fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Đánh sáng ba điểm trong chụp chân dung

Một trong những cách bài trí ánh sáng dễ dàng và phổ biến nhất khi chụp ảnh chân dung là đánh sáng ba điểm. Với kiểu ánh sáng này, nhiếp ảnh gia có thể rất dễ dàng tạo ra những bức ảnh theo hơi hướng cổ điển; hoặc chỉ bằng cách di chuyển vị trí đèn, họ còn có thể đem lại cá tính mạnh cho bức hình.

Ở video lần này của Adorama, Daniel Norton chỉ cho người xem cách thức để nhanh chóng tạo ra những bức chân dung đẹp với phương pháp đánh sáng ba điểm. Phương pháp này cho phép người chụp linh hoạt thay đổi giữa phong cách trẻ trung cá tính và phong cách nghiêm túc trang trọng rất dễ dàng, và đây cũng là cách thức chiếu sáng ưa thích của tôi mỗi khi chụp chân dung. Trong video, Norton sử dụng bộ đèn Profoto bao gồm một đèn B1x 500 AIR TTL, một đèn B2 250 Air TTL, một Softbox 2×3 OCF, một stripbox 1×3 OCF và một grid OCF. Nếu chụp trong môi trường studio không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ bên ngoài, bạn hoàn toàn có thể đạt được một bức ảnh tương tự chỉ với đèn speedlight. Thậm chí, Daniel còn nói bạn có thể dùng chỉ hai đèn và một reflector.

SETUP THỨ NHẤT: CHÂN DUNG CỔ ĐIỂN

Đây là cách sắp xếp ánh sáng 3 điểm cổ điển trong chụp chân dung để đảm bảo có được những bức ảnh “đạt chuẩn”. Đầu tiên, đèn background light gắn grid được đặt sau lưng đối tượng để tạo ra một quầng sáng trong khung nền. Đèn seperation light (hair light) cùng với stripxbox 1×3 đặt đằng sau, không chiếu trực tiếp vào đối tượng mà chỉ đánh viền để tách đối tượng khỏi background tốt hơn. Cuối cùng, đèn key light được đặt ở góc 45 độ với đối tượng hướng xuống 45 độ để tạo khối cho khuôn mặt. Lưu ý, khi chụp với mẫu là nữ, chúng ta nên đưa đèn ra hướng chính diện để tạo ánh sáng ít shadow hơn, mềm mỏng nữ tính hơn.

Thông số máy ảnh: 1/250s, f8, ISO 100

Qua ba trường hợp đánh sáng trên, chúng ta có thể thấy được hiệu quả của việc đánh sáng ba điểm.

Khi chỉ chiếu sáng bằng key light, bức ảnh thu lại có tính căng thẳng hơn. Nền đằng sau tối khiến cho chủ thể bị chìm với hậu cảnh.

Khi bật thêm seperation light gắn stripbox, khuôn mặt được tạo khối mạnh hơn ở phần bên phải. Nền cũng sáng hơn do ánh sáng lan tỏa và có sự phân cách rõ nét hơn giữa chủ thể và background.

Với cả ba đèn được bật, đối tượng được tách hẳn so với nền, tạo ra một bức ảnh chân dùng đậm chất cổ điển.

SETUP THỨ HAI: FILL LIGHT

Ở ví dụ thứ hai, Daniel giữ nguyên vị trí key light. Đèn gắn stripbox 1×3 được di chuyển lên trước mặt mẫu để sử dụng làm fill light. Fill light có chức năng giảm thiểu những vùng tối trên khuôn mặt, giảm bớt sự kịch tính của bức ảnh. Đèn gắn grid bây giờ có nhiệm vụ làm seperation light ngăn cách đối tượng khỏi nền.

Có thể rõ ràng thấy so với setup lighting thứ nhất, khuôn mặt của mẫu đã được chiếu sáng đều hơn. Vùng tối ở bên phải khuôn mặt tiêu giảm rõ rệt, tuy nhiên background không còn vùng sáng như ở setup ban đầu. Cách đánh sáng như trên khiến cho khuôn mặt trở nên ưa nhìn hơn, nhưng cũng làm mất đi phần nào cá tính của bức ảnh, đặc biệt là với người mẫu nam.

Bạn đọc có thể xem video full tại đây:

KẾT LUẬN:

Cái hay của đánh sa ba điểm là sự đa dạng về thần thái của bức ảnh nhờ việc di chuyển hướng chiếu sáng của mỗi chiếc đèn. Ba đèn nghe có vẻ không nhiều, nhưng cũng là thừa đủ để bạn bộc lộ được những cảm xúc mong muốn trong những tấm chân dung. Dù công cụ có ít hay nhiều, chính sự sáng tạo của người đằng sau máy ảnh mới là thứ mấu chốt để làm nên một bức ảnh đẹp.

Credits:
Trích nguồn bài viết của JT Blenker tại: fstoppers.com
Dịch và chú giải bởi Chimkudo Academy. Yêu cầu không trích dẫn nếu chưa được sự đồng ý.

 

Bài viết Đánh sáng ba điểm trong chụp chân dung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Hai 5, 2020
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.