fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Cơ bản về noise

Về cơ bản, noise ảnh dễ được nhìn thấy dưới dạng các chấm lốm đốm được phân bố trên một bề mặt mịn, đặc biệt là ở các vùng tối và sẫm màu. Noise là thuật ngữ trong nhiếp ảnh số, nó có thể được so sánh với  grain trên film – cũng là một dạng noise. Nói chung, một tấm ảnh xuất hiện nhiều noise thì chất lượng càng thấp. Việc một tấm hình có ít hay nhiều noise lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chứ không phải chỉ là ISO như nhiều người thường nghĩ.

Có 3 loại noise như sau:

– Random noise:

image-noise-random-sample-1

Noise được phân bố ngẫu nhiên, thường xuất hiện khi Tốc độ chụp nhanh, ISO cao

 

– Fixed noise:

image-noise-fixed-sample-1

Thường xuất hiện khi thời gian chụp chậm, nhiệt độ môi trường cao.

 

– Banding noise(shadow noise):

image-noise-banding-sample-1

Noise xuất hiện cũng với các kẻ sọc, thường gặp khi chúng ta tăng sáng ở các vùng tối. Loại noise này còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ sản xuất cảm biến của các hãng(Canon được cho rằng là ít noise hơn Nikon ở cùng phân cấp nhưng thằng Nikon thì luôn tự hào vì AF cực nhanh).

Một ví dụ nữa về nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng tới lượng noise sinh ra trên sensor như ở hình bên dưới. Bên trái là ảnh trong điều kiện phơi sáng dài, nhiệt độ phòng. Ảnh bên phải cũng cùng thời gian phơi sáng nhưng nhiệt độ sensor ở -20 độ.

1781003_10202644894990987_703417681_o

Vậy thì ISO không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra noise như mọi người thường hiểu và tất nhiên noise xuất hiện càng nhiều thì ảnh càng bị mất chi tiết, chất lượng giảm đáng kể.

Một lầm tưởng phổ biến về noise và chất lượng ảnh nói chung nữa là mọi người hay cho rẳng ảnh càng nhiều chấm thì chất lượng càng cao và ngược lại. Điều này hầu hết là sai. Trong cùng một điều kiện chụp,  noise ảnh phụ thuộc khá nhiều vào kích thước của cảm biến ảnh. Nói chi tiết hơn, khi 1 pixel to hơn thì nó có khả năng hấp thụ ánh sáng nhiều và chi tiết hơn. Hệ quả là tái hiện màu sắc thật và ít noise hơn. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy như sau:

Nikon sensor by Kenrockwell

@KenRockwell

“Noise/chất lượng ảnh của các máy ảnh large format ở ISO 800 thì tương đương với ảnh từ các máy Full Frame ở ISO 200, và các máy crop ở  ISO 100. Nếu xét về các máy ảnh ống kính rời và các máy PnS thì kết quả là sensor của DSLR cho ra ảnh ở ISO 400 còn ít noise hơn và của PnS ở ISO 100.

Bảng sau đây cho thấy sự khác biệt về kích thước của sensor với các loại máy ảnh khác nhau:

image-1382342418-dslr-vs-compact-7

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng khi các bác pro dùng large format chụp ở ISO 100 thì chúng ta đừng có mơ đạt được chất lượng ảnh tương tự khi cầm DSLR và set ISO 100 nhóe :))))

Các smart phone bây giờ dù công nghệ có tăng số chấm tới đâu đi chăng nữa mà không tăng kích cỡ cảm biến và chất lượng chế tạo thì chất lượng ảnh cũng chỉ là fake do phần mềm, khi zoom ra 100 sẽ thấy màu thì bết, ảnh ko tươi tắn. Điển hình nhé, nhìn vào con Nokia 808 pureview hay mấy con pureview sau này, ko cần bàn cãi là nó cho ra chất lượng ảnh đỉnh cao so với đám còn lại, chấp hết đám 5S hay S5 :))

sensor-sizes

@hardwarezone.com

Chốt lại, trong nhiếp ảnh, đặc biệt là product và high-end portrait retouch thì phải kiểm soát noise ít nhất có thể và mua full-frame hay large format :)))))), không quên ISO 100.

 

Giờ tới cách giải quyết.

Giải quyết về mặt vật lý: Mua mediaum-format(đùa đấy, đắt lắm :))), mua FX, mua DX(crop)….., chỉ chụp ảnh trong mùa đông =))….

Giải quyết khi chụp: Chụp RAW, sẽ dễ nâng sáng và xử noise hiệu quả hơn JPG nhiều.

Giải quyết khi hậu kì thì có rất nhiều:

Nếu bản thân Photoshop thì ta có thể sử dụng các tool như Filter—>Blur—>Gaussian Blur và Noise –> Median, trong đó Median làm giảm noise nhưng giữ lại các border, khá lý tưởng trong Product retouching.

Plug-in: Nổi tiếng nhất thì vẫn chỉ có 1 vài, có thể kể ra: Noise Ninja, Topaz Denoise nhưng mà hướng của Topaz có vẻ nghiêng về kiểu Median của PS hơn. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào tùy chỉnh từng filter.

Nói chung là noise có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng của tấm hình, tuy nhiên trong 1 vài trường hợp thì có noise sẽ giúp bức hình truyền tải được một thông điệp nào đó mạnh mẽ hơn, ha ha, TÙY :))

 

Chúc cả nhà chụp ảnh ít noise hoặc noise đẹp !

 

– Bản quyền thuộc về Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –

@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

 

1 responses on "Cơ bản về noise"

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.