fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

05 lỗi cơ bản trong dự án chụp food đầu tiên

Trở nên “giỏi” hơn trong chụp food nói riêng hay commercial nói chung là cả một quá trình lâu dài. Tôi đã từng theo học những nhiếp ảnh gia có tới 30 năm kinh nghiệm mà vẫn nói những thứ tương tự như, “Tôi vẫn còn đang học thêm nhiều điều về ánh sáng” hoặc “Nhiếp ảnh là lĩnh vực mà bạn sẽ không thể nào thật sự làm chủ được”.

Mười năm sau lần đầu bấm máy chụp hình, tôi vẫn còn đang học hỏi thêm. Tôi học được nhiều điều sau mỗi job mà tôi làm. Mọi shoot hình đều là một thử thách mới. Nhiếp ảnh thật ra là giải quyết vấn đề về ánh sáng, và có rất nhiều điều bạn cần phải biết.

Bộ ảnh food đầu tiên được trả tiền mà tôi chụp là buổi chụp hình hai ngày tại một nhà hàng. Tôi có đi cùng một bạn trợ lí. Khách hàng hoàn toàn dễ tính và hài lòng với mọi thứ tôi làm.

Tôi đã từng học về nhiếp ảnh trước đó, nhưng việc là một food blogger vài năm mới là điều đã khiến buổi chụp của tôi suôn sẻ hơn. Tôi đã có cho mình rất nhiều kinh nghiệm set-up ánh sáng, bố cục và làm việc cùng ánh sáng tự nhiên. Những điều ấy giúp tôi rất nhiều. Không có ai từng thắc mắc với tôi về kinh nghiệm hay thấy rằng tôi là một nhiếp ảnh gia non nớt trong nghề. Dù sao chăng nữa, tôi đã mắc phải một số những sai lầm.

Và hôm nay tôi sẽ chia sẻ chúng với bạn, để bạn sẽ không mắc phải chúng nữa.

PROB 01: KHÔNG HỎI VỀ KHỔ ẢNH NGANG HAY DỌC

Một trong những điều quan trọng phải nhớ trước khi bắt đầu một buổi chụp hình là hỏi khách hàng họ cần ảnh khổ dọc hay khổ ngang.

Chụp ảnh food thường được chụp theo khổ dọc vì đó là cách chúng thường xuất hiện trên những cuốn sách nấu ăn hay trên tạp chí. Đó gần như là cách chụp đồ ăn hấp dẫn nhất trong food photography.

Dù sao thì, nhiều khách hàng cũng cần hình ảnh để up lên website của họ. Nhiều trang web hiện đại cần ảnh chụp chiều ngang, crop hai đầu trên và dưới của ảnh. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải chụp góc rộng hơn.

Tôi đã không biết điều này khi tôi bắt đầu chụp ảnh, nên tôi không bàn chuyện này trước với khách hàng, và họ cũng chẳng bao giờ nói về điều đó. Kết quả là ảnh của tôi trên website của họ bị cắt đi rất nhiều và yếu tố quan trọng nhất trong bố cục của tôi cũng bị cắt đi mất.

Vậy nên hãy hỏi khách hàng trước về vấn đề này. Trong buổi chụp nhà hàng gần đây nhất, tôi đã chụp một vài bức hình ngang, tùy theo yêu cầu của nhà hàng. Chụp cả hai chiều sẽ làm buổi chụp mất thời gian hơn, không chỉ di chuyển máy ảnh mà còn phải sắp xếp lại bố cục. Tôi chụp một loạt ảnh chiều dọc, rồi sau đó đổi sang chiều ngang.

Tóm lại, khách hàng sẽ ko bao giờ bảo bạn họ cần ngang hay dọc vì trong đầu họ không bao giờ có hình dung là ảnh lên website sẽ thế nào. Họ tin là book bạn ảnh sẽ đẹp, thế thôi.

PROB 02: KO LÊN SHOTLIST TRƯỚC KHI CHỤP

Những nhiếp ảnh gia tôi từng làm việc cùng đều biết rằng tôi cằn nhằn mãi về vấn đề này: Bạn cần một shot list trước buổi chụp chứ không phải báo giá. Để có được báo giá, bạn cần phải có 1 shotlist liệt kê chi tiết các ảnh khách hàng muốn chụp và yêu cầu cụ thể.

Với các job nhỏ lẻ,  món ăn trên bàn tại nhà hàng sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ không hề giống như khi chụp với đèn flash. Chụp ảnh quảng cáo bao bì hay đồ uống đôi khi đồng nghĩa với việc dành nguyên một ngày chỉ để chụp 1-2 shot hình. Khi tôi chụp sách nấu ăn, mỗi ngày chúng tôi chỉ chụp được khoảng 5 shot.

Vào buổi chụp đầu, tôi khá bất ngờ khi biết rằng họ muốn tôi chụp khoảng 60 shot hình trong 2 buổi chụp 6 tiếng. May mắn là, lúc ấy là mùa xuân và nhà hàng đó có rất nhiều cửa sổ nhìn ra biển, nên tôi đã có thể  tận dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này khiến buổi chụp nhanh hơn và chúng tôi đã hoàn thành được job đó. Lần cuối tôi chụp tại nhà hàng là trong một quán pub, sử dụng đèn flash, nền và prop của tôi. Chúng tôi đã chụp 15 shot tổng cộng.

PROB 03: ĐĨA QUÁ TO

Đây là lỗi mà tôi đã thấy ở rất nhiều nhiếp ảnh gia mới bắt đầu đến với chụp ảnh tại nhà hàng. Những nhà hàng sang chảnh thường dùng một chiếc đĩa lớn chỉ để bày một chút đồ ăn.

Chúng trông thật chướng khi nhìn qua lens và khiến bức ảnh của bạn trở nên ngột ngạt, làm phân tâm người xem khỏi “nhân vật chính”. Bạn đang “rao bán” đồ ăn trong những bức hình của bạn – chứ không phải bán “đĩa”.

Hãy cố hạn chế sử dụng những chiếc đĩa trắng khi chụp hình thể hiện nhiều mood, hoặc dùng đĩa trắng cỡ lớn trên nền tối. Chiếc đĩa trắng sẽ tạo ra một mảng tương phản lớn và gây mất sự chú ý cho đồ ăn.

Nhiều khi đĩa trắng cũng phát huy công dụng của mình, tùy vào cách bày trí của đồ ăn. Đầu bếp trong bức hình trên rất giỏi trong việc trình bày đồ ăn, nhưng tôi vẫn phải thuyết phục anh ấy sử dụng một chiếc đĩa bé hơn. Nếu bạn chụp ảnh cho nhiều nhà hàng, hãy nhắc đến chúng trong mọi cuộc họp với khách hàng. Có một số nhà hàng muốn sự dụng đĩa và dao nĩa của họ, trong khi số khác thì muốn bạn mang theo prop và sáng tạo hơn trong việc styling để khiến bức ảnh trông giống như ảnh bìa tạp chí hơn.

PROB 04: BACKGROUND/BACKDROP QUÁ NHỎ

Khi tôi bắt đầu chụp ảnh food, tôi thường dùng nhiều loại vải lanh để làm nền thay vì làm ra những background riêng. Tôi không thích mang theo những mảnh gỗ nặng trịch tới buổi chụp, nên tôi vẽ lại chúng trên vải canvas. Điều ấy chẳng hề kinh tế chút nào và những tấm vải đócquá nhỏ để có thể chụp vừa khung hình. Cuối cùng thì tôi phải chụp trên nền khăn trải bàn trắng và mặt bàn trơn nhiều hơn là tôi muốn. Tôi không biết phải làm gì với vấn đề background khi tôi mới bắt đầu.

Bây giờ thì tôi in chúng trên những miếng vải lớn và đem theo chúng trong mọi buổi chụp. Chúng có thể cuộn được và cực kì nhẹ. Tôi cũng có những tấm vinyl và gỗ ván ép đẹp được thừa hưởng từ những nhiếp ảnh gia khác.

PROB 05: LẤY GIÁ QUÁ “BÈO”

Đây là lỗi mà tôi mắc phải trong buổi chụp hình đầu tiên và rất nhiều những buổi chụp sau đó.

Buổi đầu tiên tôi chụp ảnh cho một nhà hàng Trung Hoa cao cấp. Trong cuộc thảo luận với chủ nhà hàng và giới thiệu về dịch vụ của mình, tôi biết tôi đã sai khi tôi báo giá, họ nhìn nhau kinh ngạc và bắt đầu trao đổi bằng tiếng Trung một cách hào hứng.

Tôi không bị trả giá thấp, nhưng tôi biết tôi đã có thể lấy nhiều hơn thế. Tôi chụp trong 2 ngày với 1 người trợ lí rồi sau đó edit hơn 50 ảnh. Công việc khá là nặng.

Không may là, bị trả giá thấp là điều tôi làm trong một quãng thời gian dài vì tôi cần tiền và sợ mình không làm được việc. Khi bạn đưa giá quá thấp, giá trị của bạn cũng bị khách hàng đặt câu hỏi.

Những thứ bạn chụp đem lại giá trị. Chúng giúp bạn kiếm ra tiền và giúp bạn có nhiều khách hàng hơn. Hãy thử tưởng tượng một thế giới nơi mà quảng cáo không đi kèm với hình ảnh. Còn ai dám mua đồ nữa? Nhưng khi tất cả mọi người đều trả giá thấp, nó khiến nhiếp ảnh trở thành một lại hàng hóa và khiến nhiếp ảnh gia không thể tiếp tục hành nghề vì cái giá của việc duy trì quá cao.

Tôi biết rằng ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó, nhưng điều ấy không có nghĩa là giá của bạn thấp như bạn nghĩ. Dù tôi đã phạm phải một số sai lầm nhưng khách hàng vẫn hài lòng và không hề nhận ra rằng tôi chưa từng chụp ảnh chuyên nghiệp trước kia. Nếu ai đó sẵn lòng thuê bạn, nghĩa là sản phẩm của bạn có giá trị đối với họ.

Trên đây là những lỗi sai tôi đã mắc phải trong buổi chụp food đầu tiên của tôi. Mắc lỗi là một phần của quá trình học hỏi. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy cô đơn khi mới bắt đầu. Tôi hy vọng rằng bài biết này đã cho bạn một cái nhìn rộng hơn về những gì mà nhiếp ảnh gia phải trải qua và chuẩn bị cho bạn những điều cần thiết trước khi bắt đầu chụp ảnh food cho nhà hàng.

 

Credit

Bài viết gốc từ Gastrostoria
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý

Bài viết 05 lỗi cơ bản trong dự án chụp food đầu tiên đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo.

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.