fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Các bước xây dựng Portfolio cho nhiếp ảnh gia

“Ảnh mình chụp đẹp vậy mà sao không có ai thuê nhỉ?”

“Ơ mình chụp xong rồi, hậu kỳ cũng lung linh rồi, làm gì tiếp theo bây giờ?”

Bạn có đang thấy quen thuộc không? Hẳn rồi, đã là nhiếp ảnh gia, chẳng có ai lại chưa từng đối mặt với những câu hỏi trên. Và lời giải đáp cho chúng chỉ có MỘT.

PORTFOLIO!

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

@picjumbo.com

Đã qua rồi cái thời khách hàng hì hục tìm kiếm tên bạn, đánh giá năng lực của bạn qua triển lãm, hay các bộ sưu tập; mà thực hiện những điều ấy qua Portfolio – bộ mặt mà bạn muốn thể hiện ra cho cả thế giới thấy rằng: Bạn là ai, và bạn tài giỏi cỡ nào.

Một bức ảnh đẹp cần trải qua ba công đoạn: Tiền kì, chụp và hậu kì.

Portfolio cũng vậy, thậm chí càng cần phải trau chuốt hơn, bởi đó là bộ mặt của bạn trước khách hàng. Tùy từng nhiếp ảnh gia mà có những nguyên tắc khác nhau, nhưng tổng kết lại cũng chỉ gói gọn trong 4 bước cơ bản: Chuẩn bị, lựa chọn, quản lý và sắp xếp ảnh.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

@picjumbo.com

Đừng nghĩ rằng có thể “tay không bắt giặc” mà bỏ qua Portfolio, bạn sẽ dùng đến chúng khi đi xin việc, khi chuẩn bị mở triển lãm, hay đơn giản portfolio là nơi bạn show ra những bức ảnh bạn đã chụp.

Vậy bạn hiểu Portfolio là gì? Giải thích một cách đơn giản, Portfolio là hồ sơ năng lực, bao gồm thông tin cá nhân, kinh nghiệm, và quan trọng nhất là các công việc tiêu biểu bạn đã làm. Với sự phát triển của các trang chia sẻ hình ảnh như 500px, instagram… bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình một portfolio đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng cho khách hàng. Trong bài viết dưới đây Chimkudo sẽ đề cập tới các bước để xây dựng Portfolio cho nhiếp ảnh gia. 

Ok, vào luôn phần chính nào.

Bước 1: Xác định công chúng mục tiêu.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Những ai sẽ muốn xem portfolio của nhiếp ảnh gia? Bạn muốn họ thấy vui vẻ, thích thú hay bị shock với những bức ảnh bạn chụp? Chắc hẳn không ai muốn xem các bức hình bình thường, nhan nhản trên mạng. Người xem sẽ bị ấn tượng với phong cách độc đáo, thể hiện “chất” riêng của nhiếp ảnh gia. Chính vì vậy, hãy lựa chọn ảnh kỹ càng, đặt mình vào vị thế người xem để biết họ muốn những bức ảnh như thế nào, muốn cảm nhận được điều gì khi xem ảnh. Chẳng hạn, bạn chuyên chụp food, vậy những người tìm đến bạn có thể là chủ nhà hàng, quán cafe hoặc 1 doanh nghiệp sản suất bánh kẹo.

Hãy xác định đối tượng mục tiêu muốn hướng đến, việc này sẽ giúp định hình phong cách Portfolio của bạn.

Bước 2: Lựa chọn format.

Nếu như trong quá khứ, các nhiếp ảnh gia phải in ảnh, sắp xếp chúng thì sự phát triển của công nghệ đã giúp nhiếp ảnh gia có thể xây dựng Portfolio thông qua  cộng đồng miễn phí như 500px, Instagram. Tuy nhiên, nếu có thể, Chimkudo khuyên bạn nên sở hữu cho mình một website cá nhân.

Lý do tại sao ư? Website riêng mang tính cá nhân và chính thức hơn, bạn có thể tùy biến thiết kế, sắp xếp portfolio theo phong cách bản thân, khi đó website cá nhân sẽ phản ánh phần nào “cái tôi” của nhiếp ảnh gia. Nếu e ngại về phí mua và  duy trì website, bạn hoàn toàn có thể sử dụng 500px, Wix, Squarespace, WordPress như phương án thay thế.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Bạn có thế sử dụng Instagram làm Porfolio – @Instagram.com

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Hoặc 500px – @500px.com

Bước 3: Chọn ảnh.

Ansel Adams đã từng nói “12 bức ảnh đẹp trong 1 năm đã là một thành công”.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Nhiều chưa chắc đã tốt, mà ít chưa chắc đã không hay – @picjumbo.com

Bạn thấy đó, nhiều nhiếp ảnh gia đã chụp hàng ngàn bức ảnh, nhưng họ đâu có trưng hết cả ngàn bức ảnh đó lên Portfolio của mình đâu? Không cần phải lựa chọn quá nhiều ảnh, hãy chú tâm đến chất lượng. Tôi nghĩ rằng khởi đầu với 20-30 bức ảnh là vừa đủ cho bộ Portfolio của một nhiếp ảnh gia mới vào nghề. Một mẹo nhỏ nữa, hãy nhờ thêm một người đáng tin cậy, có con mắt chuyên môn để chọn ảnh cùng bạn, nhằm đảm bảo sự khách quan cao nhất.

Bước 4: Sắp xếp.

Cũng quan trọng như việc hậu kỳ sau khi chụp ảnh, đối với portfolio, bạn cần chia chúng thành các mục nhỏ. Có thể chia theo các thể loại nhiếp ảnh khác nhau (portrait, landscape, fine art) hay theo các giai đoạn thời gian để thấy sự khác biệt về phong cách, gu thẩm mỹ hiện tại và trước đó vài năm.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Nhiều nhiếp ảnh gia nghĩ rằng chỉ cần chọn ảnh đẹp và đưa chúng vào Portfolio là xong, ngồi đợi khách hàng tìm đến mình thôi. Nhưng đâu có dễ dàng vậy, nhiều bức ảnh đẹp nhưng không được sắp xếp, chia theo các mục rõ ràng sẽ khiến người xem bị rối mắt và không biết rõ đâu mới là thế mạnh của nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên bạn cũng cần chia chúng theo cách đơn giản nhất có thể, tránh trường hợp có đến mười mấy hai mươi thư mục nhỏ, và lại một lần nữa bạn sẽ làm người xem bối rối.

Bước 5: Hỏi người có kinh nghiệm.

Tới đây là gần xong rồi, chỉ còn một bước cuối cùng nữa thôi. Sau khi hoàn thành portfolio, hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta. Họ có thể chỉ ra điểm yếu trong portfolio của bạn, đồng thời đưa ra những lời khuyên về cách lựa chọn ảnh, cách trình bày ảnh trong Portfolio.

Đừng sợ những lời chê bai chỉ trích, nhiếp ảnh cũng là quá trính sai rồi sửa, và Portfolio cũng vậy. Nhưng hãy giữ cho mình chính kiến, dẫu sao đó cũng là Portfolio của bạn cơ mà, chẳng ai có thể hiểu chúng hơn bạn.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Hãy hỏi ý kiến những người có nhiều kinh nghiệm – @picjumbo.com

Xong rồi đó, giờ là lúc đưa portfolio tới công chúng. Hãy cho gia đình, bạn bè xem và nhận góp ý từ họ. Nếu có thời gian, trong bài viết tới tôi sẽ chia sẻ thêm các tips trong quá trình bạn xây dựng portfolio. Chúc bạn may mắn!

Credit

——————————–

– Bản quyền bài viết thuộc về @ChimkudoPro – Lighten your values

@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

Tháng Chín 12, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.