fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

10 tips mở studio chụp ảnh trong 2020

Nếu 2020 là năm mà bạn muốn đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để mở studio chụp ảnh, trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay từ bỏ công việc full-time hiện tại thì những gợi ý sau sẽ giúp bạn đạt được nó hiệu quả. Nói một cách ngắn gọn, dù bạn là nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh đồ ăn hay bất kì lĩnh vực nào khác, việc tạo cho mình một môi trường làm việc bao quanh bởi nhiếp ảnh là điều quan trọng nhất.

LÀM VIỆC KIỂU BLOCKING

Đây là cách làm việc mà bản thân tôi thấy hiệu quả nhất và nhờ vào nó, tôi hoàn thành được mọi mục tiêu, đồng thời vẫn có 1-2 ngày nghỉ hàng tuần. Một cách dễ hiểu nhất, Block working là bạn làm 1 công việc gì đó liên tục trong một khoảng thời gian. Ví dụ tôi dành ra 1 tuần mỗi tháng để viết 1 mạch 10 bài cho fstopper. Tuần sau đó tôi thực hiện shooting dự án cá nhân, tuần 3-4 dành cho các job thương mại.

@inkwellpress.com

Thứ tự các tuần có thể thay đổi nhưng ít khi tôi sắp xếp công việc khác nhau đan xen lẫn nhau vì nó làm cho mỗi lần bắt đầu một việc trở nên lâu hơn. Nếu bạn đang có đà, hãy tiếp tục làm 1 mạch, năng suất lao đông sẽ cao hơn nhiều.

CHECK EMAIL 01 LẦN/NGÀY

Tôi đã thấy rất nhiều đồng nghiệp mở email mỗi 15-20 phút trong suốt cả ngày, điều này cực kỳ gây xao nhãng và làm gián đoạn công việc bạn đang làm. Điều đó không những làm giảm năng suất lao động mà hành động check email liên tục cũng không được chuyên nghiệp trong khi bạn đang làm job.

@gobins.com

Hãy để cạnh email của bạn trên website số điện thoại, nếu khách hàng thực sự cần câu trả lời ngay, họ sẽ gọi thay vì đợi bạn trả lời email.

SETUP MỘT KHÔNG GIAN LÀM VIỆC RIÊNG

Nếu bạn mới làm nhiếp ảnh bán thời gian, khả năng cao là bạn đang tận dụng một phòng hay góc nào đó trong nhà mình thay vì thuê một không gian khác để mở studio chụp ảnh. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên một điều lưu ý là chỗ làm việc của bạn nên tách biệt hẳn khỏi khu nghỉ nghơi. Sẽ chẳng tốt tí nào nếu ngay cạnh màn hình máy tính làm việc là một cái TV với Netflix luôn sẵn sàng kèm thêm với 1 cái sofa.

@tootsweet4two.com

ĐẶT MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Nghe có vẻ như chúng ta lại quay trở lại thời đi học với một thời khoá biểu định sẵn. Tuy nhiên việc đặt mục tiêu thực sự là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia làm nghề toàn thời gian.

@fstopers.com

Nếu bạn không có khả năng follow kế hoach đã đặt ra, hãy lập team với một người bạn hay một photographer khác để cùng làm. Khi kế hoạch đã được lập, dù lúc bạn hơi mệt hoặc không muốn làm việc thì tính “sĩ diện” sẽ không cho phép bạn từ bỏ.

ĐỪNG CHỤP KHI BẠN KHÔNG ĐẢM BẢO RẰNG BẠN SẼ HỌC THÊM ĐƯỢC CÁI GÌ MỚI

Chụp đi chụp lại một đối tượng, thể loại không bao giờ là chuyện tốt. Nếu ai đó nói rằng cứ chụp nhiều bạn sẽ tiến bộ thì đó là sai lầm. Bạn chụp nhưng sau bạn không biết được dự án vừa chụp có những điều gì chưa được, cái gì không ổn(thường phải làm xong nhìn lại bạn mới thấy) mà đã đi chụp tiếp thì bạn có chụp mấy năm nữa bạn vẫn thế.

Ảnh từ Chimkudo qua mỗi năm đều tốt hơn.

Sau mỗi dự án, hãy ngồi lại cùng team, khách hàng, bạn bè phân tích cái được, cái chưa được và tìm cách khắc phục. Chỉ chụp tiếp khi bạn thực sự thấy được những thứ chưa tốt còn tồn tại, nếu không hãy cất máy đi.

CHỤP VÌ TIỀN HAY CHỤP PORFOLIO

Không phải dự án nào bạn cũng sẽ dùng được ảnh từ nó để làm portfolio. Có những dự án hoàn toàn bạn sẽ chỉ làm nó để mưu sinh. Đây là điều hết sức bình thường, những dự án shoot e-commerce là một ví dụ. Việc shoot 1 ngày hàng trăm shoot nền trắng hoàn toàn không vui một chút nào nhưng nó cần thiết để nuôi sống studio và ekip.

@sellfy.com

Tuy nhiên, có kha khá các dự án mà bạn nên đầu tư thật nhiều chứ đừng nghĩ tới lợi nhuận khi khách hàng yêu cầu chụp những hạng mục concept hay quảng cáo. Đó là cơ hội rất tốt để xây dựng portfolio. Lúc mới khởi nghiệp, portfolio đẹp là thứ quan trọng bậc nhất nếu bạn muốn tách mình ra được với đám đông hỗn độn ngoài kia.

NGỪNG MUA SẮM MÁY MÓC ĐỒ NGHỀ MỚI

Chỉ khi nào bạn ngừng việc mua sắm trang thiết bị mới mà tập trung vào phát huy hết những thứ bạn đang có, chừng đó bạn mới có thể thăng tiến trong photography. Nếu mới chỉ bắt đầu mở studio chụp ảnh, hãy đầu tư vừa đủ vì quá trình đi lên sẽ không thể nhanh trong khi vẫn phải khấu hao đồ đạc.

@iphotochannel.com.br

Ngay kể khi bạn đã trở thành nhiếp ảnh gia làm nghề, ít ai đầu tư những hệ thống máy móc quá mới, đắt tiền để phục vụ công việc. Xét ở góc độ kinh tế, bạn sẽ phải kiếm thật nhiều job để khấu hao nó. Thay vào đó, hãy đầu tư đồ nghề đủ tốt vì hầu hết các dự án bình thường chỉ cần tới vậy. Với các dự án quan trọng, hãy đi thuê, đó là con đường kinh tế nhất.

TỔ CHỨC HỆ THỐNG LƯU TRỮ FILE GỌN GÀNG

Việc lưu trữ file một cách có hệ thống là thói quen mà các nhiếp ảnh gia nên rèn luyện ngay từ những ngày đầu làm việc. Cùng với thời gian, file chụp sẽ tăng lên chóng mặt và không gì tệ hơn vào một ngày đẹp trời, tất cả lăn ra chết. Với đồ điện tử, bạn không thể chắc một điều gì ngay cả khi nó còn hạn bảo hành.

Hệ thống lưu trữ file cho nhiếp ảnh gia – @www.itchban.com

Hãy setup hệ thống lưu trữ hay đơn giản là mua một ổ cứng 5-10TB để backup các dự án, khách hàng sẽ quay lại hỏi bất cứ lúc nào và lúc đó, ấn tượng của bạn sẽ tốt hơn nhiều.

SỬ DỤNG EMAIL MARKETING

Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày nay nhiếp ảnh gia có thể chăm sóc khách hàng của mình rất đơn giản thông qua các hệ thống email marketing tự động như Mail Chimp chẳng hạn.

@annexcore.com

Hãy setup danh sách khách hàng, thiết lập các ngày lễ trong năm, setup các template gửi email. VIệc còn lại sẽ do hệ thống tự đông gửi tới các khách hàng vào những ngày định sẵn trong năm.

THAM DỰ CÁC WORKSHOP

Đầu tư vào kiến thức chưa bao giờ là một khoản đầu tư lỗ. Đầu tư vào bản thận luôn là cách đầu tư khôn ngoan nhất. Ngay như tôi, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lâu năm vẫn dành ra hàng năm 3-5k USD để đi học các kĩ năng mới qua các workshop, training ngắn hạn… Khi bạn muốn mở studio chụp ảnh, chạy một bussiness về nhiếp ảnh, chụp ảnh đẹp không là không đủ. Vì vậy hãy đầu tư mạnh vào bản thân, những điều tuyệt vời sẽ tới.

@alliedproductionsgr.com

 

Credit

– Dịch theo sự cho phép và từ bài viết gốc của Scott Choucino từ fstopper
– Bản quyền bài dịch thuộc về Chimkudo Academy.

Bài viết 10 tips mở studio chụp ảnh trong 2020 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Một 1, 2019
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.