fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

07 lỗi hay gặp phải trong still life

Với mình, nhiếp ảnh được xuất phát từ những nền tảng cơ bản của hội hoạ nói chung và nghệ thuật thị giác nói chung, đó là những đường nét, hình khối, mảng miếng, màu sắc, tương phản…Đặc biệt với chụp ảnh sản phẩm, hội hoạ tĩnh vật(still-life) là nền tảng cơ bản nhất. Ở still-life, chúng ta làm việc với các đối tương tĩnh, qua ngôn ngữ của ánh sáng, bố cục, màu sắc mà diễn tả phong cách và đặc điểm của sản phẩm một cách chính xác và cảm xúc nhất. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi qua 07 lỗi hay gặp phải trong quá trình vẽ/chụp các bức tranh/ảnh tĩnh vật để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong các dự án ảnh sản phẩm.

1. CHỤP/CROP QUÁ CẬN

Một câu nói rất nổi tiếng trong photography nói rằng: “Một bức ảnh đẹp là một bức ảnh có Đối tượng chính, Ngữ cảnh và Không gì cả”. Như vậy, ngữ cảnh(context) chiếm 50% sự thành công của một bức ảnh. Qua ngữ cảnh, chúng ta diễn tả tốt hơn phong cách, công dụng và không gian sử dụng của sản phẩm.

Hầu hết những ai mới tới với lĩnh vực Chụp ảnh sản phẩm đều tập trung quá nhiều vào đối tượng mà quên mất đi không gian ngữ cảnh của nó. Theo kinh nghiệm của mình, chúng ta nên để đối tượng chiếm nhiều nhất khoảng 50% diện tích của khung hình là đủ, khi đối tượng chính chiếm diện tích quá lớn, context bị thu hẹp và đối tượng thiếu đi khoảng không gian để “thở” và để “diễn”.

Shadow cũng là một phần của bức ảnh, đóng góp vào ý nghĩa và bố cục của hình ảnh.

Cách tốt nhất để bắt đầu khi bạn chụp một vật gì đó, ví dụ như hoa quả chẳng hạn, bạn hãy thử thêm 1 nửa cắt đôi của đối tượng ở bên cạnh, đó có thể là nửa quả chanh khi bạn chụp trà chanh, nửa quả hoăc vài múi đào khi chụp trà đào…hay đơn giản chỉ là nửa quả lựu bên cạnh một quả nguyên.

Thêm vào một mặt cắt giúp tăng sự đa dạng về shape và tạo sự tươi tắn, texture cho ảnh.

Nửa quả chanh giúp tăng sự tươi tắn và tạo cảm giác trà chanh hơn.

 

Sau khi đã làm chủ được tip trên, chúng ta bắt đầu “phức tạp hoá” các bức ảnh still bằng cách thêm vào các đối tượng khác.

Các đối tượng chúng ta thêm vào bắt buộc phải CÓ LIÊN QUAN tới chủ thể. Sự liên quan đó sẽ diễn tả ý đồ, mục đích của nhiếp ảnh gia muốn tạo ra cảm xúc gì ở người xem. Ở đây, chúng ta bắt đầu thêm vào 1 cái đĩa với màu xanh ngọc – màu complementary với màu hồng tím của quả lựu. Đĩa màu ngọc được thêm vào giúp khung hình tăng color contrast cho bức ảnh, khiến nó “gây chú ý” hơn.

Các đối tương như dao, thìa, dĩa…đều có thể sử dụng, miễn là chúng có liên quan tới đối tượng trong ảnh(vd dao để cắt, thìa để xúc, dĩa để xiên…đừng để dĩa cạnh cốc trà vì chẳng ai dùng dĩa khi uống trà cả trừ phi ăn kèm gì đó cần tới dĩa). Ở bức ảnh trên, khi thêm con dao vào, nó làm phong phú thêm shape cho bức ảnh, tạo sự đối lập giữa shape tròn trịa em dịu của quả lựu và sắc bén, thẳng thớm của con dao.

Con dao đặt nằm ngang khiến nó đen, contrast quá mạnh với mặt bàn, gây chú ý mà trong khi nó chỉ là props, đặt chếch nó lên để nó phản xạ nguồn sáng khiến nó bớt contrast hơn, bớt chú ý hơn. Đồng thời hướng của con dao cũng chặn hướng nhìn của người xem không trượt ra khỏi khung hình và hướng trở lại đối tượng chính.

2. ẢNH KHÔNG CÓ ĐỊNH HƯỚNG CHO NGƯỜI XEM

Khi xem ảnh, người xem sẽ đi theo 1 đường định hướng để rồi dừng lại và xem kĩ hơn đối tượng mà chúng ta muốn nhấn. Khi các đường định hướng(dẫn) ngược chiều, vuông góc hay tạo nên những “khúc gấp” quá mạnh sẽ làm bối rối cho não bộ của chúng ta không biết nên đi theo đường nào, dẫn tới sự khó chịu khi xem ảnh.

Hai đường song song nhau khiến người xem bị bối rối.

Chỉ cần xoay 1 trong 2 quả đi một chút, biến 2 đường song song thành 2 đường có điểm tụ ở đâu đó là thị giác sẽ ổn định và có điểm dừng.

3.  NHIỀU HÌNH KHỐI CÙNG KÍCH THƯỚC TẠO THÀNH MỘT HÌNH KHỐI DUY NHẤT


Ở bức ảnh trên, tất cả quả quýt hình tròn và cùng với bát tạo nên một hình tròn khá nhàm chán. Bây giờ chúng ta sẽ tạo nên nhiều shape hơn nhưng không đồng điệu về hình khối bằng cách lấy 1 quả quýt ra và đặt nó phía trước cái tô.

Quả quýt giúp phá đi sự luẩn quẩn nhàm chán của cái tô.

Giờ chúng ta tạo thêm shape bằng cách bóc vỏ ra và để sang bên phải phía trước cái tô.

Bây giờ, 3 đối tượng tạo thành 1 vòng quay thị giác tam giác giúp người xem không bị “bay ra” khói khung hình. Tuy nhiên “bước nhảy” giữa quả quýt và miếng vỏ hiện đang hơi xa, tạo hẫng nhất định cho mặt. Chúng ta thêm một mảnh vỏ nữa ở giữa và về phía trước, làm chậm và bước đệm cho mắt.

Bây giờ tiếp tục, bạn có để ý là hình dạng của quả quýt bên ngoài và các quả quýt trong tô giống nhau không ?

Chúng ta sẽ làm cho nó khác nhau đi 1 chút để tăng sự phong phú về shape cho bức ảnh,

Bây giờ mọi thứ trông đã tạm ổn, tuy nhiên chúng ta sẽ lấy thử 1 múi ra và để nó phía trước cái tô, hơi ăn vào cái tô 1 chút để tạo thêm độ sâu cho khung hình.

4. HƯỚNG ÁNH SÁNG ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG

Ánh sáng hiển nhiên đóng vai trò quan trọng nhất trong Nhiếp ảnh sản phẩm nói riêng và nhiếp ảnh nói chung. Với still-life, chúng ta thường muốn giả lập lại nguồn sáng tự nhiên(nếu trong trường hợp bạn dùng các nguồn sáng nhân tạo). Tuy nhiên, ánh sáng tự nhiên hay không thì hướng ánh sáng đóng vai trò quan trọng tới cảm nhận của người xem.

Bức ảnh với ánh sáng tới từ bên phải cho cảm giác hoàn toàn khác(có phần bức bách) so với ảnh dưới.

Bức ảnh với ánh sáng tới từ bên trái cho cảm giác tự nhiên, hy vọng.

5. LỰA CHỌN LENS KHÔNG PHÙ HỢP

Trong still-life nói riêng và sản phẩm nói chung, các lens có tiêu cự dài từ 85mm trở lên sẽ cho ít méo nhất và độ sâu trường ảnh mỏng nên dễ xoá hậu cảnh hơn, làm đối tượng chính nổi bật hơn. Khi shooting still-lìe hay sản phẩm, lens ưa thích của mình là 100mm macro f2.8 hoặc 135mm f2 DC.

Lens 35mm gây hiệu ứng méo khá mạnh và DOF dày khiến việc xoá hậu cảnh khó khăn, các vật ở 4 góc ảnh bị kéo dãn, biến dạng.

Lens macro 100mm f2.8 có tỉ lệ méo gần như bằng 0, hình dạng các đối tượng được bảo toàn. Ở F4, nó cho khả năng xoá hậu cảnh mạnh nhưng DOF đủ dày để nét hết chủ thể.

6. BACKGROUND THIẾU TEXTURE 

Trong still-life, background rất dễ để tạo nên cảm xúc khi chúng ta thêm texture vào trong photoshop đơn giản chỉ bằng Blending mode Overlay.

Ảnh không có texture ở background làm thiếu sức sống.

Texture paper old grunge được sử dụng.

Tạo nên bức ảnh still-life vừa có sức sống và cảm xúc mạnh.

7. CỐ GẮNG CHỤP TẤT CẢ CÁC THỂ LOẠI STILL-LIFE

Điều này sẽ có ích nếu trong quá trình bạn đang học chụp ảnh, khi đã hoàn thiện ki thuật, hãy tự phát triển cho mình một gout nhất định về still-life và đào sâu nó. Với mình, mình thích các style của tranh still-life Hà Lan thể kỉ 16-17, Việt Nam truyền thống và theo phong cách rustic chứ không theo trường phái hiện đại.

Phong cách ổn định và đồng nhất làm bạn định hình được vị trí trong thế giới nhiếp ảnh mênh mông.

Việc tìm ra một phong cách cho riêng mình không hề khó, nếu bạn không rõ, hãy gom 20-30 ảnh bạn thích trên Pinterest và để chung vào 1 chỗ, nhìn lại tổng quan và rút ra các đặc điểm chung của chúng, đó là phong cách của bạn.

Chúc các bạn luôn tìm được hạnh phúc và niềm vui trong nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh tĩnh vật – nền tảng của tất cả các lĩnh vực như sản phẩm, food, hay quảng cáo.


Bản quyền bài viết thuộc về ©Học viện nhiếp ảnh Thương Mại Chimkudo Academy – Lighten your values
Không được sao chép, trích dẫn toàn bộ hoặc một phần khi chưa có sự cho phép từ Chimkudo Academy.

 

Bài viết 07 lỗi hay gặp phải trong still life đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Chín 27, 2019
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.