Ngày hôm nay, Youtuber Workphlo sẽ hướng dẫn chúng ta cách đơn giản để tạo ra 1 tấm tản sáng ( Disffusion ) – 1 thiết bị rất hiệu quả trong chụp ảnh sản phẩm nhằm mang lại cảm giác bóng bẩy, hấp dẫn. Thiết bị này rất hay được sử dụng trong các shot chụp cận cảnh của những đồ vật có độ bóng cao.
Việc hiểu biết về các nguồn sáng từ các thiết bị Studio mang lại rất quan trọng trong chụp ảnh sản phẩm khi bạn phải thể hiện được chất liệ – bề mặt của sản phẩm và hình khối mà nó mang lại. Khi sản phẩm là thuỷ tinh, bạn phải thể hiện được chất liệu của nó là thuỷ tinh chứ không phải là sắt, nhựa hay gì khác. Bên cạnh đó, việc làm chủ các kiến thức về lighting giúp chúng ta tạo ra được các hiệu ứng hấp dẫn, đa dạng khác nhau, mang lại hiệu quả tốt cho bức ảnh.
Trong chụp ảnh sản phẩm, chúng ta rất hay thường gặp các sản phẩm có bề mặt là chất liệu bóng từ thuỷ tinh như chai, lọ cho tới kim loại, tráng sức…Khi chụp những sản phẩm như vậy, hãy nghĩ ngay đến Gradient. Ánh sáng tạo ra Gradient luôn mang lại hiệu quả vì nó mang lại cho người xem hay khách hàng của bạn nhận biết được chất liệu, hình khối của sản phẩm, đồng thời mang lại cảm giác mượt mà trong các vùng chuyển ánh sáng.
Các nhiếp ảnh gia có các cách khác nhau để tạo ra được Gradient. Trong Video này, Workphlo sẽ hướng dẫn cách tạo ra được hiệu ứng Gradients cơ bản, cổ điển mà ai cũng có thể dễ dàng thực hiện.
Nguyên liệu để tạo ra 1 tấm tản sáng gồm có:
– 1 tấm vật liệu trắng kích thước phù hợp với sản phẩm dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng bán vật dụng kĩ thuật như tấm xốp, fomex hay tấm bìa trắng.
– 1 tấm giấy tản sáng như giấy Plastic hay giấy can ( tracing paper )
– Dao cắt giấy
– Ghim bấm
Cách làm:
Bước 1: Dùng dao cắt tấm Card trắng của chúng ta theo đường C-Shaped để chúng ta có thể cầm, nắm hay gắn vào chân một cách dễ dàng.
Bước 2: Gắn tấm Card và tấm giấy tản sáng cùng với nhau cho khớp
Bước 3: Sử dụng ghim bấm cố định Tấm card và tấm giấy tản sáng
Kết quả, tấm tản sáng có hình dạng như vậy:
Tạo hiệu ứng Gradient hấp dẫn trên sản phẩm trong Studio
Bây giờ chúng ta sẽ tạo hiệu ứng Gradient chỉ với 1 đèn Flahsh.
Sản phẩm là 1 rượu thuỷ tinh được gắn trên giá đỡ, đăng sau là background đen trong không gian tối và sử dụng 1 đèn Flash Studio có gắn Stripbox 20×90. ( Chú ý rằng trong trường hợp này, hãy sử dụng đèn Flash có dẫn hướng để có thể nhận biết được ánh sáng của đèn đang tác động lên sản phẩm của chúng ta như thế nào. Việc này giúp chúng ra dễ dàng điều chỉnh đèn sao cho đạt được hiệu ứng đẹp mắt nhất.)
Đầu tiên, đặt đèn ở bên phải, chếch về phía sau của sản phẩm. Có thể thấy rằng, ánh sáng hiện lên trên thân của chai thuỷ tinh khá gắt và tạo nên 1 vệt sáng dọc theo thân chai.
Để tạo nên hiệu ứng Gradient cho vùng ánh sáng này, sử dụng tấm tản sáng chúng ta vừa làm đặt vào phía trước của đèn Flash, ngay lập tức, vệt sáng gắt trên thân chai chuyển thành vùng Gradient mềm mại. Điều chỉnh đèn và tấm tản sáng cho thích hợp để tạo nên hiệu ứng đẹp mắt nhất.
Cuối cùng, đặt 1 tấm hắt sáng phía đối diện để làm nổi bật được sản phẩm và tạo ra hiệu ứng Gradient cả 2 bên hấp dẫn. Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý rằng, đặt tấm hắt sáng đủ xa để người xem hiểu rằng ánh sáng từ bên trái là ánh sáng chính, bức ảnh của chúng ta sẽ có hướng và hợp lí hơn.
Như vậy, với 1 vài bước đơn giản chúng ta đã tạo ra được hiệu ứng Gradient mềm mại, thu hút trong chụp ảnh sản phẩm. Một lần nữa, với bài hướng dẫn này, nhắc nhở chúng ta rằng: Không quan trọng thiết bị của bạn đắt tiền như thế nào hay bạn có bao nhiêu đèn, điều quan trọng là hiểu biết về cách sử dụng ánh sáng và sự sáng tạo của bản thân sẽ giúp tạo ra những bức ảnh đáng giá chỉ trong 1 vài phút.
Credit
—-
Bài viết gốc của Scott Mason từ https://petapixel.com
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh thương mại ChimkudoPro – Lighten your values
Mọi trích dẫn bản dịch phải đính kèm link tới bài viết này.
Phản hồi gần đây