fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Chọn mua máy ảnh – Cảm biến to hay nhỏ cho bạn ?

Khi chọn mua máy ảnh, việc quyết định mua máy nào thì tốt là một câu hỏi thường nhật. Dưới góc độ của người amateur, chúng ta thường quan tâm tới bao nhiêu mega pixel hơn là “kích cỡ cảm biến to hay bé” – yếu tố được dân chuyên nghiệp quan tâm, Trong bài viết này, Chimkudo Academy chia sẻ một số kiến thức cơ bản về kích thước cảm biến để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về “Kích thước cảm biến ảnh hưởng thế nào tới chất lượng hình ảnh”. 

Không chỉ trong thời đại công nghệ ngày nay mới có sự khác biệt nhau về kích cỡ cảm biến máy ảnh, sự tương tự cũng xuất hiện ngay từ thời trước khi máy film có các loại kích cỡ film khác nhau ví dụ như là film khổ lớn, film khổ vừa, film 35mm (film 135), hay loại nhỏ hơn như film 24mm (film APS) và film 110. Trong tất cả những loại đó, film 35mm là loại trung bình với kích cỡ 24x36mm. Film 35mm được sử dụng trên hầu hết các dòng máy film từ máy cầm tay đến máy gương lật chuyên nghiệp. Film 110 nhỏ hơn lại được dùng cho những chiếc máy vô cùng đơn giản ví dụ như Kodak Pocket Instamatic. Trong khi đó, film APS (Advance Photo System) được sử dụng với những bức ảnh cần chi tiết tốt, cổ điển và toàn cảnh. Sau tất cả, 35mm vẫn luôn là được ưa chuộng nhất trong giới chụp ảnh film.

mua máy ảnh gì chụp đẹp

Máy ảnh Kodak Pocket Instamatic và film – @ebay.com

Ngày nay, cảm biến full frame trên các dòng DSLR có kích cỡ tương đương 35mm. Nó được coi là cảm biến tốt nhất hiện tại, hoặc chí ít là tốt nhất mà chúng ta có thể mua.

Kích cỡ thật của một số cảm biến phổ thông trên thị trường.

Cảm biến full frame luôn được ưa chuộng nhất, nhưng không có nghĩa chúng là lựa chọn tốt nhất để sử dụng. Thỉnh thoảng những cảm biến nhỏ hơn hoặc lớn hơn cũng được dùng trong một vài thể loại nhiếp ảnh khác nhau.

Các kích thước cảm biến khác nhau

Ở thời đại công nghệ này, có rất nhiều kích cỡ cảm biến đã xuất hiện, chúng bắt đầu từ những cảm biến 1/ 3.5” (3x4mm) rồi tăng dần lên như 1/ 2” (6.4×4.8mm) cho đến bây giờ thì cảm biến 1” vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Sau đó, cảm biến lớn hơn như micro 4/ 3 (17.8×13.4mm) xuất hiện và cả cảm biến 1.5 hay 1.6 trên máy crop nữa, chúng giống như film APS vậy. Và cuối cùng thì chúng ta có cảm biến fullframe, thậm chí cả những cảm biến lớn hơn trên máy Medium Format và Large Format.

Hơn thế nữa, những cảm biến mini cỡ 1/ 5 (2.55×1.91mm), 1/ 7 (1.85×1.39mm) cũng đã xuất hiện trên các chiếc smartphone. Chất lượng của những bức ảnh tạo ra bới chúng được cải thiện rất nhiều qua từng năm. Những tấm ảnh này, không những vậy, được dùng vào rất nhiều mục đích thương mại khác nhau.

Những kích thước cảm biến khác nhau

Quả thật, việc chia các loại cảm biến ra thành nghiệp dư, bán chuyên hay chuyên nghiệp là một việc hoàn toàn thiếu thực tế. Tôi nghĩ những loại cảm biến khác nhau có thể cùng tồn tại, dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư, một vài trong số chúng là những sự lựa chọn cực kỳ sáng suốt cho một số lĩnh vực nhất định. Sau đây tôi sẽ đưa ra những loại máy ảnh khác nhau và cảm biến mà chúng phù hợp nhất.

Compact camera – máy ảnh du lịch

Những chiếc máy này thường có cảm biến rất bé, khoảng 1/ 3” cho đến 1/ 2” do đó chúng thường rất nhỏ gọn và dễ dàng cầm theo bên mình. Chính bởi những chiếc cảm biến bé như thế này mà tiêu cự chúng rất nhỏ, độ sâu trường ảnh dày. Chúng không dành cho những ai yêu thích những tấm ảnh xoá phông mạnh, hay yêu cầu độ nhạy sáng(ISO) lớn vì chúng cho ra rất nhiều những hạt noise khi ISO được đẩy lên quá cao. Vì vậy, khi chọn mua máy ảnh ở thời điểm hiện tại, rất ít người tỏng chúng ta sẽ lựa chọn dòng máy này.

Chính bởi những chiếc cảm biến bé như thế này mà tiêu cự nhỏ, độ sâu trường ảnh dày ngay cả khi mở khẩu ra 2.8.

Bridge và Superzoom camera – Máy ảnh siêu zoom

Những chiếc mày này vẫn không có lens rời, là dạng lai của dòng compact với DSLR hay mirrorless. Chúng thường xuyên được trang bị những cảm biến với kích cỡ 1/ 2” đến 1”. Dù chúng to hơn dòng compact một chút nhưng nhìn chung vẫn khá là bé. Chúng cũng cho ra những tấm ảnh kích thước lớn hơn cùng với tiêu cự nhỏ. Những chiếc máy “siêu zoom” thậm chí còn cho ra những tấm ảnh tương đương với khi zoom những chiếc fullframe tới tiêu cực 1000 hay 2000mm.

Những chiếc bridge và superzoom với cảm biến lơn hơn đôi chút có vẻ chuyên nghiệp hơn dòng compact.

Những chiếc máy ảnh kiểu này phù hợp với những photographers thích chụp với tiêu cự lớn mà không cần phải trang bị những gear quá hằm hố, nặng nề. Nhưng cũng như compact, độ sâu trường ảnh của nó lại là một vấn đề khá lớn và thường khi xoá phông, bokeh phần hậu cảnh không được “mướt” như trên các dòng máy ảnh có ống kính rời.

Micro 4/3 cameras

4/3 Camera được trang bị cảm biến chỉ bằng một nửa so với fullframe, và lens rời. Kích thước nhỏ khiến cảm biến này có một độ sâu trường ảnh lớn và tiêu cự gấp 2 lần trên máy fullframe. Nó phù hợp với những photographers thích chụp hoang dã khi tiêu cự rất lớn, hay những photographers chụp phong cảnh thích những bức ảnh nét toàn bộ khung hình.

Người thường xuyên đi xa và đi du lịch được hưởng lợi rất nhiều từ việc những chiếc máy ảnh dòng này khá là nhỏ gọn nhưng lại có một tiêu cự lớn.

Những chiếc máy ảnh cỡ 4/3 làm cho lens tele thậm chí như được dài ra rất nhiều. Như ở đây tôi đang sử dụng một chiếc lens 100-400mm. Nó tương đương với lens 200-800 trên cảm biến fullframe.

APS-Crop Camera – Máy ảnh Crop

Với cảm biến lớn hơn chút nữa, ta có 02 kích cỡ cảm biến crop rất phổ biến là 1.5” và 1.6” trên các máy DSLR và mirroless. Chính bởi các kích cỡ lớn hơn trên cảm biến này nên cả điểm yếu về tiêu cự cũng như độ sâu trường ảnh được giảm đi đáng kể so với các dòng bên trên, do đó chúng ta có thể dùng nó trong nhiều thể loại nhiếp ảnh khác hơn. Không những vậy, kích thước nhỏ gọn lại là một lợi thế lớn trong mắt nhiều photographers.

Những chiếc APS-C có cảm biến tương đương với film APS khắc phục được nhiều nhược điểm dòng máy kể trên nhưng vẫn giữ được vóc dáng nhỏ gọn.

Những chiếc mảy ảnh crop to hơn khá nhiều so với Micro 4/3 camera nhưng chúng cũng không quá cồng kềnh nhưng những máy fullframe. Theo quan điểm của tôi thì chúng là sự lựa chọn sáng suốt nhất trong giới nhiếp ảnh do giá cả phải chăng và là lựa chọn tuyệt vời cho hầu hết những ai đang chọn mua máy ảnh để bắt đầu. Tuy vậy, chúng vẫn cho ra những bức ảnh khá noise nếu đẩy ISO lên cao so sánh với dòng máy ảnh fullframe. Một điều khá thú vị là nếu chụp trong studio, đặc biệt là chụp ảnh sản phẩm hay chụp ảnh đồ ăn dùng đèn flash thì máy ảnh crop cho kết quả rất tốt và không hề quá thua kém full-frame trong khi lại tiết kiệm được kha khá tiền.

Cảm biến crop thường xuyên được sử dụng trên những chiếc DSLR chuyên nghiệp như Canon EOS 7D mark II và Nikon D500.

Full Frame Camera

Cuối cùng chúng ta có cảm biến full frame, chân lý của nhiều photographers. Nói thế thì hơi quá nhưng sự thật thì chúng luôn được cân nhắc là sự lựa chọn hàng đầu. Chúng rất hữu dụng khi chụp ảnh chân dung bới độ sâu trường ảnh thay đổi, xóa phông rất linh hoạt và mướt. Nhưng tôi nghĩ đấy lại không phải lựa chọn tốt nhất cho những ai cần tiêu cự lớn hoặc không cần thiết độ sâu trường ảnh phải quá mỏng ví dụ như những người chụp phong cảnh.

Sự cân bằng giữa kích thước cảm biến và mật độ điểm ảnh giúp chúng có khả năng chịu noise rất tốt khi đẩy ISO lên cao. Những máy ảnh full frame thường phải được trang bị các lens đồ sộ và nặng nề khiến chúng không phải là một lựa chọn sáng suốt cho những ai thích sự linh hoạt và gọn nhẹ.

Tuy chúng ta có thế thấy nhiều kích thước máy ảnh khác nhau trang bị cảm biến full frame, nhưng chúng đều yêu cầu những chiếc lens khá đồ sộ (ít nhất là khi so sánh với những máy ảnh cảm biến nhỏ hơn.

Medium Format cameras (những máy ảnh khổ trung)

Những cảm biến lớn hơn được gọi là những cảm biến khổ trung. Những cảm biến lớn như thế này đem lại dải màu cũng như ISO rất rộng. Trong những năm trở lại đây, những chiếc máy khổ trung như thế này đã có giá dễ chịu hơn nhờ được hưởng lợi từ công nghệ mirrorless, giờ đây nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như bán chuyên đã có cơ hội tiếp cận. Hiện nay, đã có nhiều chiếc Medium Format không cần đến gương lật nên kích thước chúng đã đỡ quá khổ hơn trước rất nhiều, nhưng chúng vẫn phải dùng đến hệ thống lens quá đỗi khổng lồ.

Một trong những chiếc khổ trung có giá dễ chịu nhất. Mặc dù công nghệ mirrorless đã làm chúng nhỏ lại đi một chút nhưng chúng vẫn lớn hơn tương đối với các dòng máy ảnh khác.

Chọn lựa thông minh

Nếu như bạn cần một chiếc máy ảnh cho một lĩnh vực cụ thể, tôi nghĩ sẽ sáng suốt hơn rất nhiều khi suy nghĩ thấu đáo về kích thước ảnh, độ sâu trường ảnh, trọng lượng, độ nhạy sáng và nhiều vấn đề khác nữa. Bởi vì thông thường người ta khi chưa có kiến thức đủ sâu sẽ luôn khuyên bạn là mua máy full frame.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau để đưa ra những quyết định đúng đắn khi chọn mua máy ảnh để phù hợp với túi tiền của mình.


Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy
Không được sao chép, trích dẫn toàn bộ hoặc một phần khi chưa có sự cho phép từ Chimkudo Academy.

 

 

Bài viết Chọn mua máy ảnh – Cảm biến to hay nhỏ cho bạn ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Hai 28, 2019
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.