fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 4: Hội họa thời kì Hy Lạp (phần 2)

Nhà đại danh họa thời cổ ở Hy Lạp: Polygmotos (năm 475 – 450 trước CN) là người đã thổi luồng sinh khí mới vào nghệ thuật hội họa cho xứ sở này. Nhà học giả lừng danh Pliny đã mô tả bức điêu khắc nổi tiếng thời đó là tượng “Ném Đĩa”. Chỉ còn sót lại từ thế kỷ thứ 4 trước CN là bức “Nàng Persephone bị bức hiếp” , đó là một bức bích họa dưới mồ gần khu mộ chí của vua Philip II xứ Macedon (mất năm 356 trước CN).

Đó là một bức tranh tả chân vô cùng sinh động gây ấn tượng khó quên. Nó nhắc ta nhớ lại câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp, cũng là để giải thích thời tiết 4 mùa: Nguyên Persephone là con của nữ thần Demeter: Người ban phát sự sinh sản cho thế gian. Persephone bị Diêm chúa bắt xuống địa ngục. Sau khi thoát thân trở lại trần gian, nàng đã đem lại mùa xuân cho muôn loài. Vòng thời gian xuân thắm, hạ nồng, thu vàng và đông giá đã gắn liền ý nghĩa với bức họa này, tồn tại đồng thời với thần thoại Hy Lạp.

Bức Nàng Pershephone bị bức hiếp @nationalgeographic.it

Bức Nàng Pershephone bị bức hiếp @nationalgeographic.it

Đại đế Alexander mất năm 323 trước CN. Trong những năm từ 356-323 trước CN, đại đế đã mở mang đế quốc của ông tới vùng Trung Đông, chinh phục Ba Tư (Quốc thù của Hy Lạp) và cả Ai Cập. Nhưng sau đó vùng đất ông chiếm lĩnh lại bị chia năm xẻ bảy dưới tay các tướng lãnh cận thần của Alexander, trở thành các vương quốc độc lập. Từ đó nảy sinh một nền văn hóa hỗn hợp, pha trộn giữa Đông và Tây. Ngày nay người ta gọi nó là văn hóa Hy Lạp. Nó nổi lên ở Trung Đông mãi tới sau khi đế quốc La Mã thống trị. Trung tâm là kinh đô Athens và còn những trung tâm khác nói tiếng Hy Lạp nằm ở Syria, Ai Cập và Tiểu Á.

Bức tranh cẩn nhiều màu được gọi là “Mosaic Alexander”  khai quật được ở Nhà Thần Nông, thuộc đô thị đổ nát ở Pompeii, vẽ theo phong cách Hy Lạp. Nó mô tả trận đánh của “Issus” xảy ra giữa Alexander và vua Ba Tư Darius III, năm 333 trước CN. Cảnh chiến đấu ác liệt thật là sống động. Nghệ thuật miêu tả hấp dẫn, lôi cuốn người xem từ cái nhìn đầu tiên. Văn hóa Hy Lạp đã có công phát huy tình yêu “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Sau đó nó góp thêm các kỹ xảo trang trí lộng lẫy hào nhoáng và đem yếu tố tôn giáo vào. Trong đó bao gồm tranh vẽ ngoài sân vườn, tranh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung và cảnh sinh hoạt, đương thời là một thể loại tranh dạng “baroque”. Học giả Pliny chép rằng nghệ thuật đó đã tràn lan từ tiệm hớt tóc, hàng xén tới cung đình.

Bức "Mosaic Alexander" được người La Mã chép lại của Hy Lạp năm 80 trước CN @sciencesource.com

Bức “Mosaic Alexander” được người La Mã chép lại của Hy Lạp năm 80 trước CN @sciencesource.com

Các nghệ sĩ Hy Lạp chú trọng tới thực tại “như thị”. Họ mô tả thảm cảnh thường là cảnh bạo động, phong cách sáng tạo tranh của họ phát triển song song với truyền thống thi phú La Mã qua ngòi bút của thi hào Virgil (năm 70 đến 19 trước CN). Một ví dụ minh định triết lý nghệ thuật và tinh thần Hy Lạp, bắt đầu từ thế kỷ I sau CN.

Bức điêu khắc này được tìm thấy vào năm 1506 mô tả lại cảnh kinh hoàng tại Aeneid: một giáo sĩ thành Troy là Laocoon và hai con trai của ông bị hai con rắn lớn xiết chặt, gần như ngạt thở. Đó là sự trừng phạt của Chúa, vì Laocoon đã báo cho dân thành Troy về con ngựa gỗ của quân Hy Lạp. Nhưng họ đã bị lừa. Họ kéo ngựa vào thành, nên thành bị hạ. Bức tượng này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họa sĩ thời phục hưng như Michelangelo, người đã gọi nó là “một tấm gương phi thường của nghệ thuật”. Một trong các họa sĩ hậu thế đã lấy cảm hứng từ bức điêu khắc này là El-Greco: ông đã vẽ 3 bức tranh để mô tả câu chuyện về Laocoon.

Laocoon và con trai @ancientrome.ru

Laocoon và con trai @ancientrome.ru

 

to be continue…..


Tổng hợp và biên tập bởi ChimkudoPro
Mọi chia sẻ và trích dẫn đều phải đính kèm link tới bài viết gốc

Tháng Chín 12, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.