Xây dựng thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp và kết nối với khách hàng bởi nó chính là cầu nối giúp công chúng có được nhìn nhận khách quan về doanh nghiệp của bạn. Cho dù bạn làm ngành nghề gì, doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thì sau đây là 20 số liệu sẽ “khai sáng” cho bạn về tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình:
1. 94% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trung thành với nhãn hàng nào mang lại sự minh bạch hoàn toàn.
Tất cả những nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu qua việc minh bạch về các nguồn lực hay tổng chi phí sản phẩm hoặc dịch vụ, thì cuối cùng đều sẽ lấy được sự trung thành từ khách hàng. Quan trọng nhất, người tiêu dùng luôn kỳ vọng vào những gì bạn đã cam kết và hãy luôn hết mình thực hiện cam kết đó. Với Chimkudo Academy, chúng tôi cam kết và luôn nỗ lực để mang tới những khoá học Nhiếp ảnh Thương Mai, Quảng cáo với tiêu chuẩn quốc tế, được dẫn dắt bởi các giảng viên đầu ngành cùng mạng lưới việc làm và cộng đồng hữu ích.
2. 64% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ tin tưởng một thương hiệu nếu như nhận được nhiều giá trị chung.
Thông điệp và hình ảnh của thương hiệu không chỉ truyền tải sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng, mà còn cả giá trị vô hình của tổ chức đó nữa. Hãy đảm bảo rằng các khách hàng mục tiêu nắm rõ được giá trị thương hiệu của bạn, cho dù đó là về cộng đồng, chất lượng hay sự bền vững. Với Chimkudo Academy, chúng tôi xác định hình mẫu thương hiệu là Người Truyền Cảm Hứng để mỗi cá nhân phát huy được những giá trị của mình, giúp công việc, cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
3. Chỉ 6/10 marketers nghĩ rằng thương hiệu của họ phù hợp với chiến lược định hướng của cả công ty.
Đối với nhiều doanh nghiệp đối thủ, rủi ro đặt ra là những nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ có thể không phù hợp hoàn toàn với phần còn lại của doanh nghiệp. Vậy nên lời khuyên là hãy nên tập trung xây dựng thương hiệu của bạn và tích hợp nó một cách có chiến lược với các lĩnh vực khác trong doanh nghiệp. Ở Chimkudo, brand guideline là một tài liệu bắt buộc với mỗi nhân sự khi bước chân vào công ty.
Dịch vụ khách hàng không nên là một bộ phận, đó cần là toàn bộ công ty – Tony Hsieh
4. Màu sắc sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu lên tới 80%
Theo nghiên cứu của trường Đại học Loyola. Không có gì đáng buồn hơn một logo nhạt nhẽo và không mang lại chút cảm hứng nào, vì vậy hãy đảm bảo rằng bộ nhận diện thương hiệu của bạn phải trông thật sắc nét, đầy màu sắc, dễ nhớ và quan trọng là phải thật khác biệt với các đối thủ. Nếu bạn chưa có kiến thức về màu sắc trong thương hiệu, hãy đọc bài viết này.
5. 53,9% người tiêu dùng không tin vào các nội dung có chứa quảng cáo và sponsor chạy trên các trang tin tức hoặc các trang web khác.
Thời gian gần đây, các nội dung được sponsored có chứa quảng cáo đang trở nên ngày càng phổ biến. Trong một vài trường hợp nó có thể hữu ích, nhưng phần lớn người tiêu dùng bây giờ cảm thấy khá “dị ứng” với các nội dung như vậy, nên hãy xem xét nếu như bạn không muốn họ phản ứng tiêu cực với thương hiệu của mình.
6. Mỗi ngày, có tới 2,1 triệu nội dung tiêu cực về các thương hiệu ở Mỹ trên các mạng xã hội.
Khi một thương hiệu nào đó bị dính “phốt”, người tiêu dùng thường rất thích bày tỏ quan điểm của họ trên các trang mạng xã hội. Và tất nhiên sai lầm là không thể tránh khỏi, tuy nhiên, cách mà các nhãn hàng theo dõi và phản hồi lại những khiếu nại này mới là chìa khoá trong việc gìn giữ mối quan hệ với khách hàng.
7. Ưu tiên của các quản lý thương hiệu và nhà tiếp thị hiện nay là thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Với việc chiếm 34% và đứng đầu trong cuộc khảo sát gần đây. Bên cạnh việc giữ cho thương hiệu độc đáo, thú vị và hấp dẫn, các chuyên gia marketing cũng đang cố gắng tung ra mọi các nỗ lực xây dựng thương hiệu của họ để thu hút thêm nhiều khách hàng.
8. 42% người tiêu dùng nói rằng họ không tin tưởng các thương hiệu cho lắm.
Phải kể đến là dịch vụ khách hàng kém, một sản phẩm bị lỗi hoặc không đáp ứng được kỳ vọng, nhiều người tiêu dùng vẫn còn nghi ngờ về những gì thương hiệu hứa hẹn và cung cấp. Tuy nhiên, cũng đừng để bị ảnh hưởng tiêu cực bởi điều này, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn có một thông điệp rõ ràng, súc tích và đáng tin cậy và đừng bao giờ thôi nỗ lực để hoàn thành lời hứa của mình
9. Sự nhất quán trong việc thể hiện giúp tăng doanh thu của nhãn hàng trung bình 23%.
Để thành công, sự lặp lại và tính nhất quán là hai nền tảng thiết yếu của bất kỳ nỗ lực xây dựng thương hiệu nào. Bằng cách liên tục thể hiện thương hiệu của bạn một cách nhất quán, dần dần, người tiêu dùng sẽ thuộc lòng các giá trị thương hiệu của bạn và sẵn sàng mua hàng hơn. Một số các ví dụ đơn giản như nội dung bài post fb có định hướng rõ ràng, tần suất ổn định và thông điệp nhất quán qua thời gian.
10. 65% người tiêu dùng cảm thấy có cảm tình với một thương hiệu nào đó, họ nói rằng đó là vì: “Họ quan tâm đến những người như chúng tôi”.
Việc tạo nên một sợi dây kết nối lâu dài giữa khách hàng và thương hiệu không chỉ đơn thuần là một giao dịch. Thương hiệu của bạn nên thể hiện sự quan tâm tới các vấn đề của khách hàng và bày tỏ thiện chí muốn giải quyết chúng.
11. Trong khi đó, 65% người tiêu dùng nói rằng họ cảm thấy thất vọng về quan điểm chính trị của một số thương hiệu.
Tham gia vào một hoạt động hoặc quyên góp cho một chiến dịch chính trị cũng như việc tham gia một khoá học thôi, nhưng ai khôn ngoan thì sẽ biết rằng không nên để thương hiệu của bạn với dính líu tới bất cứ điều gì liên quan tới chính trị hoặc gây tranh cãi. Chẳng thương hiệu nào lại muốn mạo hiểm để khiến một bộ phận lớn khách hàng phải xa lánh cả.
12. 45% người tiêu dùng sẽ sẵn sàng hủy theo dõi một thương hiệu nào đó nếu hoạt động của họ bị chi phối bởi việc tự quảng cáo.
Xây dựng thương hiệu và marketing không chỉ là vấn đề riêng của bất kì nhãn hàng nào. Bạn cần cung cấp thông tin có giá trị, hấp dẫn và bổ ích để xây dựng niềm tin đối với khách hàng. Hãy khiến cho các bài đăng trên mạng xã hội của bạn là về khách hàng và nhu cầu của họ, chứ đừng chỉ ba hoa về việc thương hiệu của bạn tuyệt vời như thế nào. Bạn nên tránh tuyệt đối các hình thức quảng cáo mà có thể gây sự khó chịu và kém thân thiện cho khách hàng của mình.
13. 50% người tiêu dùng cảm thấy như hầu hết các chiến dịch truyền thông của thương hiệu thường có nội dung lan man.
Điều này lại liên quan tới mục trên – đảm bảo thương hiệu của bạn phù hợp với các mục tiêu kinh doanh chiến lược của tổ chức. Khi xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu – cho dù là ấn phẩm bản cứng hay bản mềm – thì đều nên ngắn gọn, phù hợp và nhiều thông tin. Điều này có thể được đảm bảo khi bất cứ ai cũng nắm được tinh thần của Brand Guideline và nó nên được in ra, dán ở nhiều nơi trong công ty.
14. 77% các marketers nói rằng việc xây dựng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng trong tương lai.
Bài toán này vô cùng đơn giản: càng có nhiều người thực sự biết bạn là ai, bạn cung cấp những gì và những giá trị mà bạn mang lại, thì bạn càng được săn đón. Tăng trưởng không phải lúc nào cũng diễn ra một cách tự nhiên, vậy nên việc xây dựng thương hiệu nên là một phần quan trọng trong chiến lược của tổ chức để có thể mở rộng và phát triển.
15. 57% người tiêu dùng nói rằng việc không giải quyết kịp thời những đánh giá tiêu cực là một lý do chính đáng để họ quay lưng với một thương hiệu.
Các trang web đánh giá như Yelp và TripAdvisor đã trở dần nên phổ biến và trở thành nền móng cho những quyết định của người tiêu dùng. Hãy đảm bảo việc quản lý thương hiệu trực tuyến của bạn hoạt động hiệu quả bằng cách theo dõi và giải quyết mọi khiếu nại hoặc đánh giá tiêu cực. Phần lớn, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng tha thứ, thâm chí còn tăng cường mức độ trung thành nếu chúng ta giải quyết các vấn đề đó một cách thoả đáng. Tuy nhiên hãy nhớ điều đầu tiên: “Luôn là người xin lỗi”
16. 80% người tiêu dùng cho rằng tính xác thực một yếu tố quan trọng quyết định việc họ có theo dõi một thương hiệu nữa hay không.
Điểm mấu chốt là, mọi người có thể dễ dàng nhận ra khi một thương hiệu nào đó có vẻ dối trá, không tôn trọng hoặc ba hoa phóng đại. Vậy nên hãy tạo ra những nội dung trung thực, có tính xác thực cao và hữu ích để phát triển mối quan hệ tin cậy giữa khách hàng và thương hiệu của bạn.
17. 91% các marketers nói rằng họ sử dụng content marketing để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.
Cho dù qua việc viết blog, sản xuất video hoặc viết các bài báo chuyên sâu và nghiên cứu trường hợp, content marketing đang dần trở thành một vị trí trụ cột đối với thương hiệu trong thời buổi kỹ thuật số. Hãy cố gắng sáng tạo ra nhiều nội dung hiệu quả và hữu ích để khẳng định vị trí là một chuyên gia trong ngành của bạn. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều chỉ chăm chăm vào việc làm content mà thậm chí chẳng quan tâm tới content thực sự là gì. Content bản chất phải mang tính unique, việc copy và thó content từ Internet chỉ làm cho thứ hạng SEO của bạn giảm xuống mà thôi.
18. Đối với hơn 70% số quản lý của các thương hiệu, việc xây dựng tệp khách hàng quan trọng hơn việc chuyển đổi doanh số.
Khi nói đến chiến lược xây dựng thương hiệu, thành công không phải lúc nào cũng được tính bằng doanh số trực tiếp hoặc bằng số đô la. Quan điểm của tiếp thị thương hiệu là xây dựng và thiết lập niềm tin, từ đó sẽ biến mọi người trở thành khách hàng của mình. Khách hàng không bao giờ mua hàng từ một brand mà họ không có cảm tình.
19. 50% người tiêu dùng theo dõi ít nhất một thương hiệu trên các mạng xã hội.
Bạn có thể nghĩ rằng mọi người sử dụng mạng xã hội chủ yếu để tương tác với bạn bè và gia đình, nhưng thực tế là mọi người cũng hay tìm kiếm và theo dõi các thương hiệu trên các trang như Facebook, Twitter và Instagram. Bạn có thể sẽ không biết được là khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm các thương hiệu trên mạng xã hội, vì thế nên để đề phòng, hãy chắc chắn rằng tên thương hiệu của bạn có ở đó.
20. 63% người tiêu dùng nói rằng họ đã bắt gặp nhiều nội dung đáng thất vọng của một thương hiệu nào đó.
Và hơn thế nữa, 23% nói rằng họ sẽ quay lưng với thương hiệu sau trải nghiệm thất vọng ấy. Bài học rút ra là hãy chắc chắn rằng bạn đăng và chia sẻ những nội dung có giá trị liên quan đến thương hiệu của bạn chứ không phải là những nội dung câu like rẻ tiền làm cho người tiêu dùng thất vọng.
Trên đây là 20 số liệu thống kê nhằm nhắc nhở mỗi doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong việc thu hút, tương tác và cuối cùng là bán cho thị trường mục tiêu của bạn.
Credit
—
Translated from Zimmercommunication
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý
Bài viết 20 chỉ số đánh giá trong việc xây dựng thương hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây