fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Hiểu về ảnh HDR.

Trong khi HDR rộ lên như một xu thế cùng với vô vàn phần mềm tạo ra ảnh HDR (fake) thì những khái niệm căn bản về nó dường như không được để ý. Để rồi người chụp không biết được lúc nào, điều kiện ra sao để có được một tấm ảnh HDR đẹp mắt.

Một vấn đề mà hầu hết ai chụp ảnh đều bắt gặp là việc đôi khi 1 hình ảnh nhìn bằng mắt thường thì rất đẹp, tuy nhiên khi chụp thì lại cho ra những bức ảnh không như mong muốn. Khi chúng ta nhìn thấy một cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, đôi khi máy ảnh lại cho ra những bức ảnh với bầu trời trắng xóa, hoặc không thì nhà cửa lại đen kịt. Dần về sau, chúng ta sử dụng bù sáng, flash, M mode….để có được những bức ảnh như mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể vượt qua được giới hạn của thiết bị.

Trong nhiếp ảnh, khái niệm Dynamic Range được đo bằng số lượng EV (hay còn được gọi là f-stop) chênh lệch giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất của bức ảnh.

Về mặt thực tế, mắt của con người có thể nhìn được ở một khoảng phân bố các mức độ xám khá lớn vào khoảng 14EV. Máy ảnh DSLR hiện đại cũng có thể thu nhận được khoảng 14-15EV(Nikon D800). Tuy vậy, các màn hình LCD, máy in…hiện tại chỉ có thể hiển thị được ở khoảng 9EV. Như vậy với một hình ảnh mà trong đó có các vùng chênh lệch sáng tối quá lớn, vượt ra ngoài khả năng hiển trị của màn hình(>9EV), lúc đó các vùng gần trắng sẽ thành trắng, gần đen sẽ thành đen —> Ảnh bị mất chi tiết.

VD ảnh dưới lấy được chi tiết bầu trời thì mặt đất đen sì

_DSC0787

Còn khi lấy được chi tiết mặt đất thì bầu trời như thế này đây:

_DSC0788

Đó là lý do tại sao kĩ thuật HDR ra đời. VD với 1 bức ảnh chụp hoàng hôn, sự phân bố tương phản là rất lớn giữa bầu trời và mặt đất nhà cửa VD lúc này khoảng EV để có thể thấy chi tiết cả vùng sáng lẫn tối là 15EV chẳng hạn. Trong khi máy ảnh chúng ta có thể ghi nhận được(khi dùng file RAW) nhưng thiết bị hiển thị chỉ có thể hiển thị hình ảnh trong khoảng 9EV. lúc này 3EV ở vùng tối sẽ bị cắt, 3 EV ở vùng sáng cũng bị cắt, và lúc đó ảnh bị mất chi tiết. Dựa trên điều đó, kĩ thuật HDR được đưa ra bằng cách chụp nhiều bức ảnh với các mức độ EV khác nhau để tận dụng hết các chi tiết ở vùng sáng tối. VD với bức ảnh tối ở trên thì chi tiết vùng sáng(bầu trời) lên rất đầy đủ, còn với tấm ảnh sáng ở dưới thì chi tiết của vùng tối(mặt đất) lên cũng đẹp. Như vậy khi mix hai ảnh này với nhau, ta sẽ có được 1 bức ảnh đẹp cả bầu trời lẫn nhà cửa với mức độ phân bố sáng tối của ảnh rộng hơn 1 tấm ảnh bình thường (ví dụ 20EV). Lúc này, về lý thuyết bức ảnh của chúng ta sẽ rất đẹp, đầy đủ chi tiết của vùng tối và vùng sáng nhưng do giới hạn hiển thị của các màn hình nên chúng ta không thể nhìn thấy. Do vậy phần mềm xử lý thường sử dụng kĩ thuật Tone Mapping để map 1 tấm ảnh ở 20EV xuống thành 1 tấm ảnh ở 9EV để có thể hiển thị đẹp trên các thiết bị như màn hình hay máy in mà vẫn giữ được chi tiết vùng sáng và tối. Sau khi dung Tone Mapping, chúng ta có 1 bức ảnh như sau:

_DSC0786_88_90_91_fused2

Như vậy HDR cũng chỉ là một kĩ thuật giúp chúng ta có được những bức ảnh đẹp hơn, còn lại việc dùng nó ra sao, với mục đích gì, đạt được hiệu quả nhiều hay ít thì còn phụ thuộc nhiều vào cảnh vật khi chụp và xử lý hậu kì trên máy tính. Như vậy có một câu hỏi: “Với những khung cảnh thế nào thì sẽ chụp HDR lên sẽ đẹp hơn một cách dễ đoán nhất“. Câu trả lời nằm ở Histogram. Hầu như trên bất kì máy ảnh KTS nào cũng đều trang bị tính năng này từ các máy pocket tới các DSLR nặng như cục gạch. Histogram cho chúng ta thấy về mức độ phân bố sắc xám trong 1 bức ảnh.

histograms-1-5

Histogram chia thành 3 khu vự: Bên trái biểu thị vùng tối, khu vực ở giữa biểu trưng vùng trung tính và bên phải là cho vùng sáng. Vùng đen đen cho ta thấy lượng pixel trong ảnh phân bố ở các vùng. Nếu phân bố pixel nằm trọn vẹn trong khoảng từ 0 tới 255 mà không bị xén ở hai đầu, ảnh sẽ có chi tiết vùng sáng tối đẹp nhất.

low

Như ở histogram trên, ta thấy các pixel bị đổ về bên trái —> Ảnh bị tối, còn vùng bên phải là vùng sáng thì có rất ít pixel, điều này có nghĩa là các chi tiết của vùng sáng đã hiện lên đầy đủ trong ảnh.

Tương tự như vậy với histogram của ảnh sáng:

over

Lúc này vùng tối đã tách hẳn gờ trái là lệch sang bên phải, ảnh có nhiều pixel ở vùng sáng — Ảnh sáng, gờ bên phải bị cắt cho thấy vùng sáng đã bị mất chi tiết nhưng với ảnh này, ta cần lấy chi tiết vùng tối mà thôi.

Như thế khi ta mix lại với nhau sẽ cho ra 1 dải EV rộng hơn so với dải EV của máy ảnh cho chi tiết đẹp từ sáng tới tối.

ok

Một ảnh có histogram như trên là đẹp về sáng tối, vùng trái và phải không bị cắt. NHƯ VẬY: Khi chụp xong 1 ảnh mà xem histogram thấy vùng trái hoặc phải bị cắt thì lúc đó là nơi HDR sẽ cho ra những bức ảnh đẹp hơn.

Sau khi ta đã có các bức ảnh với các mức EV khác nhau, chúng ta dùng các chương trình xử lý HDR như Photomatrix để blend các tấm ảnh này lại nhau. Chúng ta có thể sử dụng các bộ lọc có sẵn và tùy chỉnh theo cái nào chúng ta thấy gần với cái chúng ta mong muốn nhất. Cá nhân mình thì thích bộ lọc Fusion vì nó cho ra ảnh không quá Siêu thực, tuy nhiên cái này thì tùy sở thích của mỗi người.

Mình nghĩ về cơ bản như vậy là đủ cho những ai muốn hiểu về HDR, thế giới HDR rộng lớn và còn yêu cầu quá trình hậu kì tinh xảo mới cho ra được những bức hình HDR hoàn hảo, tuy nhiên hiểu về HDR một chút sẽ giúp chúng ta có được những bức ảnh đẹp hơn 🙂

 

– Bản quyền thuộc về Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –

@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

Tháng Chín 12, 2018

0 responses on "Hiểu về ảnh HDR."

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z