fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Chụp ảnh sản phẩm – Dễ hay khó ?

Hôm nay tạm gác lại các kiến thức về Chụp ảnh sản phẩm, chúng ta quay trở lại ở mức tổng quan nhất để xem xét, đánh giá và nhận định về lĩnh vực Nhiếp ảnh này, để trả lời câu hỏi Chụp ảnh sản phẩm là dễ hay là khó, Nhiếp ảnh studio có tốn kém không….vv

Theo Chim, lĩnh vực nhiếp ảnh này cũng như các lĩnh vực khác đều có cái dễ và cũng có cái khó, đi từ cái dễ trước cho dễ thở nhé :)). Sau đấy Chim sẽ dùng cái Dễ này để nói về cái Khó.

chimkudo-chup-anh-san-pham

– DỄ:

+ Dễ học: Giống như các thể loại nhiếp ảnh khác, Nhiếp ảnh sản phẩm nói riêng và studio nói chung dễ tìm được các hướng dẫn, thông tin, bài viết hay chia sẻ trên Internet. Đặc biệt với sự xuất hiện của Youtube, đã đưa mức dễ dàng này lên 1 tầm cao mới =)).

+ Ít phải sáng tạo: Đừng ném đá vội, đợi giải thích đã =)). Ý là nếu chỉ chụp sản phẩm theo 1 kiểu đơn giản(nền trắng, nền đen, vật tĩnh..) thôi thì chỉ cần học một thời gian là có thể làm tốt. Ảnh đưa lên web bán hàng ở mức chấp nhận được.

+ Đầu tư ít tốn kém: Nhiều người nghĩ rằng đầu tư studio chụp ảnh sản phẩm ít tốn kém. Nếu chỉ để chụp chơi thì công nhận là chỉ cần khoảng 10tr đã có tàm tạm đủ thiết bị để tha hồ mà nghịch. Máy ảnh cũng không cần phải quá xịn, mua cái body cũ tầm 6-7tr, thêm con 50 f1.8 thần thánh nữa là đủ rồi.

 

Nào bây giờ bắt đầu tới cái Khó =))

– KHÓ

+ Không dễ học: Mình rất tâm đắc 1 câu nói:”Làm cái gì, dù nhỏ nhất một cách tử tế cũng không đơn giản“. Nói là tài liệu trên Internet nhiều, phong phú nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, các bài viết mang tính học thuật, bí quyết nghề nghiệp…nếu có thì cũng ít. Dù có thì người mới tiếp cận đọc thường không thấy liên quan gì lắm bởi lên tới trình độ cao, người ta lại quay trở lại các kiến thức căn bản nhất của nghệ thuật nói chung. Cũng như các lĩnh vực khác, để có thể trở thành một nhiếp ảnh gia Chụp sản phẩm giỏi thì yếu tố chăm chỉ là tiên quyết. Đặc thù của lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác của nhiếp ảnh là ở chỗ Nhiếp ảnh sản phẩm đòi hỏi rất nặng về kiến thức kĩ thuật. Nói một cách cụ thể hơn, làm việc với các thiết bị ánh sáng và các loại vật liệu thì phải hiểu về chúng rất rõ, từ đó mới có thể cho ra những hiệu ứng mong muốn. Không có cái gì là phá luật ở đây cả, phá luật là phá ảnh bởi tính chất vật lý là không thay đổi. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều nhận định rằng:“Professional is time”. Chúng ta ko thể trở nên giỏi chỉ trong vòng vài tuần, vài tháng….mà phải tính bằng năm. Ăn xổi thì dễ nhưng không ăn được lâu, nhanh chán. Một số người mới chụp tự tin cho rằng có thể dùng PS để cứu vãn những yếu kém về kĩ thuật. Đúng là như thế nếu chúng ta chỉ chụp 1 vài ảnh/tuần vì để khắc phục các nhược điểm này bằng Photoshop, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Nếu như thế, khi làm thương mại, với sức ép hàng trăm ảnh/tuần thì chúng ta sẽ làm sao ??? Vì thế, nếu xác định đi theo nhiếp ảnh sản phẩm lâu dài, chúng ta hãy đầu tư thời gian vào học tập và nghiên cứu để có được một nền tảng kĩ thuật tốt, sau đó bắt đầu tới…mục dưới.

chup-anh-san-pham-chup-anh-quang-cao-chimkudo

+ Sáng tạo để khác biệt, sáng tạo để tồn tại: Nếu chỉ chăm chăm chụp ảnh trên nền trắng, nền đen thì chúng ta không khác gì một cái máy. Lighting setup set 1 lần dùng cả đời =)) Thế thì các Nhiếp ảnh gia chụp Sản phẩm, quảng cáo sống bằng cái gì ? Nói xa hơn, sáng tạo là cái phân biệt nhiếp ảnh gia này với nhiếp ảnh gia khác, cái làm nên cái chất của từng người, cái mà khách hàng khó tính đòi hỏi. Cũng chính yếu tố này tạo nên giá trị cho thương hiệu của các cá nhân và tự thúc đẩy mỗi người tiến lên, tạo động lực, làm tươi mới lại cảm xúc. Nhiều người thích phát luật trong khi không biết luật, thế thì phá bằng cái gì ??? Như thế cũng giống như không cho trẻ con đi học mà bảo chúng làm thơ, viết văn. Kiến thức cơ bản có thể đi học nhưng sáng tạo thì không thể học. Khi đã thuần thục về kiến thức cơ bản, mỗi người sẽ bắt đầu có những con đường riêng của mình, định hình được phong cách riêng – và như thế họ tồn tại được trong một dòng chảy khắc nghiệt của thị trường nhiếp ảnh bú dù như hiện tại – nơi ai cũng có thể chụp ảnh. Mình còn nhớ một lần đang lang thang ở khu đài phun nước Pantheon ở Rome, đang loay hoay cố chụp được trọn vẹn cái đền thờ này thì gặp 1 nhiếp ảnh gia người Ý, ông ý hỏi là mình đang chụp cái gì, mình trả lời là chụp cái điện Pantheon. Ông ta bảo một câu:”Nếu bạn cần cái ảnh đẹp về cái Pantheon này thì sao không lên Internet, vì trên đấy có rất nhiều và miễn phí, sao phải tự đi chụp cho vất vả”. Để tiến xa hơn, chúng ta phải tự biết chán bản thân để thay đổi, thay đổi và thay đổi.

chup anh san pham - chimkudo - splash art (6)

+ Đầu tư ít tốn kém: Khi đã bước chân vào con đường chuyên nghiệp, không có cái gì là rẻ. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu, chúng ta sẽ ước tính được số tiền đầu tư cho các thiết bị studio chuyên nghiệp nó đắt như thế nào. Một chiếc ô phản sáng chúng ta có thể mua 120k, nhưng cũng có loại ô phản nhưng giá khoảng 100 triệu. Đèn đóm 1-2tr cũng có thì cũng sẽ có những loại 40-50tr/cái…..hỏi khác biệt là ở đâu. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì có nói thì các người mới bắt đầu cũng không hiểu. Tốt nhất là chúng ta mua rồi dùng, dùng và thử nghiệm dần rồi sẽ thấy bộc lộ ưu và nhược điểm. Nếu chỉ nghe theo các reivew trên mạng chúng ta sẽ vô tình đầu tư quá nhiều tiền cho các tính năng thừa. Hãy tự dùng rồi rút ra kinh nghiệm cho chính mình, cũng như vậy với mỗi khi chúng ta nâng cấp máy ảnh. Quan điểm của Chim và nếu chúng ta liệt kê ra được vài yếu điểm của chiếc máy ảnh hiện tại làm ảnh hưởng tới công việc của chúng ta mà không thể khắc phục dễ dàng được thì lúc đó hẵng nâng cấp bởi chạy theo công nghệ là một con đường vô tận. Đầu tư cho 1 studio có thể 10tr, 100tr hay 1 tỉ cũng là vẫn thiếu. Chim có thể đưa cho mọi người 1 danh sách các thứ cần mua nhưng mua về dùng thế nào mới là quan trọng 🙂

Ngoài đầu tư vào thiết bị, thiết nghĩ hơn chúng ta cũng nên đầu tư vào nền tảng nghệ thuật nếu muốn tiến xa hơn. Muốn giữ được ngọn lửa sáng tạo và đam mê, chúng ta cần một nền tảng để trên đó phát triển, đó chính là nền tảng của nghệ thuật thế giới, hay nói cách khác là cải thiện thẩm mỹ. Nếu muốn chỉnh sửa ảnh tốt, hãy đọc các sách vở về màu sắc, về bố cục..trước. Muốn chụp ảnh đẹp hãy đọc và hiểu về ánh sáng trước. Muốn tạo phong cách riêng, bắt được xu hướng….hãy tìm hiểu về nền nghệ thuật thế giới trước…Nếu không có những thứ này, ko bao lâu chúng ta sẽ chán công việc chúng ta đang làm……và sau đó là làm vật vờ, sống dật dờ, không định hướng.

 

Một năm nhìn lại, chúng ta có thấy ảnh của mình khác so với năm ngoái không ???

0 responses on "Chụp ảnh sản phẩm - Dễ hay khó ?"

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.