn hội họa đi tiếp con đường trước mặt và tạo ảnh hưởng lớn đến hội họa phương Tây, chính là Giovanni Bellini (14271516). Ông sinh ra trong một gia đình họa sĩ gồm có bố Jacobo (1400-1470/71) và anh Gentile (1429-1507). Hai anh em đã được cha dìu dắt về hội họa. Cha của Bellini là học trò của Gentile da Fabriano, theo truyền thống nghệ thuật thành Viên. Hai đời trong một, gia đình Bellini đã trở thành nhóm tác giả có ảnh hưởng lớn nhất vùng Bắc Ý, cũng như đầu thời Phục hưng và gắn liền với nền văn hóa Florence vào thế kỷ 15. Các họa sĩ nhà Bellini hoàn toàn chịu trách nhiệm về di sản đặc sắc của Venice, đưa thời Phục hưng lên tới cao điểm vào cuối thế kỷ 15 cho đến đầu thế kỷ 16.

ẢNH HƯỞNG CỦA MANTEGNA

Bức "Nỗi khắc khoải trong vườn" Bellini vẽ năm 1460, khổ 127 x 81cm

Bức “Nỗi khắc khoải trong vườn” Bellini vẽ năm 1460, khổ 127 x 81cm

Mantegna có mối quan hệ gần gũi với gia đình Bellini ở Venice. Ông kết hôn với Nicolosia, em của Giovanni và Gentile. Bà dường như đã không thể làm ông mềm yếu đi chút nào, ông vẫn tỏ ra cứng rắn và quá nhạy cảm. Vẻ đẹp sắc sảo trong các họa phẩm của Mantegna, chắc chắn đã tác động rất lớn đến tác phẩm của người anh em bên vợ ông – Giovanni Bellini – một trong những nhà danh họa siêu việt của mọi thời đại có thể nhận hào quang của Mantegna, để từ đó chuyển nó thành sự ngọt ngào tế nhị của riêng mình.

Trùng hợp thay, cả hai họa sĩ này đều vẽ cùng một chủ đề mang tên “Nỗi khắc khoải trong vườn”, trưng bày ở Phòng Trưng bày Quốc gia London. Tác phẩm của Mantegna, được cho là đã ra đời trước bức của Bellini khoảng 5 năm và họa sĩ trẻ Bellini luôn tự xem tác phẩm của ông giá trị hơn. Tuy nhiên cuộc thi vẫn diễn ra hết sức sát sao, cả hai bức đều có bối cảnh núi non chập chùng để thích hợp với sự giản dị của bi kịch. Cả hai đều tuyệt vời trong sự phân bố hình ảnh các tông đồ đang ngủ say. Cả hai đều vẽ Chúa đang cầu nguyện, người quay khuất một nửa, cô độc trên phiến đá sám hối của Người, đôi chân trần quì gập, hướng về Chúa Cha. Trong cả hai bức, ta đều thấy bóng dáng đám người từ xa tiến tới, như toán lính đến bắt giữ Người, do tên tông đồ phản bội Judas chỉ đường.

Tuy nhiên, hai tác phẩm này có sự khác biệt tinh tế. Trong khi Mantegna hứng thú về cấu trúc đá gồ ghề, thì tranh của Bellini ít tính công kích và hỗ trợ cho sự cảm thụ vẻ dịu dàng và mơ hồ hơn về mặt thị giác: ông cảm nhận ánh sáng với mọi nét đặc thù riêng.

Chính khoảng thời gian thiêng liêng, tức là giờ mà Chúa Giêsu dùng để giảng thuyết, đã tách tác phẩm ra khỏi thời gian vô vị của một ngày bình thường. Bầu trời của Mantegna đã khiến thành phố lạnh lẽo của ông trở nên bất tử. Tuy nhiên, Bellini lại cho chúng ta thấy một thành phố tỏa sáng lờ mờ hiện dần trước tầm nhìn, dưới bầu trời êm dịu của buổi bình minh. Ánh sáng đang bắt đầu thổi sự ấm áp của nó trùm lên đêm dài lạnh giá nơi Chúa Giêsu đã dốc lòng cầu nguyện. Ở các góc tập trung mạnh trong tranh của Mantegna đã nổi lên một cách mềm mại dễ cảm thông, còn ở tác phẩm của Bellini, ông cho bóng hoàng hôn bảng lảng đang khuất vào mây chiều.

Bức  “Đức Mẹ trên thảo nguyên” (The Madonna of the Meadow), Bellini vẽ năm 1500, khổ 86 x 67cm.

Bức  “Đức Mẹ trên thảo nguyên” (The Madonna of the Meadow), Bellini vẽ năm 1500, khổ 86 x 67cm.

Họa sĩ Bellini đã trưởng thành về sự cảm thụ ánh sáng bằng một giác quan thần bí. Nó mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với ông, một điều mà ông có thể chia sẻ với chúng ta, ông chẳng bao giờ phải cố “gợi ý” gì cả. Bellini quả là một họa sĩ kiệt xuất, một người hết sức nhạy cảm với cái đẹp, ý thức rõ ý nghĩa các hình tượng và được gợi hứng bởi một tình cảm say mê mãnh liệt đối với mọi thứ hữu hình và vô hình, đã khiến cho tác phẩm của ông vươn dần lên, chiếm lĩnh mọi đẳng cấp hội họa. Không có bức tranh nào của Bellini, mà ta không tìm được sự đáp ứng thích thú và hiểu biết sâu xa hơn về ý nghĩa tồn tại của chính ta trên đời này.  “Đức Mẹ trên thảo nguyên ” được xem là một mẫu điển hình về hình tượng Đức Mẹ được thể hiện một cách mê hồn. Nhưng với tính cách khiêm tốn., nó lại là một bức tranh mang tính cách mạng. Các học giả luôn so đo Florence với  Venice ngay từ thời Vasari – nhà sử học hội họa vĩ đại xa xưa, ông đã xem tinh hoa kiệt xuất Michelangelo là một kiểu mẫu về phối màu và vẫn chỉ xếp phái hội hoạ ở Venice vào hàng hậu bối. Xét theo nghĩa này thì Giovanni Bellini chính là họa sĩ “đầu tiên” của Venice.

Ông đã khơi dậy trong chúng ta nhận thức về sự tỏa sáng của ý thức tiềm ẩn đầy huyền hoặc, một nguồn sáng mà trong đó mọi màu sắc đều lan tỏa ở cấp độ đáng yêu nhất. Trong thế giới màu sắc này không còn đàn ông và phụ nữ trong sự hỗn mang của tự nhiên nữa, mà chỉ còn tính người như một phần của tự nhiên, cũng chính là cách diễn giải sự thật khác đi về nó mà cấu trúc rất tinh tế như đất được cày xới, rèm lưới hạ thấp, giếng nước được bảo vệ kỹ lưỡng, mọi thứ đều có vẻ khó diễn đạt với một mối liên kết bí hiểm, khó giải thích đỉnh tháp, trong khi mẹ và con ở tâm điểm bức tranh.

Đức Mẹ là một điệp ngữ phổ biến trong hội họa Phục hưng. Hầu như không có họa sĩ nào chưa từng thử nghiệm với chủ đề vĩ đại này. Chúng ta có thể hiểu vì sao điều tuyệt vời về chủ đề Đức Mẹ, và Chúa Hài Đồng ở chỗ nó hấp dẫn, cả với các đặc tính của đạo Thiên Chúa (nơi tính nhân bản của Chúa là điều bí ấn chính và các giá trị con người mà tôn giáo nào cũng đặt nền tảng trên đó, ở mọi nơi mọi thời).

Mỗi họa sĩ đều có một người mẹ. Mọi khía cạnh tâm lý đều bị ảnh hưởng vì điều này. Để khám phá nền tảng cơ bản này trong sự hiện hữu của con người, các họa sĩ đều bị lôi cuốn bởi một hấp lực không thể chống lại được. Tuy nhiên chưa từng có ai tỏ ra nhạy cảm với vấn đề này hơn Bellini. Mỗi bức trong loạt tranh về Đức Mẹ của ông đều có một động lực tâm lý và tinh thần mạnh mẽ, khiến cho các tác phẩm này. đều đáng được ghi nhớ mãi. Ở mức độ thấp nhất, ông đã hiểu biết rõ về tình mẫu tử, và đây là nền tảng mang tính thuyết phục mà ta thấy rõ qua loạt tranh Đức Mẹ của ông. Bức ảnh “Đức Mẹ trên thảo nguyên” là một mẫu ví dụ xuất sắc.

St-Jeroma-Reading

Bức “Thánh Jerome đọc sách” (St. Jerome Reading), Bellini vẽ năm 1480 hoặc 1490, khổ 39 x 49cm.

Cũng bao hàm tính huyền bí trong bức “Thánh Jerome đọc sách của Bellini” nơi mà tâm điểm của nó không phải là vị thánh cao quý đang chăm chú đọc, con sư tử đi theo đang nằm duỗi phía sau, mà lại là chú thỏ trắng tuyệt vời đứng gần đám lá với thái độ hờ hững như vị thánh ông đang thể hiện. Một cử chỉ mang tính trí tuệ là quyển sách của ông Thánh Jerome, vị học giả uyên bác, xem ra mờ nhạt, trong khi con vật bé nhỏ kia lại nổi bật dưới ánh sáng mặt trời và làm chúng ta nhận thức được vẻ đẹp của thế giới mà tạo hóa đã ban cho với đá, hoa, cây cỏ và đầm nước.

Bức “Bữa tiệc thần linh", Bellini vẽ năm 1514, khổ 188 x 170cm.

Bức “Bữa tiệc thần linh”, Bellini vẽ năm 1514, khổ 188 x 170cm.

Một tác phẩm xuất sắc khác của Bellini “Bữa tiệc thần linh” đã được bổ khuyết đạt đến mức huy hoàng, không phải ai khác mà chính là họa sĩ Titian. Về bản chất, đó vẫn là ý tưởng như của Bellini: các vị thần đều có bản sắc riêng và đôi điều trong các huyền thoại về họ và các mối quan hệ giữa họ với nhau đã tạo nên bố cục trong tranh cảnh vật nhuộm trong ánh hoàng kim lộng lẫy như của đức tin cao cả. Một dấu khác về sự vĩ đại của ông, trong phẩm cách của một danh họa, nó đã dẫn đường cho Giorgione và Titian (người mở ra một giai đoạn hoàn toàn mới mẻ cho nền hội họa). Họa sĩ Bellini, đã tự cho phép ông dẫn dắt các họa sĩ đàn em và đã áp dụng phong cách của ông để tạo ra các kiệt tác, ngay cả khi ông đã vào tuổi tám mươi.

SƠN DẦU VÀ ẢNH HƯỞNG HÀ LAN Ở VENICE

Nếu Bellini vượt khỏi tầm ảnh hưởng của Mantegna, thì cũng còn những họa sĩ khác, có lẽ kém hơn nhưng được dẫn dắt theo đường lối của họ, để đạt đến đỉnh cao mới của mình và tồn tại lâu dài ở vị trí đó. Họa sĩ xứ Sicily, Antonello da Messina (1430-79) là một nhân vật tương đối phức tạp, chính vì Vasari đã sai lầm khi giao cho ông việc phổ biến cách sử dụng sơn dầu của Van Eycks khắp nước Ý. Antonello là một họa sĩ quan trọng, đến từ Nam Ý, nhưng ông lại chẳng thuộc một trường phái nào ở phía Nam. Thay vào đó, ông lại mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài, đi đôi với nghệ thuật hội họa Hà Lan.

Do ảnh hưởng nghệ thuật của Hà Lan rất đậm nét trong các tác phẩm của mình, nên Antonello đã bắt được một nhịp cầu quan trọng, kết nối hội họa Ý và Hà Lan. Chuyến viếng thăm thành viên năm 1475 là dịp ông kết được liên hệ gần gũi với Giovanni Bellini để đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử nghệ thuật ở Venice.

Antonello_da_Messina_-_Portrait_of_a_Man_-_National_Gallery_London

Bức “Chân dung thanh niên”, Antonello da Messina vẽ năm 1465, khổ 25 x 35cm.

Do đó, nhiều người cho rằng Antonello đã giới thiệu kỹ thuật sơn dầu vào nghề thuật Venice, sau khi các họa sĩ xứ Hà Lan đã nắm vững các kỹ thuật này. Những người khác lại cho là ông đã am hiểu kỹ thuật sơn dầu và đem nó du nhập vào Naples, nơi có lẽ ông đã được nghiên cứu nó dưới hướng dẫn của một họa sĩ đã chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hà Lan, và họ cho rằng điều này đã có một tác động lớn với các họa sĩ đã làm các thử nghiệm với số họa phẩm sơn dầu. Vấn đề tranh cãi không có tầm mức quan trọng cho lắm. Cho dù vào hoàn cảnh nào thì kết quả của việc gặp gỡ giữa các truyền thống nghệ thuật khác biệt này là ở Ý đã có kỹ thuật sơn dầu tiên phong ở thành Viên trước khi lan rộng ra các trung tâm hội họa khác. Tự thân Antonello không cần sự cổ động nào để thu hút sự chú ý, từ tấm gương của Piero della Francesca, và nhất là của Mantegna, ông đã nhận ra tầm quan trọng của việc quảng bá kỹ thuật bằng sự thật. Các hình thức thể hiện của ông đã quá rõ và sắc sảo, trong đó ta thấy cô đọng mang đặc tính “Hà Lan” ngay trong các chi tiết tương phản và với tính hào phóng kiểu Ý. Ông đã tắm cho hình thức thể hiện của mình trong các loại ánh sáng lãng mạn, thật đa dạng!

Bức “Thánh Nữ Đồng Trinh truyền tin”, Antonello da Messina vē năm 1465, khổ 34 x 45cm.

Bức “Thánh Nữ Đồng Trinh truyền tin”, Antonello da Messina vē năm 1465, khổ 34 x 45cm.

Bức “Chân dung một thanh niên” của ông như được chiếu sáng từ bên trong, bất chấp gương mặt khác thường và khả ái của người trong tranh và trong một tác phẩm lớn như “Thánh Nữ Đồng Trinh truyền tin” sự đơn giản cao độ đã làm cho Thánh nữ tác động lên chúng ta một ảnh hưởng lớn lao. Thật thú vị, họa sĩ thể hiện Thánh nữ trong dạng chân dung một phụ nữ tận tụy hơn là bạn phát lời truyền tin của bà.

VẺ ĐẸP NGOẠI DIỆN LÔI CUỐN

Carlo Crivelli(1430-51495)thuộc một gia đình thanh thế.Cũng như Antonello da Messina, ông có phong thái riêng rất rõ nét, không thể lẫn vào đâu, chịu ảnh hưởng của Mantegna nhưng lại ứng dụng nó một cách uyển chuyển trong sự bố cục theo phong cách độc đáo của ông. Từ ngữ còn lại và âm vang trong đầu óc mọi người xem tranh của ông là “hợp thời”. Tài năng của Crivelli thể hiện một đam mê kỳ lạ đối với hình thức của tác phẩm cũng như sự hoàn hảo đến mức chi li của nó, có lẽ phần nào cũng bị ảnh hưởng nghệ thuật của Hà Lan và từ Antonello nhưng không bao giờ thể hiện rõ bằng các yếu tố tinh thần(vì ông chỉ vẽ các đề tài tôn giáo mà thôi).

Bức “Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng đăng quang với người hiến tặng”, Carlo Crivelli vē năm 1470, khổ 55 x 130cm.

Bức “Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng đăng quang với người hiến tặng”, Carlo Crivelli vē năm 1470, khổ 55 x 130cm.

Dường như ông đã dựa vào các chất liệu nổi bật, gây ấn tượng mạnh cho người thưởng ngoạn. Khi chúng ta ngắm nét tròn trĩnh của một quả đào hay nét gợi cảm của chiếc váy lụa, ông chinh phục chúng ta hoàn toàn, khiến ta chia sẻ sự vui sướng với ông qua các vật thể toàn mỹ tươi mát ấy. Khi ông thử nghiệm một đề tài tình cảm nào thì lúc xem, ta sẽ cảm thấy xao xuyến, vì đó chính là tài ba siêu việt của ông. Tác phẩm “Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng đăng quang với người hiến tặng”  hình họa ông vẽ uốn lượn nhẹ nhàng, thật lịch lãm và khéo léo (hãy chú ý đến tay ngai uốn như rồng lượn trên chiếc ngai, đó là nét nhấn mạnh cố ý trong nghi lễ mang tính tôn giáo), trong khi ta dễ bỏ qua người hiến tặng bé mọn, đang quỳ gối. Ông ta được ghép hắn vào cảm hứng thật của họa sĩ, không phải sự linh thiêng như những gì người ta cầu nguyện, mà chỉ là hình dáng thể hiện bề ngoài, không dính gì đến sự vận động nội tâm diễn ra trong mỗi nhân vật.

Bức “Thánh nữ Helena", Cima da Conegliano vẽ năm 1495, khổ 32,5 x 40cm.

Bức “Thánh nữ Helena”, Cima da Conegliano vẽ năm 1495, khổ 32,5 x 40cm.

Cima da Conegliano (Giovanni Battista Cima 1459/60-1417/18) đã trải qua trọn cuộc đời trong một tỉnh lẻ, tên Conegliano ở Venice(ông đã lấy đó làm nghệ danh của mình). Tác động lớn, ảnh hưởng đến ông tới từ Mantegna, mặc dù ngay từ thuở ban đầu, sự nghiệp của ông đã chịu tác động lớn của Giovanni Bellini. Cima không phải là một họa sĩ vĩ đại, và sự nghiệp của ông tiến triển rất chậm trong cuộc đời nghệ thuật, nhưng ông có sự vô tư bẩm sinh, một cảm nhận tuyệt vời về sự hài hòa, kèm theo năng khiếu kỹ thuật bẩm sinh, các điều đó đã khiến tác phẩm của ông trở nên hấp dẫn. Bức “Thánh nữ Helena” là một ví dụ điển hình trong các tác phẩm của ông. Nữ thánh Helena cao và uy nghiêm với cây thánh giá mảnh dẻ ở một bên và một thân cây sống động mảnh mai ở bên kia, làm “đối vật” dẫn trước các ngọn đồi xanh tươi, nơi bà xuất hiện. Mấy ngọn đồi như thể được đội vương miện, thành phố bé nhỏ nơi theo ta cảm nhận, bà đã phát hiện cây thánh giá đích thực dù nó được ngụy trang cách nào đi nữa. Điều này đã làm thay đổi nếp sống của dân trong thành phố Không phải tình cờ mà bà hiển hiện cao lớn đến thế. Hình tượng của bà theo ý nghĩa trong tranh cũng như dáng vẻ cao quí và nét tự chủ cao vời của bà.

TRƯỜNG PHÁI FERRARESE

Bức "Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng trong vườn", Cosimo Tura vẽ năm 1455, khổ 37 x 53cm.

Bức “Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng trong vườn”, Cosimo Tura vẽ năm 1455, khổ 37 x 53cm.

Tura và Cossa là các họa sĩ của tiểu vương quốc độc lập Ferrara họ rất ngưỡng mộ tính thời đại của Mantegna. Cosimo Tura (1430-1495) xem ra nổi tiếng hơn trong hai người với sự phối hợp mang tính độc đáo và dễ nhận ra sự khéo léo và sôi nổi của ông. Giống như Crivelli, ông hiếm khi đi sâu, nhưng lại cho chúng ta thấy bề mặt liên kết siêu việt, với sự bền bỉ và kiểm soát được mọi góc cạnh. Người xem có thể thấy rõ sự hiện diện của trí tuệ và nét dịu dàng trong bức “Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng trong vườn”, nó sắc sảo về hình thức và màu sắc đối lập đầy tế nhị. Thánh nữ lướt các ngón tay dài, mảnh mai của bà trên người Chúa Con đang ngủ say, như tả sự che chở, các nụ hồng kết sau lưng bà, giống một chiếc ngai lót nệm, làm ý thức rằng, cả hai tạo vật đáng mến kia của Thượng đế, đều cần chỗ dựa êm ái; nền sậm tả bóng đêm, được ánh sáng đọng lại trên quả và lá cây, gây nên hiệu quả tinh tế.

Bức “Thánh Nữ Lucy", Francesco del Cossa vẽ năm 1470, khổ 56 x 79cm.

Bức “Thánh Nữ Lucy”, Francesco del Cossa vẽ năm 1470, khổ 56 x 79cm.

Francesco del Cossa (1435-1477) đã nhân cách hóa sự chân phương đến độ vô tư. Dù Cossa theo trường phái Ferrarese nhưng bức “Thánh nữ Lucy” của ông lại thuộc truyền thống Florence, nó được viền cạnh theo phong cách Mantegna và đượm nét thời đại với cách phối kết màu kim loại, đặc trưng của ông, trong khi Tura thường tạo hiệu ứng nhẹ nhàng lại có liên quan hơn đến phong thái hội họa của trường phái Mantegna, dáng thanh lịch trong phương tiện thể hiện mới mẻ của sơn dầu.

Bức Thánh nữ Lucy của Cossa, thể hiện một nhân vật đồ sộ, tạo ảnh hưởng nổi bật trong bầu không khí rực rỡ bao quanh bày chúng ta phải tinh mắt mới nhận ra vầng sáng phát ra ở bà, không phải từ các bông hoa mà từ đôi mắt uy nghiêm. Nhân vật Lucy, đã bị kể lại sai lệch với việc bị hành hình (bằng cách móc mắt) và biểu tượng ghê tởm này, đã luôn đi kèm với hình mô tả về bà.

Bức “Vợ con tướng Hasdrubal", ErCole de Roberti vẽ năm 1480/90, khổ 30,5 x 47cm.

Bức “Vợ con tướng Hasdrubal”, ErCole de Roberti vẽ năm 1480/90, khổ 30,5 x 47cm.

Người cuối cùng trong các họa sĩ vĩ đại của xứ Ferrara là Ercolo de’ Roberti, đã cố duy trì các công thức sáng tạo cổ điển và mực thước của bộ ba bậc thầy Mantegna – Tura – Cossa. Bức “Vợ con tướng Hasdrubal” có thể là một tác phẩm khác thường nhưng chúng ta lập tức cảm nhận vẻ cứng nhắc của ba mẹ con này; họ đau đớn trong cử chỉ cuồng loạn, tuy nhiên lại có nét tĩnh lặng bất động như trong các tượng điêu khắc.

CAPACCIO: NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Vittore Carpaccio (1455/ 65-1525/26) dù lúc đầu theo trường phái Venice nhưng rõ ràng bị tác động bởi các họa sĩ vĩ đại của trường phái Ferrara và bởi cả hai anh em Giovanni Bellini là Gentile. Chắc chắn là Carpaccio đã được giáo dục bởi vị trưởng bối của Bellini là Jacopo, và từng làm phụ tá cho Giovanni.

Yếu tố riêng của ông là tài năng kể chuyện, khi đó ông có bản năng quán triệt sự việc. Các chi tiết trong tác phẩm của ông thâm thúy ở chỗ chúng biến thành những phương tiện truyền đạt thông tin tiềm ẩn, tuy nhiên ông lại là một họa sĩ rất tinh tế, ông có thể dùng các chi tiết đơn giản làm phương tiện đắc lực để nêu ra kết cục trong tác phẩm của mình.

Bôn đào sang Ai Cập”, Vittore Carpaccio vẽ năm 1500, khổ 112 x 72cm

Bức “Bôn ba sang Ai Cập”, Vittore Carpaccio vẽ năm 1500, khổ 112 x 72cm

Carpaccio đã vươn khỏi tầm nghệ thuật tạo hình thông thường ở bức “Bôn ba sang Ai Cập” có thể không trình bày với chúng ta các nhân vật hoàn toàn cao trọng, ông vẽ Maria hết sức lộng lẫy, rõ ràng đã dùng áo choàng lụa hoa hồng đỏ của bà để trang hoàng cho áo chẽn của Thánh Giuse. Nhưng sự giải thoát nhẹ nhõm cho tâm hồn đã bị quên lãng trong ánh huy hoàng của toàn cảnh. Dưới bầu trời hoàng hôn sao có thể sống động đến vậy, chúng ta thấy tại sao Carpaccio lại tạo ấn tượng ngầm nói lên thiên tài của ông. Khi ông vẽ bầu trời sáng rực, bao trùm toàn thị trấn dung dị bên hồ và khung cảnh nên thơ quanh đó, ông không cố tạo ấn tượng, lãng mạn, mà vẫn cứ ấn tượng, lãng mạn và lại hết sức thuyết phục. Hoàn toàn có vẻ quyến rũ kiểu Gothic, được ông cố ý cài vào các vòng truyền thuyết của Carpaccio, như trong bức tranh vui nhộn “Giấc mơ của Thánh Ursula”.

Bức “Giấc mơ của Thánh nữ Ursula”, Vittore Carpaccio vẽ năm 1494, khổ 265 x 275cm.

Bức “Giấc mơ của Thánh nữ Ursula”, Vittore Carpaccio vẽ năm 1494, khổ 265 x 275cm.

Đây là một trong các tranh Carpaccio vẽ để tưởng niệm nữ Thánh Ursula. Bà là một công chúa huyền thoại ở xứ Breton, người đã dẫn đầu đoàn hành hương đến La Mã, gồm 11.000 trinh nữ và họ đều được cải đạo vào Thiên Chúa. Câu chuyện kết thúc với cảnh cả đoàn trinh nữ bị tàn sát bởi bọn lính dã man Huns. Chiếc giường nhỏ tinh tươm, có nữ thánh đang say ngủ, với một dáng vẻ hấp dẫn khôn tả. Vẻ đẹp này, làm sống mãi nét anh thư khi bà thoát khỏi sự “tuẫn Đạo”, càng tăng ý nghĩa khi thiên thần xuất hiện trong phòng, tay cầm cành cọ biểu lộ sự chiến thắng. Nét ghi nhận xuất thần của Carpaccio từ thế giới vật chất đã cho các sử gia một cái nhìn thực tế của thành viên trong thế kỷ 15. Sự thể hiện trung thực này có thể thấy được do hình vẽ góp thành từ nhiều phần chắp nhặt được, tái hiện trong tác phẩm của họa sĩ nữa ở Viên vào thế kỷ 18, đó là Canaletto.

 

Credit

Image from Wikimedia.com

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 15: Thời Phục Hưng ở Venice đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Hai 5, 2018
Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z