fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 23: Trở về cổ điển

Trong khi Hà Lan nổi tiếng khắp thế giới về các họa sĩ yêu thích vẽ phong cảnh, họ vô cùng thần tình trong việc mô tả, thì các hoa sĩ lẫy lừng nhất thế giới về phong cảnh trong thế kỷ 17, đều phát ra, từ nước Pháp. Đi đầu có Nocolas Poussin, Claude Lorrain, cả hai đề, sống lâu năm bên Ý và chịu ảnh hưởng mạnh phong cách cổ điển tự nhiên ở đó, tuy nhiên tranh họ có nhiều cái mới lạ.

La Mã là quê hương của phong cách Baroque, vào nửa đầu thế kỷ 17 nó hấp dẫn vô cùng, nên dù Pháp là nước có truyền thống cổ điển, mà vẫn bị xem là yếu hơn do sự ra đi của các họa sĩ. Trong đó, đáng kể nhất là họa sĩ Nicolas Poussin (1594-1665). Ông này có nhiều tác phẩm nổi danh ở La Mã. Nước Pháp, nhờ thế lực của vua Louis XIII và giáo chủ Richelieu, đã lôi kéo Poussin về Pháp năm 1640. Vua Pháp muốn bơm sức trẻ hóa vào nền hội họa truyền thống, nhưng chẳng thành công là bao. Trong khi nền hội họa còn đó vẫn lớn lên, đa dạng và tinh tế trong phong cách. Phải chờ Poussin từ La Mã đem về Pháp cái di sản kế thừa sự hòa hợp và cái đẹp lý tưởng, đã phát huy rực rỡ từ thời huy hoàng của bậc thầy Carracci. Hồi còn ở Ý, ông đã dùi mài, thấm đẫm tinh hoa của thời Phục hưng hoàng kim, luôn cả điêu khắc cổ điển và bậc thầy kiến trúc vòm Domenichino.

Nghệ thuật Poussin thể hiện, trừ phong cách Baroque Ý về mặt xúc cảm, nhưng đồng thời, hy sinh mọi cái không liên hệ đến tinh thần và sự phong phú của Baroque. Điều này, là điểm khác biệt của Poussin với nghệ thuật Tân Cổ điển (Neoclassical art). Nói chung, cách vẽ của Poussin có điểm gần với các họa sĩ thời Phục hưng. Ông đem Baroque tới một nền cổ điển tiết độ, chân phương và phối hợp với nét trong sáng. Poussin là một họa sĩ thông minh xuất chúng, ông có tài gắn bó mọi yếu tố trong tranh thật chặt chẽ. Đó là điểm xuất sắc về hình họa, hiểu biết tổng thể về cái “Đẹp”, vì vậy, mà sự vén khéo trong tranh tỏa ra vẻ duyên dáng vô song. Họa phẩm trở nên vĩ đại do ta cảm xúc hơn là nó thuyết phục ta. Nhà thơ Anh-John Donne cùng thời với ông đã cực tả tranh Poussin bằng ngôn từ “Đẹp hết mình”. Sự hóa diện trong họa phẩm, dã khiến Poussin đạt tới cảnh giới tối thượng trong việc truy tìm cái đẹp.

CÁI ĐẸP CHÂN PHƯƠNG

Nicolas Poussin, “Thảnh gia trên thềm”, năm 1648, khổ 98 x 68cm.

Bức Thánh gia trên thềm, mới ngắm, ta thấy ngay đó không thuần là phong cảnh mà phối với năm người quy vào giữa tranh tạo nên một tam giác cân đối, dưới thềm là cạnh đáy. Đức Mẹ ngồi như trụ giữa, nâng chống Chúa Hài Đồng, Ngài dợm tuột xuống với cậu anh họ (sau này trở thành Thánh John Tẩy Giả – John The Baptist). Hai mẹ con nữ Thánh Elizabeth đều chú ý vào Chúa Hài Đồng. Thánh Giuse ngồi nhích ra sau một cách khiêm nhường trong bóng sẫm, nhưng duỗi chân ra ngay chỗ sáng, làm cân bằng góc tam giác này. Ba vật viền dưới chân họ là giỏ trái cây, biểu tượng đời sống sinh sôi cũng như nhịp sống tuôn trào của gia đình thánh thiện này. Còn hai cái nữa, một là đỉnh hương, gợi nguồn cội Hy Lạp, hai là hộp quà tặng quí giá do ba vua phương Đông dâng, nằm ngay bên dưới thánh Giuse.

Của cải dồi dào từ dưới, dẫn tầm mắt người xem lên theo đường song trụ, tới cổng tường, mở ra bầu trời vô tận. Thánh Gia, ngồi trên thềm, tượng trưng cho con đường lý tưởng vào thiên quốc. Vinh quang dưới trần không mảy may đối xứng với sự chân thiện của Thánh Gia mà cái đẹp là vô cùng, khôn sánh.

Tâm cảnh là quả táo mà tiểu Thánh Gioan, nâng lên cho Chúa Hài Đồng. Trái cây này tượng trưng sự cứu chuộc bắt đầu diễn ra. Có đủ trái chia ra cho mọi người. Mẹ Maria bồng Chúa Hài Đồng, như thể Ngài là một trái cây sống động, và liền gây ra âm vang của ý nghĩa phát bánh thánh. Trong tranh Poussin vẽ, sự tinh tế này chống lên tinh tế kia, mà không chỉ chứa ý niệm thông minh. Ông đem ý này gửi vào hồn ta cho xứng hợp. Tranh này ông vẽ cố nâng dần bước lên ngang tầm tinh thần.

Nicolas Poussin, “Chân dung tự họa”, 1650, khổ 73 x 97cm.

Họa phẩm chân dung tự họa, bày ở bảo tàng viện Louvre nó như thách thức với thời gian trong tranh. Ông nhìn ra một cách nghiêm trọng, với cái mũi đầy kín và cặp môi mím chặt khi vẽ vời. Phía sau, ông hàm ý là nơi trật tự ổn định, đâu vào đó. Tuy nhiên, bức tượng ta thấy là một phụ nữ thật duyên dáng và mấy khung vải cạnh cửa đều trống không, Poussin xuất hiện, đã chuẩn bị sẵn một tư thế khá bí ẩn.

ĐOÀN MỤC ĐỒNG VÀ ARCADIA

Nicolas Poussin, “Et in Arcadia Eạo” (Ta chết trong Areadia), 70°C khổ 121 x 85cm.

Bức họa tựa đề bằng tiếng La tinh Et in Arcadia ego, (Ta chết trong Arcadia), rút ra từ đề tài thi ca đồng dã Ý, hay thơ ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên đồng nội của thi sĩ Theocritus Sicily và Virgil, ở ý tưởng tương tự với phong cách anh hùng ca thời cổ Hy Lạp. Ngoài Poussin, nhiều họa sĩ khác cũng đã từng lấy đề tài Arcadia để vẽ cảnh đồng nội, như danh họa Guernico ở Ý.

Ở đây Poussin trình bày cảnh vài ba nông dân vừa khám phá ra ngôi mộ hoang có khắc những lời kỳ bí như “Ta nay là người nằm trong mộ, nhưng vong linh ta đã từng ở trong hồn Arcadia”. Bức họa này trước kia mang tựa đề Happiness Subdued by Death (Hạnh phúc trong ý thức tử vong) (hiện ở Via, bảo tàng Louvre) được vẽ vào khoảng 1638-1640. Cử chỉ và thái độ ba nông dân, mỗi người một vẻ suy tư, một nỗi niềm riêng. Họ có vẻ thắc mắc về ẩn ý của lời ghi trên bia mô: có thể là hạnh phúc của con người không bao giờ trọn vẹn khi người ta ý thức rõ là ai cũng phải chết? Liệu có cách nào vượt thoát ám ảnh cái chết hay không? Một nông dân ngước mặt lên nhìn Arcadia như muốn hỏi han, có vẻ âu lo, nhưng Arcadia hiện thân niêm tự tin của tuổi trung niên, đặt bàn tay lên vai chàng trai, tỏ vẻ thân thiện và bình tĩnh, cho thấy thái độ thanh thản, coi cái chết là tự nhiên. Quang cảnh trời mây tươi đẹp ở hậu cảnh cũng cho ta một cảm tưởng an nhiên tự tại như ở Arcadia vậy.

Nocolas Poussin, “Đám tang Phocion”, năm 1648, khổ 71 x 47cm.

Bức “Đám tang Phocion”, cho thấy ông vẽ phong cảnh bằng một nghệ thuật sâu thẳm. Có câu chuyện kể về nó, mang tính dạo đức cao cả như sau. Nguyên Phocion là một tướng lĩnh của Athen, ông chủ hòa, trong khi các tướng khác chủ chiến với xứ Macedon. Các kẻ chủ chiến dùng bộ luật cộng hòa để khép ông vào tội chết. Poussin muốn cho ta thấy nạn nhân công chính này bị ám sát rồi chỉ có hai người hầu trung thành, cáng xác ông đi chôn. Họ đem xác ông qua một nơi đây hoạt động xưa cũ, xa bên kia là thành trì rộng lớn, lô nhô nào vòm, nào tháp, nói lên tính trật tự của dân cư trong thành Athen, bận rộn và bình yên sống với công việc của họ.

Tuy nhiên, sau vẻ ổn định bên ngoài, đã ẩn giấu một nỗi buồn thảm gây ra từ sự dối trá làm cõi lòng hai người hầu, sầu hận vô biên khi bước trên mảnh đất văn minh, để chôn cất một người chịu sự bất công, như họ đã phải sống với đồng loại dã man. Ở đây như bày ra quang cảnh một nền công lý bị miệt thị, mà sự tàn ác và ganh ghét đã chiến thắng quá dễ dàng. Tầm mắt được dẫn vào cảnh tượng hấp dẫn, bằng một ý niệm thanh cao và của cái đẹp thể hiện và lan tỏa như một bài thơ sử thi.

CẢNH ĐỒNG QUÊ

Claude Gellée (1600-1682), tên ông gắn với bút hiệu “Lorrain” cho có hơi hướng Đại pháp, họa sĩ này là bạn sống chung với Poussin hồi còn ở La Mã. Lorrain cũng là một nghệ sĩ vĩ đại, nhưng không mang tính tri thức ở chỗ khi Poussin nghĩ ra một việc, thì Lorrain lại dùng trực giác. Một người hiểu đường lối cổ điển, còn người kia vào làng nghệ thuật bằng tưởng tượng và cả hai nhân vật này đều tuyệt vời.

Lorrain giải thoát ta khỏi cái thiên đường cổ điển mà ông chẳng hề đoái hoài trong họa phẩm. Ông nhìn thẳng vào phong cảnh đồng quê ở La Mã, nó đang thấm đẫm nắng vàng, nơi thích hợp với các nữ thần hoặc với các vị anh hùng trong Thánh Kinh. Chúng ta có cùng cảm nghĩ với Lorrain, khi ta ngước trông lên ngọn đồi cây cối xum xuê có thần Paris và ba nữ thần kia để ước xem vẽ cách nào cho thật đẹp trong bức: “Phán quyết của Paris”, hoặc cách ông sắp xếp hai nhân vật Isaac và Rebekah (theo Thánh Kinh) khi họ đến làm lễ kỷ niệm cuộc hôn nhân của họ trong bức “Lễ cưới của Isaac và Rebekah”. “Chủ đề” này không phải tựa đề vì thần Paris, Isaac và Rebekah viện cớ phiêu lưu vào một thế giới đáng yêu đã mất của một đồng quê, đầy chất thơ mộng. 

Claude Lorrain, “Phán quyết của Paris”, năm 1645-1646, khổ 150 x 112cm.

Phong cảnh đẹp nhờ có cây cối và khoảng không rộng rãi, tầm nhìn phóng qua đồi núi, bờ nước ngọn cỏ, phong cảnh tuy không thật, nhưng nó gợi lên cái thật. Theo người thời nay thì bức phong cảnh “Đám Cưới Isaac và Rebekah” có phần đẹp hơn bức “Phán quyết của Paris”, có thể người ta tưởng Lorrain vẽ cảnh không bằng vẽ người. Trong bức Đám Cưới, ông vẽ người bé xíu, đang ăn uống, khiêu vũ trên khoảng đất hẹp, dường như họ cách xa ta cả về khoảng cách lẫn thời gian. Trong khi ta cúi xem từ trên cao và dù Thánh Kinh xem đám cưới này là một phần quan trọng trong việc giao giống của tổ phụ Abraham” nên tác giả vẽ cảnh to lớn, còn con người thì nhỏ nhất. Hẳn ông đã có dụng ý lấy cảnh vật cây cao bóng cả, làmđề tài này mang nặng ý nghĩa sinh tồn.

Claude Lorrain, “Đám cưới của Isaac và Rebekah”, năm 1648, khổ 197 x 149cm.

Trong bức “Phán quyết của Paris”, chúng ta thấy cảnh tượng gần hơn. Cả thảy năm nhân vật, kể cả thần Ái Tình Cupid ai nấy đều có thần thái riêng. Bức họa nắm bắt giây phút mở ra cuộc phán quyết. Hoàng hậu Juno lên tiếng trước hai nữ thần kia, cho rằng với Paris, bà là người đẹp nhất. Paris ngồi mí trên tảng đá, suýt nữa thì tuột xuống khi Juno dợm bước tới. Thần Minerva, ở cương vị một người nữ thông thái, như tránh né ra trước mọi người tuy không cố ý. Nàng đang cúi xuống buộc dép. Lorrain cho nàng khoác nắng vàng, trông mới yêu kiều làm sao.

Claude Lorrain, “Phong Cảnh và Ascanius Bắn Hươu của Silvia”, năm 1682, khổ 150 x 120cm.

Họa sĩ Lorrain ít khi để tâm đến chủ đề như trong bức họa cuối cùng này, bức “Phong cảnh và Ascanius bắn hươu của Silvia”. Ở đây, ông lại dàn trải ra một cảnh thiên nhiên đáng yêu, nhưng lần này nhằm một vụ giết chóc, làm mất cán cân thăng bằng, phá vỡ nền hòa bình trong thời tiền La Mã ở Ý. Lorrain nhắm ngay vào một giây căng thẳng khi cánh cung của Ascenius có thể chúng xuống, mũi tên không bay ra. Ai nấy hồi hộp lo người giết hươu thần, rồi sẽ nổ ra chiến tranh, khuấy động cuộc sống an lành, thảm cảnh sinh ly tử biệt sẽ không sao tránh khỏi, đều gói trọn trong bức họa vĩ đại này.

NGHỆ THUẬT VÀ NHÂN SINH

Poussin là một tài nghệ siêu tuyệt vẽ thiên nhiên, ông nói ai vẽ “chủ đề tầm thường” là bởi “kém tài”. Ý này không nhằm vào Lorrain, nhưng nó có thể chỉ ra lý do vì sao anh em nhà Le Nain và George de la Tour không được đón nhận nồng nhiệt. Họa sĩ le Nains về cuộc sống khiêm nhường của nông dân. Bức “Phong cảnh và nông dân” do Louis le Nain (1593-1648), vẽ ra cảnh buồn nản, nhưng nó lại lôi cuốn bởi sự thiếu hấp dẫn. Nông dân, người đứng kẻ ngồi im lặng trong cảnh tích nhiên, dĩ nhiên họa sĩ không cần nó phải “hấp dẫn” ai đó mà chính là hấp dẫn bằng bút pháp.

Louis le Nain, “Phong cảnh và nông dân”, năm 1640, khổ 57 x 47cm.

TỐI VÀ SÁNG

Georges de la Tour (1593-1652) không hẳn là người vẽ “chủ đề tầm thường”, nhưng vẽ “tranh tối tranh sáng”, liên hệ phần nào đến truyền thống Caravaggesque với tính cách mộc mạc. Hình họa của ông vẽ thưa, trơ trọi. Ông là họa sĩ tỉnh lẻ, nên có lẽ thoát được thứ qui ước gò bó hay “tầm thường” của một tay cổ điển. Bức “Magdalen Hối Hận”, tập trung vào sự thô, mạnh, để mô tả thời huyền sử, mà nhân vật này tương truyền phạm tội thông dâm, nay ngồi khóc than hối lỗi.

Georges de la Tour, “Magdalen hối lỗi”, năm 1635, khổ 93 x 113cm.

Nhưng xem ra, bức này mang ý nghĩa trừu tượng. Magdalen ngồi đắm mình vào trầm tư, bàn tay vuốt ve sọ người, “suy tưởng đời ảo hóa”, Tấm gương trước mặt phản chiếu lại chân dung đó. Chỉ có cây nến phát sáng, hình hài là da bọc xương. Nàng không hối lỗi nhiều bằng suy tư. Họa sĩ đã “dám” bôi đen phần lớn bức tranh cho tối thẫm, làm nàng hiện thân lù lù trong màn đêm như một Lazarus thứ nhì. Đây là một tác phẩm khó quên, tuy mãnh lực của nó thật khó giải nghĩa. Vậy nó tầm thường hay ẩn giấu tinh thần mãnh liệt.

 

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 23: Trở về cổ điển đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Sáu 10, 2019
Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z