Việc mua bán và sưu tầm props chụp food bao giờ cũng là những trải nghiệm đầy “đau thương” mà bất cứ ai đến với Food Photography đều gặp phải. Nó một phần sẽ gây ra lãng phí thời gian, và quan trọng hơn là số tiên tiêu phí cho việc “học sai” này thường khá lớn. Trong bài viết này, Chimkudo Academy sẽ chia sẻ với các bạn 10 tips trong việc mua và sử dụng props chụp food nhằm giúp các bạn có thể tiết kiệm được cả về chi phí lẫn thời gian, đồng thời tạo ra hiệu quả cao trong các dự án chụp food.
1. KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH VỀ MUA PROPS
Đây là sai lầm phổ biến nhất. Chúng ta đi khắp các cửa hàng bán prosp, chỗ nào thấy có cái đẹp đẹp thì mua 1-2 cái. Cuối cùng chúng ta sẽ có 1 tủ props “hỗn độn” mà hầu như chẳng thể dùng kết hợp được với nhau. Việc này giống như bạn đi ra chợ mua đồ nấu ăn mà không biết sẽ nấu món gì. Vì vậy trước khi chụp, hãy lên concept, style và đi lựa props phù hợp với style đó. Như vậy sẽ là tiết kiệm nhất.
2. MUA BÁT ĐĨA CÙNG KÍCH CỠ
Mỗi món ăn sẽ yêu cầu các loại bát đĩa có hình dạng, kích thước và mục đích khác nhau. Bạn không thể lấy 1 cái đĩa đựng tách cafe và cho salad vào đó. Kinh nghiệm xương máu cho thấy thay vì lựa các món đồ kute kute, hãy chú ý vào kích thước. Props chụp food cần có sự đa dạng về kích thước để tạo sự thú vị cho khung hình.
3. DAO THÌA DĨA KÍCH THƯỚC QUÁ LỚN
Khi chụp rustic food, các thứ dao thìa dĩa vintage là những thứ khá khó tìm, đặc biệt là ở Việt Nam do văn hoá Á Đông không sử dụng dao thìa dĩa. Vì vậy ở Việt Nam, các bạn chỉ có thể mua được qua các cửa hàng bán đồ cũ, đồ quân dụng xưa hay mua thẳng trực tiếp từ eBay. Nếu chưa biết mua props ở đâu, mời các bạn đọc bài Mua đồ props chụp food ở đâu.
Tuy nhiên vấn đề hay găp đó là việc sử dụng các thứ này nhiều khi bị sai mục đích. Đó có thể là dùng thìa ăn súp đặt cạnh cốc cafe, con dao cắt thịt dùng để cắt bánh cupcake… Việc sử dụng sai về mục đích này khá dễ phát hiện trên ảnh vì nó sẽ quá to(hay quá nhỏ) so với đối tượng chính. Vì vậy to hơn chưa hẳn lúc nào cũng tốt hơn. Hãy dùng phù hợp và vừa đủ. Hiện tại trên shopee có rất nhiều các bộ dao thìa dĩa xinh xinh dùng rất hợp với các món ăn be bé thay vì dùng các set dành cho món ăn mặn.
4. PROPS RẺ THƯỜNG KHÔNG ĐẸP
Trong rustic food, mọi người hay có xu hướng dùng các đồ xưa cũ và trông khá “cheap”. Tuy nhiên đó cũng là lỗi phổ biến đối với những người mới bắt đầu. Rustic là cũ nhưng không có nghĩa là rẻ tiền, đồ đắt tiền cũ nhìn vẫn đẹp và sang hơn rất nhiều với đồ rẻ mà cũ.
Ở Việt Nam, chúng ta có rất nhiều cửa hàng bán gốm Nhật và một điều tuyệt vời là mấy món gốm Nhật đó lên hình khá ổn. Tuy nhiên gốm Nhật giá rẻ khoảng <50k/món thường cũng lên hình khá “rẻ”. Đây cũng là kinh nghiệm lớn của Chimkudo khi thời gian đầu hầu hết sưu tầm các món đồ giá rẻ. Rẻ chưa chắc bao giờ cũng phải là tốt.
5. BÁT ĐĨA NHIỀU HOẠ TIẾT
Việc bát đĩa có nhiều hoạ tiết, đặc biệt là các hoạ tiết kute con thỏ con gấu..sẽ rất kén concept và thường chỉ dùng được trong 1-2 ảnh. Như vậy việc tái sử dụng ít sẽ làm gia tăng chi phí mua đồ cho lần sau. Chưa kể tới việc đồ bát đĩa nhiều hoạ tiết sẽ làm phân tâm người xem vào đồ ăn. Trừ phi sử dụng có mục đích là tôn vinh bát đĩa cốc tách, còn không, các đồ bát đĩa ít hoạ tiết sẽ là lựa chọn an toàn và tôn được food nhất.
6. MUA SET 8 MÓN DAO DĨA LÀ THỪA
Trừ phi bạn muốn chụp nguyên 1 set ăn to, còn nếu chỉ là 1-2 món thì bộ dao thìa dĩa 3-4 món là vừa đủ. Không ai yêu cầu ảnh có 2 món ăn là phải đầy đủ 2 bộ dao thìa dĩa cả, nó tạo nên chất life-style hơn là set kiểu bàn tiệc khách sạn.
7. SỬ DỤNG BÁT ĐĨA TRẮNG TRÊN NỀN ĐEN TRONG CÁC SHOT MYSTIC LIGHT
Rất nhiều các bạn chụp food ưa thích thể loại dark food(mystic light), tuy nhiên thứ cần sáng duy nhất trong thể loại này là food chứ không phải đĩa, bát. Vì vậy nếu gout của bạn là dark food thì bát đĩa của bạn nên là màu đen hoặc ít nhất màu tối, gần tiệp tone với background. Khi đó food của bạn sẽ thực sự là hero của shot hình.
8. BÁT ĐĨA BÓNG MỜ, TRƠN MATE LÀ TỐT NHẤT
Trong food, lỗi hay mắc phải là chúng ta sử dụng đồ props có lớp men bóng loáng. Nó sẽ gây ra các phản xạ từ nguồn sáng thành các mảng trắng lốp, nhìn rất phân tâm cho đồ ăn. Thay vào đó, hãy lựa chọn các đồ bát đĩa với lớp men sần, nhám hoặc trơn lì. Các bề mặt đó sẽ hút sáng hơn, làm ánh sáng trên nó dịu đi và qua đó tôn đồ ăn lên hơn nhiều.
9. DÙNG GIẺ LAU BẾP LÀM KHĂN ĂN
Mặc dù nghe có vẻ “liên quan” nhưng những chiếc khăn ăn luôn có chất liệu đẹp hơn nhiều những miếng giẻ lau. Một chiếc khăn ăn tốt sẽ mềm mại và có texture không quá thô ráp, sợi vải không quá to, dệt kĩ sẽ là người bạn hoàn hảo bên các shot hình. Các khăn ăn khi đưa vào khung hình thường có phần nhiều làm từ cotton pha chút polyester với các màu pastel, đặc biệt là màu ghi xám, xạnh blue nhạt hay xanh blue tối.
10. PROPS MÀ AI CŨNG CÓ THÌ NHẠT NHẼO
Rustic food không phải là cứ lôi các đồ đạc trong nhà ra chụp. Nó là cũ kĩ nhưng phải cũ đẹp. Trong marketing, độc đáo và hiếm có cũng là một thứ gây nên sự thèm muốn ở người sử dụng. Đó là lý do hầu hết các food photogarpher hay stylist đều bỏ tương đối thời gian đi lục lọi khắp nơi nhằm kiếm được những món đồ độc lạ nhưng vẫn mang hướng cần truyền tải. Ngay kể cả khi bạn chụp “trắng sạch thơm hiện đại”
thì các bộ dao bát đĩa sang xịn khó tìm cũng làm ảnh của ban trở nên khác biệt với các đối thủ khác.
PROPS KHÔNG BAO GIỜ MUA ĐƯỢC TRONG 1 THỜI GIAN NGẮN
Không có một nơi nào cung cấp cho bạn 1 collection props để bạn chỉ có thể vung tiền ra mua và vác về. Kho props của dân chụp food bao giờ cũng được xây dựng qua nhiều năm, tích luỹ từ nhiều dự án vào mà thành. Sẽ phải có những lần mua sai, để rồi sau đó vứt đi ko thể dùng được nhưng có được kinh nghiệm. Có những lúc mua cả tá đồ kute về nhưng liểng xiểng mỗi cái 1 phong cách thì lúc sắp đồ cũng chịu.
Vì vậy, việc sưu tầm props là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và nghiên cứu. Tuy nhiên với những gợi ý trên từ Chimkudo, các bạn sẽ tránh được rất nhiều trường hợp thử và sai như vậy và qua đó giúp bạn tiết kiệm được một số tiền đáng kể để dùng cho việc khác, ví dụ như……mua props đẹp !!!
—–
Bản quyền bài viết thuộc về © Học viện nhiếp ảnh Thương Mại Chimkudo Academy – Lighten your values
Cover image ©Petrina Tinslay
© Không được thích dẫn một phần hay toàn bộ nội dung mà chưa được sự đồng ý của Chimkudo Academy.
Bài viết 10 lỗi khi sử dụng props chụp food photography đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây