Xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo của tôi, tôi đã nhiều lần rút tiền quá tay trong tài khoản, tôi đã từng rơi nước mắt vì stress, đã từng đứng nhìn mình trong gương đầy tuyệt vọng. Tôi đã mắc cả những sai lầm trong công việc cũng như sai lầm cá nhân và đã học được nhiều bài học đau đớn. Tôi đã mất, được, hy sinh và cảm thấy may mắn vì đã học được những điều đó – những điều đã giúp ích cho sự nghiệp nhiếp ảnh quảng cáo của mình.
Tôi đã mất rất lâu để có thể nhận ra thành công không phải là quyền lực, tiền bạc hay danh vọng. Mà hơn hết là sự khẳng định bản thân, sức khỏe và một tình yêu bền bỉ dành cho nghệ thuật và công việc của tôi. Thành công không giống như xổ số, nó không phải là một cuộc thi hay trận đấu mà nó càng không thể xảy ra chỉ sau một đêm. Thành công là một quá trình chậm rãi, nếu bạn hy vọng một ngày bạn bỗng nhiên thành công, thì điều này chẳng bao giờ xảy ra cả. Thành công sẽ đến với bạn chỉ khi bạn làm việc thực sự chăm chỉ.Việc hiểu lý do tại sao bạn lại tạo ra những bức ảnh và tại sao bạn lại khao khát thành công là vô cùng quan trọng. Hãy tự hỏi mình, thành công đối với bạn là gì? Điều gì thôi thúc bạn? Điều gì là phương châm mà bạn đang theo đuổi.
Những lời này nghe giống mấy câu triết lý khó hiểu, nhưng tôi không thể đạt tới thành công mà tôi mong ước nếu tôi không có một nền tảng vững chắc cùng với niềm đam mê theo đuổi mọi mục tiêu và sự ám ảnh không ngừng.
Tôi đã may mắn khi được kèm cặp nhiều nhiếp ảnh gia khác và đa số họ vô cùng tài năng. Họ đã có sẵn những kiến thức về kỹ thuật và có thể ứng dụng được ngay. Nhưng, đa số những nhiếp ảnh gia này vẫn bị giới hạn, họ phân vân không biết làm thế nào để thu hút khách hàng và quan trọng nhất là đưa thương hiệu nhiếp ảnh của họ tiếp cận những khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn hiểu được những khúc mắc đó, và tin rằng mình sẵn sàng đột phá qua giới hạn mà nhiều nhiếp ảnh gia gặp phải, thì đây sẽ là 6 khoản đầu tư để đưa thương hiệu nhiếp ảnh của bạn đến một tầm cao mới.
THUÊ MỘT PHOTO EDITOR
Nhiếp ảnh mang tính chủ quan. Khi chúng ta bấm nút chụp, chúng ta ngay lập tức có một sự kết nối đặc biệt đối với bức ảnh đó, rất khó để bỏ đi. Khi tôi lần đầu tìm đến lời khuyên của một editor, tôi đã rất hoảng. Tôi hoảng vì nhiều bức ảnh tôi yêu thích trong portfolio của tôi lại có kết cục nằm trong thùng rác của máy tính và mãi mãi bị lãng quên.
Chuyên gia biên tập ảnh sẽ khá giống với những biên tập cho những ấn phẩm hoặc bài báo. Ngoại trừ việc chuyên gia này sẽ lấy một đống ảnh của bạn, chọn lọc, sắp xếp nó để hình thành nên một sản phẩm mà ta hay gọi nó là portfolio. Bản biên tập này được chỉnh sửa để thu hút được một số đối tượng cụ thể và để cho phù hợp nhất với đối tượng mà sản phẩm hướng tới.
Sẽ rất là khó khăn để tin cậy một người khác trong việc đánh giá sản phẩm mà bạn đã đổ rất nhiều mồ hôi công sức vào nó. Nhưng, mọi lời chuyên gia biên tập đều nhìn nhận từ một góc nhìn khác của ngành công nghiệp nhiếp ảnh – góc nhìn mua bán. Họ biết điều gì sẽ kiếm tiền về cho bạn dựa trên giá trị sản phẩm, sự đón nhận và sự thu hút.Lần đầu tiên tôi làm việc với chuyên gia biên tập ảnh – cũng là người bạn của mình Stacy Swiderski, tôi bắt đầu hiểu tại sao portfolio lại lại có cách thể hiện và được sắp xếp như cách chúng vẫn là. Cô ấy không chỉ làm việc của một biên tập viên mà còn hướng dẫn tôi thông qua quá trình làm việc và giải thích về các bộ ảnh và trật tự của chúng. Nếu bạn bế tắc với một sản phẩm rối ren, tôi khuyên bạn nên tìm đến lời khuyên của một editor. Họ sẽ giúp portfolio của bạn trở nên rõ ràng, súc tích, dễ xem hơn và quan trọng nhất là có thể mang về cho bạn một khách hàng nào đó.
“Có một photo editor bên cạnh giống như là có một người bạn tốt hiểu được các sản phẩm của bạn, tầm nhìn của bạn và ngành nhiếp ảnh, nhưng ai mà chả sợ phải thành thật phê bình các thành quả của mình. Một photo editor sẽ giúp bạn nhận biết được các trend, thói quen, và chủ đề bên trong bức ảnh mà có thể bạn không để ý. Và, một photo editor sẽ giúp bạn hiểu được bức tranh lớn hơn, chia sẻ tầm nhìn, và đảm bảo rằng bạn sẽ duy trì được một thương hiệu thống nhất và gắn kết khi bạn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp” – Stacy Swiderski.
Từ điển định nghĩa producer là một người mà làm việc sản xuất. Vì vậy, tôi có thể hiểu được tại sao vị trí quan trọng này thường bị hiểu sai nhất trong cộng đồng nhiếp ảnh. Chuyên gia sản xuất hình ảnh làm công việc thuộc về mặt kinh doanh của mỗi dự án. Họ tính toán, lên lịch trình, khảo sát và làm việc với khách hàng,… để giúp cho nhiếp ảnh gia có thể tập trung vào việc mà họ làm giỏi nhất: CHỤP ẢNH.
“Producer thường là người có chiều hướng ngăn nắp, tỉ mỉ, có kinh nghiệm và giao tiếp tốt làm cho mọi khách hàng có thể an tâm rằng dự án sẽ thành công. Thêm vào đó, một producer sẽ giúp cho nhiếp ảnh gia tập trung năng lượng của mình vào các công việc sáng tạo của một dự án, giảm bớt sự lo lắng của họ về mọi thứ liên quan đến công việc sản xuất. Trong khi producer là một người trợ giúp cho nhiếp ảnh gia, họ còn có thể liên hệ và giao tiếp với khách hàng theo một cách trung lập, đặc biệt là khi thảo luận về tiền nong, Producer không ngại khi đặt ra những câu hỏi nhạy cảm” – Craig Oppenheimer
Làm việc với producer – Craig Oppenheimer tại Wonderful Machine đã giảm bớt căng thẳng của tôi rất là nhiều trong quá trình vận hành một công ty nhiếp ảnh. Tôi hoàn toàn có thể nhờ cậy anh ấy để đảm nhận những áp lực đến từ việc ra giá, thương lượng và ký kết các hợp đồng. Craig đã giúp tôi hết lần này đến lần khác để có được mang lại những gì chúng tôi mong muốn và đó là lý do tại sao anh ấy là đồng mình mà tôi luôn cần.Dưới đây là 2 bản định giá ban đầu mà Craig đã làm và thương lượng giúp tôi.Hãy cùng xua tan những lời đồn: Bạn không cần một người đại diện. Bạn không cần một producer. Một Freelance Producer không phải là người đại diện nhưng có thể đóng vai thành 1 người như vậy. Một người đại diện có thể là một producer. Người đại diện thường sẽ ăn theo phần trăm, trong khi một freelance producer sẽ ăn theo một khoản lương cố định.
“Ngành công nhiếp ảnh đã biến chuyển khá nhiều từ việc người đại diện là “gác cổng” cho nhiếp ảnh gia, giờ đây đã có nhiều cách không-truyền-thống để nhiếp ảnh gia tự quảng bá mình mà không cần sự trợ giúp của người đại diện. Đừng hiểu nhầm ý của tôi, nhiều người đại diện làm việc cực kỳ vất vả để nhận được khoản hoa hồng của họ, nhưng không phải nhiếp ảnh gia nào cũng đang làm job có ngân sách đáng để trích ra một khoản hoa hồng cho người đại diện. Một producer kinh nghiệm có thể trở thành người đại diện bất đắc dĩ những lúc bạn cần nhưng không nhất thiết lấy hoa hồng của một dự án” – Craig Oppenheimer
Tôi nhận được một bình luận trên youtube gần đây đại loại kiểu “Ông photo này nhảm vãi, ông ý còn không tự retouch ảnh của mình !” Vậy, hãy cùng lấy câu này và đưa nó vào một trường hợp của một ngành sáng tạo khác: “Bà makeup này nhảm vãi, bả còn chả tự chụp ảnh thành phẩm của mình !” Một nghệ sĩ makeup không nhất thiết phải là một nhiếp ảnh gia, vậy tại sao một nhiếp ảnh gia phải là một retoucher.
Retouch là một nghề riêng biệt, giống như nhiếp ảnh. Trong khoảng thập kỷ trước, retouch đã trở thành một một việc cần thiết để cho ra sản phẩm hoàn thiện. Khi mà ngành giáo dục bắt đầu nở rộ, retouch bỗng nhiên trở thành một kỹ năng cơ bản khác mà photographer nào cũng phải biết. Tôi cho rằng tự học Adobe Photoshop sẽ rẻ hơn là thuê một người retouch chuyên nghiệp, và vì thế tôi đã đi học. Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, tôi nghĩ tôi cần phải là một retoucher thành công mới trở thành photographer thành công, nhưng tôi không muốn trở thành một retoucher và tôi chả quan tâm đến điều đó. Tôi chỉ muốn chụp ảnh, chứ không phải chỉnh sửa chúng.
Bạn không cần là một retoucher để trở thành một photographer giỏi. Bạn không cần một retoucher để sản xuất ra một bức ảnh đẹp.Sau cùng thì tôi nhận ra rằng tôi chẳng giỏi retouch, mặc dù tôi có nền tảng khác là thiết kế đồ họa, tôi cũng chẳng phát huy được và cũng không muốn phát huy khả năng retouch. Vậy, tôi đã tìm một retoucher chuyên nghiệp, một nghệ sĩ mà tôi có thể tin tưởng để retouch và chỉnh sửa những thành phẩm của tôi để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng theo tiêu chuẩn của ngành retouch thương mại. Jordan Hartley chính là người đó.
“Thay vào việc ngồi retouch thì thời gian đó có thể làm thêm các job khác, networking,… Lợi ích lớn thứ 2 là chất lượng của việc retouch có thể tốt hơn khi bạn không tự retouch sản phẩm của chính mình. Retouch, cũng giống như các việc khác, cần nhiều thời gian để học, để có thể làm tốt, vậy nếu bạn muốn trở nên giỏi cả về chụp lẫn retouch thì bạn phải dành gấp đôi thời gian để học” – Jordan Hartley.
TỰ QUẢNG BÁ THEO ĐỊA ĐIỂM
Bạn có thể không tin nhưng việc sống ở một địa điểm đặc biệt sẽ có tiềm năng đem lại cho bạn nhiều job hơn. Giống như các bạn trẻ nhiệt huyết với nhiếp ảnh, tôi đã từng nghĩ mình cần phải ở trong một thị trường lớn hơn để thành công ở bất cứ ngành sáng tạo nào. Dần dần tôi học được rằng: vì tôi đang sống ở Louisville, Kentucky, tôi bắt đầu có được nhiều khách hàng tìm kiếm một điều gì đó khác biệt.
Các Agency, giám đốc sáng tạo và khách hàng xem hàng ngàn bức ảnh mỗi tuần. Họ thường xuyên lướt qua những portfolio na ná nhau từ các photographer cùng chung phân khúc thị trường. Khi mà bạn mang một sản phẩm chất lượng cao tới một địa điểm đặc biệt, bạn có khả năng tách biệt mình so với đám đông. Tôi đã được thuê rất nhiều bởi vì tôi sống ngay giữa phía đông của nước Mỹ. Không phải miền Bắc hay miền Nam. Chúng tôi nằm vùng giữa đối với nhiều doanh nghiệp.
Các mạng lưới online như Wonderful Machine, Workbook, At Edge hay Found là những danh mục cho phép những khách hàng tiềm năng tìm kiếm những portfolio online dựa trên khu vực. Trong nhiều trường hợp, các công ty có thể chi ít tiền hơn khi tìm photographer ở gần hơn là việc thuê một team đến từ một nơi có thị trường lớn hơn. Tôi thích hình dung các danh mục online này giống như những tấm bạt nhảy, nếu bạn cứ nhảy đi nhảy lại trên đó, chắc chắn sẽ có người để ý tới bạn. Đó là một cách để thúc đẩy sự tự quảng bá dựa trên địa điểm – nơi mà khách hàng muốn sản phẩm được thực hiện. Hãy giúp bản thân dễ hiện diện hơn thông qua những danh mục này (các trang online).ĐẦU TƯ VÀO CÁC SẢN PHẨM MARKETING MÀ CÓ THỂ “SỜ” ĐƯỢC.
Khi tôi bắt đầu quyết định nhảy vào thế giới nhiếp ảnh thương mại kỳ diệu này, Tôi nghĩ là mình chẳng cần phải in những bức ảnh của mình làm gì. Tôi chỉ cần những bức ảnh của mình ngủ yên ở trên một sever nào đó trong không gian rộng mở của internet.. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra là việc in ấn thành phẩm là một quá trình luôn bị đánh giá thấp. Cũng giống như việc lần đầu tiên xử lý các tấm film hay học cách chỉnh sửa một video, đó là một quá trình mà tôi học được cách trân trọng và tôn trọng. Cùng với quá trình đó, tôi bắt đầu yêu thích việc nhìn những bức ảnh theo cách mà nó vốn là – được sinh ra để cầm trên tay và được ngắm nhìn ở một trạng thái hữu hình. Trong khi trạng thái hữu hình đã được chuyển biến thành nền tảng điện tử, vẫn có một điều gì đó về bức ảnh được in ra thắp sáng cảm hứng và cách nhìn về nhiếp ảnh. Đó là một cách nhìn mang nhiều giá trị trong ngành nhiếp ảnh thương mại.Ngay khi mà tôi cảm thấy portfolio của mình đã đạt tới trình độ mà có thể marketing trên quy mô quốc tế. Tôi đã in cuốn sách portfolio đầu tiên của mình. Tiếp theo tôi đã in cả những ấn phẩm như là các tờ rơi, Sách và danh thiếp quảng bá thông qua một dịch vụ in ấn tên là Moo.com (không phải là quảng cáo đâu).
Một tờ rơi thường là các bản in nhỏ hoặc hộp bạn có thể để ở bất cứ đâu, từ đó mà các khách hàng tiềm năng có thể nhớ đến bạn một cách sống động và rõ ràng hơn. Trước đây, tôi đã in tầm 1000 tờ thiệp 4×6 (inch) để ở các địa điểm, các nơi mà bọn tôi dựng set, hoặc đơn giản đưa nó cho mọi người như cho kẹo vào dịp halloween, và để lại ở bất cứ nơi nào tôi tới. Cũng giống như cardvisit, tôi luôn mang nó theo, sẵn sàng để “rơi”. Bạn có lẽ sẽ tự hỏi mình rằng, vậy thì cách đó sẽ hoàn vốn như nào? Thẳng thắn mà nói, rất nhiều trong số tờ rơi đó có lẽ đã kết thúc cuộc hành trình của mình trong thùng rác. Nhưng, khi bạn nhìn vào một bức tranh lớn hơn, khoản đầu tư này là vô cùng bé so với số tiền tiềm năng mà bạn kiếm lại được.Một cuốn sách quảng bá là một cuốn sách có thể gập được và thường show ra một bộ ảnh nhỏ từ một series hoặc một dự án. Cuốn sách này thường được gửi tới những khách hàng đã được chọn lọc sẵn từ một danh sách liên hệ – danh sách có thể mua được từ các công ty như Agency Access, Yodelist, BikinniLists,… Tôi đã thấy rất nhiều cuốn sách quảng bá hết sức sáng tạo những năm gần đây.Một tấm thiệp quảng bá cũng gần giống như tờ rơi, ngoại trừ việc nó chỉ luôn bao gồm 1 hoặc 2 ảnh với một chỗ trống lớn để viết địa chỉ và chỗ dán tem ở mặt sau. Tôi đã tự làm những thứ này và nhờ các công ty như Agency Access hay Found để in và thay mặt tôi để gửi chúng đi. Việc này phụ thuộc vào ngân sách marketing của bạn và số lượng công việc mà bạn muốn làm để lên danh sách người nhận, thiết kế, in ấn, đóng gói và gửi tấm thiệp.Tôi thêm vào các chiến dịch email từng quý của mình 2 chiến dịch danh thiếp quảng bá/năm và 2 chiến dịch sách quảng bá/năm. Mỗi chiến dịch đó thường bao gồm một lô 500 danh thiếp và 250 sách quảng bá và được gửi tới những người cụ thể trong và ngoài nước, như là các agency quảng cáo, giám đốc sáng tạo, chuyên gia biên tập, copywriters và khách hàng. Đừng quên, nội dung trên tấm thiệp và nó trông như thế nào là vô cùng quan trọng.Ngay sau khi bạn sử dụng cách marketing bằng các đồ vật để bổ sung thêm cho việc marketing online và trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ đặt mình vào một cách marketing có khả năng sẽ quảng bá bạn đến một khách hàng và khiến họ quan tâm tới sản phẩm của bạn. Một nguồn online để có thể xem các ảnh quảng bá của các nhiếp ảnh gia khác đó là A Photo Editor, được vận hành bởi Rob Haggert – cựu giám đốc hình ảnh cho tạp chí Men’s Journal và Outside.HÃY GỬI MỘT LỜI CẢM ƠN. KHÔNG, KHÔNG PHẢI EMAIL, MÀ LÀ QUÀ CẢM ƠN CÓ THỂ CHẠM ĐƯỢC VÀO KIA.
Khoản đầu tư cốt lõi cho những doanh nghiệp nhỏ nên là việc vun đắp, xây dựng các mối quan hệ. Với sự xuất hiện của các phương tiện liên lạc điện tử, nghệ thuật kết nối giữa người với người đang dần đi vào quên lãng. Một khách hàng quý giá đã từng nói với tôi việc các nhiếp ảnh gia gửi lời cảm ơn sau khi dự án đã thành công là một tiêu chuẩn phải có. Tôi đã vỡ ra một điều rằng: Khi mà khách hàng tin tưởng và bỏ tiền cho sản phẩm của bạn, bạn có nghĩ lời cảm ơn đó có xứng với những gì họ bỏ ra cho bạn? Đừng bao giờ quên nó – một cử chỉ thiện chí.
Nhân dịp năm mới, tôi đặt mục tiêu là sẽ tặng cho những khách hàng quý giá nhất của tôi một món quà chân thành kèm với lời cảm ơn. Món quà phải “mang thương hiệu”, độc đáo và mang tính hấp dẫn thay vì chỉ là một lá thư thông thường. Tôi quyết định thực hiện ý tưởng về một hộp gỗ đựng một series những quà lưu niệm từ quê nhà Kentucky của tôi. Đó là nơi mà tôi cảm thấy gần gũi, và có cảm tình đặc biệt, đi đâu tôi cũng thích nói về thành phố Louisville của Kentucky và về việc tôi yêu nó như thế nào. Đó là một thành phố có truyền thống bền vững, phát triển song song cùng với nền văn hóa hiện đại và tiến bộ.Chiếc hộp đã được thiết kế với mục đích bạn đầu là chỉ gửi kèm một chai bourbon mà tôi yêu thích. Nhưng tôi muốn bổ sung thêm vào đó một vài vật đặc trưng của Kentucky, như là móng ngựa, ly rượu và vật dụng thời xưa, gia vị và sốt đặc trưng,… Tôi đã vẽ ra những thiết kế và tham khảo ý kiến của một công ty chuyên làm các vật dụng như vậy, để rồi quyết định làm Slide-box. Tôi đã tốn khoảng nửa năm để có được các nguồn vật liệu và cho ra được thành quả cuối cùng. Một lá thư tay với niêm phong bằng sáp cũng được thêm vào bộ quà tặng và 2 tờ rơi được ẩn trong chỗ cỏ khô lót đệm cho các món quà. Mỗi hộp quà đều độc đáo, và vật đắt nhất trong quá trình mang đi tặng quà là những tấm lót nhựa màu đen để bảo vệ hộp quà trong quá trình vận chuyển, việc vận chuyển chả đắt một chút nào!Tôi gửi tới 12 trong số những khách hàng quý giá và đối tác của mình chiếc hộp này. 10 số 12 ngay lập tức phản hồi với tin nhắn hoặc một cuộc gọi thân mật. Nhiều trong số họ đã quyết định làm việc luôn hoặc giới thiệu tôi cho những dự án sắp tới. Một số thì gửi ảnh về cho tôi hay đăng hộp quà lên mạng xã hội. Đây là một khoản đầu tư lớn. Đầu tư cả bằng thời gian, năng lượng và tiền bạc, nhưng tôi biết rằng sẽ rất quan trọng để thể hiện sự trân trọng và đánh giá cao của tôi đối với khách hàng. 12 hộp quà này là đợt đầu tiên trong tổng số 25 hộp.Tầm này của năm trước. Tôi đã tạo dựng lên một mối quan hệ bền chắc với bạn của mình – Thomas Ingersoll – một nhiếp ảnh gia quảng cáo đến từ Phoenix, Arizona. Thomas muốn thể hiện giá trị của mình theo một cách độc đáo. Anh ấy đã làm một điều đặc biệt vào một ngày đặc biệt, tôi thấy điều này khá độc đáo, một hành động đã tạo cảm hứng cho tôi, có lẽ cũng sẽ tạo cảm hứng cho bạn.
“Tôi luôn tìm các cách để được làm việc cùng với các khách hàng mới hoặc vun đắp mối quan hệ với các khách hàng hiện có. Chúng ta thường quen với việc nhận, nhưng lại quên cho đi. Tôi muốn thay đổi điều này, và tôi sẽ bắt đầu thay đổi nó với ngày quốc tế Donut (bánh vòng). Tôi quyết định mua 10 tá bánh vòng tại một tiệm bánh ở địa phương, số tiền bỏ ra là vào khoảng 200$. Tôi đính kèm theo một lá thư với những bức ảnh và contact vào trong mỗi hộp, và gửi đến 8 văn phòng khác nhau. 8 văn phòng này bao gồm cả những khách hàng mà tôi đã làm việc và cả những khách hàng mà tôi đang muốn xây dựng mối quan hệ. Tôi muốn được nói lời cảm ơn đối với những khách hàng của tôi và vun đắp mối quan hệ vốn có, tôi muốn có một hành động thân thiện nhỏ đối với những khách hàng tiềm năng. Khoản đầu tư gần 200$ này đã được thu về gấp 10 lần và đã giúp tôi có thêm các dự án định kỳ với các khách hàng hiện có, đồng thời được làm việc thêm với vài khách hàng mới” – Thomas Ingersoll
Nếu bạn nghĩ bài viết này là công thức diệu kỳ để đến với bất cứ thành công nào mà bạn muốn – không đâu. Nếu bạn nghĩ đây là một con đường để trở thành một photographer xuất chúng – không đâu. Nếu bạn nghĩ điều này sẽ ngay lập tức mang lại cho bạn một công việc trong mơ – không đâu. Để đạt được những điều trên thì phải trải qua một khoảng thời gian và rất nhiều công sức và không có bản kế hoạch thành công nào được vạch sẵn để bạn làm theo. Nếu bạn nghĩ bạn có portfolio đủ tốt để ra đem đi “chiến”, thì hãy bắt đầu bỏ tiền vào 1, 2 hoặc tất cả khoản đầu tư. Hãy bắt đầu với những việc nhỏ, sẵn sàng chuẩn bị hợp tác, và luôn kiên trì. Hãy tạo ra ngân sách marketing hoặc làm thêm cả những job lẻ mà bạn không muốn trong một khoảng thời gian để có thêm tiền cho vốn marketing.
Hãy tập trung và đừng đánh mất ý chí để dành được công việc mà bạn mong muốn! Credit
—
Translated from website: fstoppers.com
Original author: Clay Cook
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý
Bài viết 6 khoản đầu tư để nâng tầm sự nghiệp nhiếp ảnh quảng cáo của bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây