fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

3 lý do nên cân nhắc trước khi chuyển sang dòng máy ảnh khác

Nói chung đây là vấn đề và câu hỏi của rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt khi thấy bạn bè sử dụng máy ảnh cũng không hẳn đã xịn hơn nhưng chất ảnh ra lại rất đẹp. Sau đó chúng ta sẽ đổ vấy ngay cái lỗi đó cho dòng máy mà chúng ta đang dùng và lấy đó làm cái cớ chuyển qua một dòng máy ảnh mới, hãng mới với hy vọng một điều kỳ diệu nào đó sẽ xảy ra. Bùm, đời không như là mơ hoặc giả ít nhất nó cũng không lồng lộn như chúng ta nghĩ. Điều này giống với những ai mới dùng máy ảnh và nghĩ rằng chuyển qua mode chụp P sẽ ngay lập tức thành Pro, ok fine :))

1.TIỀN

Để chuyển qua 1 dòng máy mới, tiền là thứ đầu tiên chúng ta cần phải cân nhắc. Chúng ta phải tính xem nếu chuyển qua 1 dòng máy mới thì các lens hay phụ kiện có còn dùng được nữa không. Sẽ có các trường hợp sau xảy ra:

  • Thay đổi từ DX lên Full-frame cùng hãng: Về điểm này nếu trên quan điểm dân làm nghề, nhãn tiền là Full-frame sẽ cho chất lượng ảnh tốt hơn, ít noise hơn, dynamic-range rộng hơn, color depth sâu hơn, hậu kỳ được nhiều hơn…..nói tóm lại là tốt hơn. Tuy nhiên nếu với các nhu cầu phổ thông như chụp gái, chụp du lịch, gia đình thì lên Full-frame chưa hẳn đã cần thiết nếu tài chính eo hẹp. Đây là một vài hình ảnh sample chụp từ D90 – con máy cũ nát đã theo mình chinh chiến bao năm. Bản thân mình không tin lắm vào việc một người mới chụp ảnh hoặc ko nhiều kinh nghiệm chụp ảnh có thể tạo ra sự khác biệt nhiều khi chuyển từ Crop lên Full-frame. Điều này còn chưa kể tới việc 1 số ống kính chỉ được thiết kế để hoạt động tốt trên crop body, khi gắn lên Full-frame sẽ bị tối 4 góc khá nặng(VD các ống kính cho crop body của Nikon sẽ có ký hiệu DX)
  • Thay đổi sang 1 hãng máy ảnh mới: Điều này thường do bị “thuốc” nên thấy hiếu kỳ và hâm mộ 1 dòng máy ảnh nào đó. Ai cũng đồn là Canon chụp model lên skin tone đẹp, Nikon lên màu phong cảnh, food và động vật hoang dã đẹp. Còn Pentax là chuyên trị sâu bướm chim cò….ok ok nha. Nếu là thích chất màu của 1 dòng máy nào đó thì phái so ảnh gốc, không so ảnh đã hậu kỳ nhé vì hậu kỳ xong nó ảo lắm. Còn một khi đã khá PTS, bạn có thể làm ra bất kỳ màu nào, chưa kể tới bây giờ có cả tỉ preset, action mix màu…..dẫn tới sự phân biệt về các hãng máy trở nên khó phân biệt. Dưới đây là 1 vài bức ảnh mình chụp với 4-5 mẫu máy khác nhau, có ai đoán được cái nào từ máy nào ko :))))) đoán được Thánh luôn.
    534955_10151814734842840_960642076_n
    995165_10151814734967840_1391613914_n
    999596_10151814735927840_791663029_n
    16797839_10155063619107840_1438591360917033270_o
    22254941_10155766907607840_4773004537120954017_o
    29662749_10156252554887840_5035324745935934945_o
    31059649_10156311223747840_3267404397725876224_o
    8722647518_0124983942_o
    15981993253_788e083bd9_oCòn khi đã quyết tâm chuyển sang 1 hãng máy ảnh mới, ví dụ mình đang dùng Nikon, giờ muốn chuyển qua Sony, chi tiết như sau:

    BÁN NIKON

     Items Tình trạng Giá mong muốn bán Note
    Body D800 Còn đẹp Khoảng 20 triệu Thân máy OK
    Lens Sigma Art 50mm f1.4 Còn đẹp Khoảng 12 triệu Lens còn đẹp
     Lens Nikon 105mm f2.8 N Còn đẹp Khoảng 12 triệu Lens còn đẹp
    Lens TS 90mm f2.8 Còn đẹp Khoảng 32 triệu 90%
    Lens 14-24mm f2.8 N Còn đẹp Khoảng 28 triệu Like new
    Tổng tiền bán Khoảng 104 triệu

    MUA SONY

     Items  Tình trạng Giá mong muốn bán Note
    Body A7R II Còn đẹp Khoảng 62 triệu Like new
    Lens Sigma Art 50mm f1.4 Còn đẹp Khoảng 16 triệu Lens còn đẹp
     Lens Sony 90mm f2.8 macro G Còn đẹp Khoảng 16 triệu Lens còn đẹp
    Lens Canon TS 90mm f2.8 Còn đẹp Khoảng 30 triệu Like new
    Lens Canon TS-E 17mm f/4L Còn đẹp Khoảng 34 triệu Like new
    Tổng chi Khoảng 158 triệu

     

    Như vậy số tiền chênh lệch chúng ta bỏ ra là 54.000.000 VNĐ cho một bộ máy tốt hơn (đã nâng cấp thì tất nhiên phải nâng lên cái tốt hơn rồi). Nếu chúng ta đã chuẩn bị đủ, just take it và đừng có tham khảo thêm thầy này ma nọ nếu đã nghiên cứu kĩ vì mỗi người mỗi ý và chưa chắc đúng với người ta đã đúng với mình.

2. GIÁ TRỊ CỦA CHIẾC MÁY ẢNH MỚI

Về điểm này, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sử dụng máy ảnh của chúng ta và không thể không kể tới khả năng Photoshop. Nâng cấp lên 1 chiếc máy ảnh đắt tiền hơn chưa chắc đã cho ra hình ảnh đẹp hơn ngay khi chụp. Máy ảnh tốt hơn thường có dynamic range rộng hơn, noise mướt hơn, độ sâu màu tốt hơn…những điều này chỉ có thể phát huy được chủ yếu sức mạnh khi chúng ta khai thác hậu kỳ. Tất nhiên dynamic range rộng hơn sẽ cho ra những bức ảnh mướt hơn nhưng nhiều khi file raw sẽ hơi dull dull, màu sắc không được rực rỡ như file JPEG đã qua xử lý của máy ảnh.

Với người mới chơi ảnh hoặc hiểu chưa đủ sâu về ảnh, cầm trên tay 1 máy crop và 1 máy full-frame cũng chưa chắc đã tạo ra được những bức ảnh đáng cho sự chuyển đổi mấy trục triệu đó. Mình dám chắc nếu nhìn ảnh chụp ra từ máy của D800 so với ảnh chụp từ D90 với ảnh phong cảnh, sâu bướm…hầu hết mọi người sẽ thấy D90 cho ra màu sắc rực rỡ và hút mắt hơn. Chỉ những người chụp chuyên nghiệp mới biết cách khai thác các chi tiết vùng tối, chuyển màu mướt của D800 để tạo ra được những bức ảnh thực sự khác biệt với số tiền đó.Nếu hai tấm ảnh này mình bảo các bạn mình chụp bằng D90 thì các bạn có tin không ?

7459844858_8f5609c315_o

7514692670_8b4f7bf258_o

hoặc bức ảnh này được chụp bằng D90 và ống kính Helios 58 f2 có giá khoảng 500k bạn có tin không ?7265006516_d4112b606d_o

3. VẤN ĐỀ HIỆN TẠI CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ ?

Đây là vấn đề chính mà chúng ta nên quan tâm vì trong hầu hết các trường hợp, máy móc của chúng ta là đủ xài để có thể cho ra những bức ảnh đẹp hơn những gì chúng ta đang có, vấn đề chỉ là chúng ta có biết cách điều tiết ánh sáng, căn bố cục, đơị chờ các khoảnh khắc hay tăng cường kĩ năng Photoshop hay chưa mà thôi. Từ góc độ cá nhân, mình sẽ thực sự chuyển sang một máy ảnh khác khi bản thân đã đạt tới giới hạn của thiết bị và cần thiết thấy phải nâng cấp. Ví dụ như D90mm + Lens macro 60mm cũng sẽ cho tiêu cự tương đương với lens 100mm trên full-frame nhưng ở tiêu cự 60mm, ảnh sẽ bị méo khá nhiều, các đối tượng ở 4 góc sẽ bị kéo dãn dẫn tới thay đổi hình dạng và tỉ lệ —> điều ko được chấp nhận trong làm thương mại.

Mình cũng tim kiếm dynamic range rộng hơn trên các máy mới vì dynamic range rộng sẽ giúp vùng tối của ảnh rất mướt và bảo tồn được nhiều chi tiết, điều này dẫn tới không bị mất chi tiết trên sản phẩm khi trong ảnh có dynamic range quá lớn….đó đều là những điều khó hoặc không thể khắc phục được trừ phi nâng cấp máy.

90% chúng ta đều đang có đủ đồ nghề để chụp ra ảnh đẹp, chỉ là chúng ta chưa biết cách dùng nó cho hết mà thôi.

Một cách thử rất quan trọng nữa là chúng ta có thể tìm từ khoá: “Best photos with” + tên máy ảnh của bạn. Khi đó Google sẽ trả về các topic trên thế giới mà người khác đang dùng máy ảnh của bạn để chụp ra những bức ảnh mà chỉ cần nhìn vào bạn sẽ rơi vào trạng thái suy sụp cực độ vì nhận ra trình độ chụp của chúng ta còn quá thấp và chưa tận dụng được hết những gì chúng ta đang có. Qua quá trình dạy học nhiều năm, mình nhận thấy hầu hết học viên đều đang có đủ, thậm chí thừa về trang thiết bị để có thể chụp ra những tấm ảnh đẹp. Và nếu bạn vẫn chưa tin thì hãy xem hai bức ảnh sau, một bức Drink được chụp bằng Xiaomi Note 2 và 1 đôi vòng được chụp bằng iPhone 5s, bạn sẽ biết được thiết bị không đóng vai trò quá quan trọng nếu bạn không sử dụng nó để đi làm nghề hoặc chụp thương mại.

Chụp bằng Xiaomi Note 2

Chụp bằng Xiaomi Note 2

 

Chụp bằng iPhone 5s

Chụp bằng iPhone 5s

Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi bỏ tiền ra để nâng cấp hoặc chuyển sang một hệ máy mới, 90% các trường hợp chúng ta chưa thực sự phát huy được hết khả năng của trang thiết bị đang có. Còn khi bản thân chúng ta đã biết được tường tận và chứng minh được sự nâng cấp đó là cần thiết vì không thể vượt qua được giới hạn vật lý của chiếc máy ảnh cũ thì mình luôn tin sự lựa chọn của các bạn là hoàn toàn đúng đắn.
Chúc anh chị em sẽ have fun thật nhiều với máy ảnh, đừng suy nghĩ quá nhiều về phải mua cái này hay phải có cái kia mới chụp đẹp được, Hãy đầu tư vào kiến thức và thực hành, mọi thứ đẹp đẽ sẽ tới, cuộc sống mà !!!

Credit

Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh thương mại ChimkudoPro
Mọi trích dẫn phải đính kèm link tới bài viết này

Tháng Mười 13, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.