fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 8: Nghệ Hội hoạ Gothic

Phong cách Gothic phát triển đến đỉnh cao là kiến trúc Gothic ở thế kỷ 12, thời Trung cổ với một hồi ức về “Đêm trường Trung cổ” và niềm hy vọng về một thời đại mới thịnh vượng hơn. Thời bấy giờ, Thiên Chúa giáo bước vào giai đoạn huy hoàng trong lịch sử. Vì thế cũng là thời điểm xây dựng những thánh đường nguy nga lộng lẫy như thánh đường Chartres, Reims và Amiens ở miền Bắc nước Pháp. Ngược lại với phong cách Rôma và Byzantine, nghệ thuật Gothic mang nét “tự nhiên chủ nghĩa”. Ban đầu đặc điểm này xuất hiện trong tác phẩm của các họa sĩ người Ý ở cuối thế kỷ 13. Đến cuối thế kỷ 15 thì thịnh hành toàn châu Âu.

Chính quyền lành mạnh thiên hạ thái bình", Ambrogio Lorenzetti, vẽ từ năm 1338 - 39

Chính quyền lành mạnh thiên hạ thái bình”, Ambrogio Lorenzetti, vẽ từ năm 1338 – 39

QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN THỜI GOTHIC

Thời Gothic trong hội họa kéo dài hơn 200 năm, khởi đầu từ Ý và lan rộng khắp châu Âu. Gần cuối thời đại này, một số họa sĩ ở miền Bắc đã chống lại ảnh hưởng của thời Phục Hưng, để gìn giữ truyền thống Gothic. Kết quả là thời Gothic đã gối lên thời Phục Hưng ở Ý và ở Bắc Âu

  • Họa sĩ CLIMABUE, vẽ bức “Maesta”, năm 1280-85.

Bức Maesta của Cimabue

Bức Maesta của Cimabue – @arthistoryproject.com

Mặc dù bức tranh cho ta thấy còn nhiều ảnh hưởng của thời Byzantine nhưng Cimabue đã đánh dấu được sự chuyển hướng khỏi truyền thống vẽ phẳng (2 chiều) vượt sang không gian ba chiều, tạo bề sâu cho bức tranh, bộc lộ nét nhân bản của Đức Mẹ. Đường nét y phục cũng mềm mại hơn thời Byzantine. Tóm lại, tranh của Cimabue bắt đầu tạo ảo giác chiều sâu.

  • Họa sĩ DUCCIO về “Các thánh nữ viếng mộ đá” năm 1308-11.

Bức "Các thánh nữ viếng mộ đá"- @mystudios.com

Bức “Các thánh nữ viếng mộ đá”- @mystudios.com

Là tác phẩm nổi tiếng nhất của Duccio, trang trí sau bàn thánh Maestà, có giá đỡ. Bức vẽ hoành tráng tôn vinh Đức Mẹ Đồng Trinh, nghệ thuật lột tả nét dịu dàng thanh thoát, trong sạch và siêu phàm của mẹ Maria.

  • Họa sĩ GIOTTO, vẽ bức “Hạ xác Chúa”, năm 1304-1313.

Bức "Hạ xác Chúa"- @lifeinitaly.com

Bức “Hạ xác Chúa”- @lifeinitaly.com

Mở ra một truyền thống mới, dẫn tới thời kỳ Phục Hưng. Hình thể có bề dày vững chắc, phân cảnh không gian minh bạch, hiển hiện tâm lý nhân vật rõ ràng, đầy kịch tính nhân bản. Tính hiện thực đã biểu lộ rõ ràng. Đây là một bức vẽ trong nhà thờ nhỏ ở đấu trường Padua

  • Họa sĩ SIMONE MARTINI vẽ bức “Thiên thần và sự truyền tin”, năm 1333.

Bức "Truyền tin" - @wikipedia.org

Bức “Truyền tin” – @wikipedia.org

Họa sĩ gốc người Siene. Ông đã vẽ rất nhiều bức vẽ đề tài “truyền tin” với phong cách y phục mượt mà tha thướt như suối chảy trên mình Đức Mẹ và thiên sứ. Đó là nét đặc trưng của phong cách Gothic.

  • Bộ tranh tam bình của họa sĩ WILTON DIPTYCH, vẽ năm 1395 là loại tranh thờ.

Bộ tranh tam bình - @irea.wordpress.com

Bộ tranh tam bình – @irea.wordpress.com

 Tuy không rõ lắm về hoàn cảnh ra đời, nhưng nó là một tác phẩm hoàn chỉnh, là đặc trưng cho phong cách Gothic thế giới cuối thế kỷ 14. Màu xanh ngọc và cách bố trí một đoàn thiên thần đông đảo xung quanh Đức Mẹ càng làm nổi bật chủ đề chính: Mẹ Maria. Màu xanh ngọc nổi bật trên nền mạ vàng quý giá. Hai tấm thể hiện rõ hơn tính tương phản giữa giản dị (trái) và phong phú (phải).
  • Họa sĩ ROBERT CAMPIN vẽ bức “Chân dung thiếu phụ”, năm 1420-30.

Bức "Chân dung thiếu phụ"

Bức “Chân dung thiếu phụ”

Họa sĩ miền Bắc bắt đầu khắc họa cá tính hiện thực ở chân dung họa, dạng bán thân.

  • Họa sĩ ROBERT CAMPIN vẽ bức “Chân dung thiếu phụ”, năm 1420-30.

Bức "Lễ hôn phối của Arnolfini" - @fineartamerica.com

Bức “Lễ hôn phối của Arnolfini” – @fineartamerica.com

Khai thác khả năng tả thực của sơn dầu, vận dụng ánh sáng và bóng tối, tạo ảo giác chiều sâu và chiều dày trong không gian phẳng của tranh họa. Đây là bức nổi tiếng nhất của tác giả.

  • ROGIER VAN DER WEYDEN vẽ bức “Hạ Thánh Giá” năm 1435.

Bức "Hạ thánh giá" - @artuk.org

Bức “Hạ thánh giá” – @artuk.org

Một dạng thức “biểu hiện” đầy kịch tính, cùng tính hiện thực bi đát, tương tự Lautrec và Picasso gương mặt, cử chỉ mỗi người một vẻ thương đau, đầy cá tính.

  • Họa sĩ MASTER xứ AVIGNON PIETA, vẽ bức “Đức mẹ Maria ôm xác chúa Giêsu”, k.1470

Bức "Đức mẹ Maria ôm xác chúa Giêsu" - @wikimedia.org

Bức “Đức mẹ Maria ôm xác chúa Giêsu” – @wikimedia.org

Cảnh hạ thánh giá (vô danh thị) kiểu thức Gothic, thế kỷ 15.

  • Họa sĩ HIERONYMUS BOSCH vẽ bức: “Cảnh thánh Anthony bị cám dỗ”

Bức: “Cảnh thánh Anthony bị cám dỗ” năm 1505 - @arthistoryproject.com

Bức: “Cảnh thánh Anthony bị cám dỗ” năm 1505 – @arthistoryproject.com

“Cảnh thánh Anthony bị cám dỗ” độc đáo ở dạng thức kỳ dị, biểu hiện thực chất đời người ở cái Xấu, tương phản với cái Đẹp trong mỹ thuật.

  • Hoạ sĩ MATTHIAS GRU NEWALD vẽ bức “Trên Thánh Giá” từ 1510-15.

Matthias Grünewald Bức “Trên Thánh Giá” từ 1510-15 - @wikipedia.com

Matthias Grünewald Bức “Trên Thánh Giá” từ 1510-15 – @wikipedia.com

(còn tiếp)

Tháng Mười 10, 2018
Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z