fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Chụp food với một đèn

One Light Set Up Food Photography-Darina Kopcok-DPS

Khi chụp ảnh đồ ăn, người ta thường hướng đến chọn kiểu ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, một điểm yếu của nguồn sáng tự nhiên là chúng rất khó kiểm soát, và do vậy gây khó khăn trong việc đảm bảo được chất lượng của bức ảnh. Hầu hết mọi nhiếp ảnh gia chụp food chuyên nghiệp đều sử dụng ánh sáng nhân tạo để có thể thực sự điều khiển được nguồn sáng để tạo ra ánh sáng mong muốn. Nghe hai chữ “chuyên nghiệp” thì có vẻ phức tạp, nhưng thực chất việc sử dụng ánh sáng nhân tạo cũng có thể rất đơn giản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua các cách setup đơn giản để chụp food với một đèn mà vẫn ra được các hiệu ứng chuyên nghiệp.

Một chiếc đèn hoàn toàn có đủ khả năng đảm bảo cho bạn một bức ảnh chụp food đẹp, trường hợp ngoại lệ là những lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như chụp food quảng cáo hoặc ảnh sản phẩm. Setup một đèn lý tưởng nhất khi chụp ảnh đồ ăn cho blog, nhà hàng hay ảnh editorials trên những tạp chí ẩm thực. Với setup đơn giản này, bạn có thể dễ dàng mô phỏng ánh sáng qua khung cửa sổ với hướng bóng đổ nghiêng như ngoài môi trường tự nhiên.

One Light Set Up Food Photography-Darina Kopcok-DPS

NHỮNG LOẠI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO

Có rất nhiều loại nguồn sáng nhân tạo khác nhau. Loại thường hay được dùng nhất là monolight (hay đèn flash studio mà chúng ta vẫn hay gọi). Với Monolightm bên trong thân đèn có đầy đủ tất cả các thành phần và có thể hoạt động độc lập(khác với flash head cần cắm vào 1 cục pin bên ngoài).

Khi chụp ảnh quảng cáo hoặc ảnh sản phẩm, bạn cần đóng khẩu xuống khoảng f/16 để đạt được độ sắc nét cao nhất mà vẫn tránh được hiện tượng nhiễu xạ quang học thường thấy ở khẩu độ nhỏ. Với những buổi chụp có tính chuyên nghiệp cao như vậy, bạn sẽ cần nguồn điện công suất cao hoặc thậm chí có thể sẽ phải thuê thêm ắc quy công suất mạnh ở ngoài.

Tuy nhiên, nếu chỉ chụp ảnh editorial, bạn sẽ chỉ cần đến một monolight 500 watt. Thậm chí với light modifier phù hợp thì chỉ dùng đèn speedlight thôi cũng có thể tạo được ánh sáng mong muốn. Nhiều nhiếp ảnh gia chụp food dùng những nguồn sáng liên tục, ví dụ như một tấm LED, để có thể quan sát trước hướng bóng đổ trước khi bấm nút chụp.

One Light Set Up Food Photography-Darina kopcok-DPS

TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU CHỤP

Trước khi chụp, bạn nên hình dung trước trong đầu bức ảnh cần chụp. Bạn muốn ánh sáng mềm mại và nhẹ nhàng, hay bạn muốn có vùng tối sâu với độ tương phản mạnh? Bạn cần ánh sáng mềm hay ánh sáng gắt? 

Độ tương phản giữa sáng và tối càng cao thì bức ảnh sẽ càng đậm vẻ kịch tính. Nhiều khi đối tượng chụp sẽ giúp bạn tìm ra phong cách nên hướng tới. Giả dụ như bạn đang chụp ảnh kem, món này thường gắn liền với mùa hè và có màu sắc tươi sáng; vì vậy sử dụng ánh sáng mềm hoặc phong cách tươi sáng đậm màu là lựa chọn hợp lý. Nhưng dù là ánh sáng mềm hay ánh sáng gắt cũng nên được tán qua một lớp diffuser để tạo được hiệu ứng chuyển vùng trên sản phẩm mềm mại hơn.  

One Light Set-Up For Food Photography-Darina Kopcok-DPS

NHỮNG KIỂU ĐÁNH SÁNG

          ĐÁNH SÁNG CẠNH

One Light Set Up Food Photography-Darina Kopcok-DPS

Đánh sáng cạnh(side light) là khi nguồn sáng được đặt ở góc 9h hoặc góc 3h. Người phương Tây thường đọc chữ từ trái qua phải, và khi nhìn ảnh con người có xu hướng tập trung vào phần sáng nhất đầu tiên. Vì vậy, việc đặt nguồn sáng phía bên trái có thể sẽ hợp lý hơn; nhưng trong quá trình chụp bạn cũng nên thử đánh sáng từ góc 3h và quan sát sự khác nhau giữa hai bên. 

Đánh sáng side light là lựa chọn phổ biến trong chụp food với một đèn nhờ khả năng đa dụng của nó với nhiều setup khác nhau. Đặt softbox gần phía cạnh bàn. Nên nhớ rằng nguồn sáng càng lớn thì ánh sáng càng dịu (kiểu ánh sáng được ưa dùng khi chụp food). Đặt một tấm reflector hoặc một tấm hắt sáng đối diện nguồn sáng để ánh sáng được phản lại vào khung hình. Di chuyển vị trí hắt sáng tùy theo cường độ vùng tối mong muốn, nhưng lưu ý rằng kể cả khi chụp những khung cảnh trắng sáng vẫn cần phải có vùng tối để tạo khối cho đối tượng.

One Light Set Up Food Photography-Darina Kopcok-DPS

           ĐÁNH SÁNG TỪ PHÍA SAU – Back Light

http://www.sylights.com/lighting-diagrams/editor-Darina Kopcok-DPS

 

Để đánh sáng từ phía sau bạn cần đặt đèn ở góc 12h phía sau sản phẩm đang được chụp. Kiểu ánh sáng này phù hợp với chụp đồ uống hoặc súp vì nó có thể tạo ra những quầng sáng đẹp mắt đẩy được texture và cảm quan về chất lỏng của những đối tượng này.

Ánh sáng từ phía sau có thể khiến đồ ăn trông ngon hơn, nhưng cũng có thể rất khó dùng vì ảnh sẽ rất dễ bị cháy sáng ở phía sau và chết tối ở phía trước. Nhẹ nhất thì bức ảnh sẽ bị bệt, một vấn đề thường thấy khi sử dụng lượng ánh sáng lớn. Hoặc trong một số trường hợp, bề mặt của món ăn sẽ phản chiếu lại quá nhiều khiến chủ thể bị rối. Một khó khăn nữa sẽ là cân bằng độ tương phản giữa vùng sáng và tối vì đánh sáng từ phía sau thường đẩy mạnh tương phản hơn. Bạn nên để ý tất cả những điều trên khi chụp ảnh với ánh sáng từ đằng sau để có được kết quả tốt nhất!

One Light Set Up Food Photography-Darina Kopcok-DPS

          ĐÁNH SÁNG CẠNH TỪ ĐẰNG SAU

http://www.sylights.com/lighting-diagrams/editor

Kiểu ánh sáng này là kết hợp giữa hai kiểu đánh sáng trên, nguồn sáng được đặt ở hướng 10h hoặc 11h.

Cách đánh sáng này gom được điểm mạnh của cả hai: bề mặt đồ ăn sáng bóng mà không bị cháy sáng từ phía đằng sau. Bạn cũng không cần thiết phải hắt lại quá nhiều ánh sáng lên phía trước khung hình vì ánh sáng chiếu từ góc nghiêng có thể dễ dàng lan được đến đây, nhưng vẫn nên đặt một tấm hắt sáng đối diện góc chiếu sáng để làm sáng mặt trước của sản phẩm. Đây là kiểu setup phổ biến và hiệu quả nhất trong chụp food với một đèn.

Điểm mấu chốt chính của kiểu ánh sáng này là thử nhiều chiều cao đèn khác nhau để đạt được hiệu ứng đổ bóng mong muốn.

One Light Set Up Food Photography

VẬY NÊN TRÁNH ĐÁNH SÁNG NHƯ THẾ NÀO?

Bây giờ tôi sẽ nhắc đến một vài kiểu ánh sáng không phù hợp với food photography:

  • Mặc dù đánh sáng từ phía trước rất hay được dùng khi chụp chân dung, phương pháp này hoàn toàn không phù hợp trong chụp đồ ăn. Ánh sáng chính diện như vậy có thể tạo ra những bóng đổ không được hợp mắt, hơn nữa nó còn khiến cho ảnh bị phẳng và mất khối.
  • Đánh sáng vuông góc với mặt phẳng chụp sẽ đánh bay khối của mọi đối tượng.

NHỮNG CÔNG CỤ CẦN CÓ

Light modifier được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh đồ ăn là softbox với kích cỡ càng lớn càng tốt. 

Tuy nhiên, công cụ tôi hay dùng nhất lại là một chiếc reflector dạng đĩa với một grid có góc nghiêng 20 hoặc 30 độ. Grid có chức năng thu hẹp phạm vi ánh sáng để tạo ra sự tương phản mạnh mẽ rất đẹp mắt khi chụp đồ ăn.

Một công cụ thiết yếu nữa khi sử dụng ánh sáng nhân tạo là diffuser diện tích lớn. Khi dùng đèn strobe hoặc speedlight, kích thước nguồn sáng thường khá nhỏ(vào khoảng 5-7cm) Điều này có thể khiến bóng đổ quá đậm, vì vậy có một chiếc diffuser để khuếch tán ánh sáng sẽ lý tưởng hơn.

Ngoài ra, bạn sẽ còn cần một thứ để hấp thụ hoặc hắt lại ánh sáng. Bạn có thể chọn mua một kit 5-trong-1, trong đó sẽ có cả mặt diffuser và hắt sáng bạc để làm sáng đối tượng chụp hoặc cả hắt sáng vàng để ánh sáng hắt lại ấm áp hơn. Nếu không thì bạn cũng có thể dùng một tấm xốp trắng đen. Mặt trắng sẽ có chức năng hắt lại sáng, còn mặt đen lại hấp thụ ánh sáng rất phù hợp cho những bức ảnh dark food với vùng bóng đổ đậm.

Tấm hắt sáng 5 in 1 dễ mua ở các cửa hàng nhiếp ảnh

 

SETUP ƯA THÍCH CỦA TÔI

Ở phía trên tôi có nói là tôi hay dùng một reflector dạng đĩa đi kèm với một grid khi chụp food. Để biết hiệu ứng ánh sáng của setup này, bạn có thể xem lại mọi bức ảnh trong bài viết này vì tôi dùng nó để chụp tất cả những bức ảnh phía trên.

Chủ yếu là bạn sẽ cần một tấm tản sáng lớn đặt ở cạnh bàn rồi đặt đèn cách đó 1 đến 2 mét tùy theo lượng ánh sáng mà bạn cần. Setup này có thể tái tạo được ánh sáng từ cửa sổ vì nguồn sáng chính ở đây là tấm diffuser chứ không phải đèn flash. Diffuser càng lớn càng tốt để ngăn chặn được ánh sáng không mong muốn khỏi tiến vào khung hình. Cá nhân tôi dùng một chiếc diffuser có bề mặt 150x200cm.

One Light Set Up Food Photography-Darina Kopcok-DPS

KẾT LUẬN

Trong chụp food với một đèn, lời khuyên cho những người mới bắt đầu nhiếp ảnh đồ ăn sử dụng ánh sáng nhân tạo là nên bắt đầu tập trung vào đánh sáng cạnh trước rồi mới nên thử sử với kiểu đánh sáng từ phía sau. Sau khi đã làn chủ tốt một đèn, bạn có thể thêm các đèn khác vào khi cần thiết chứ không nên lạm dụng đèn quá nhiều. Chỉ cần chăm chỉ tập luyện và linh hoạt ứng biến, bạn sẽ sớm tìm ra được setup phù hợp nhất với phong cách của riêng mình.

Credits

Bài viết gốc bởi Darina Kopcok tại digital-photography-school.com
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo Academy.
Yêu cầu không trích dẫn nếu chưa được sự đồng ý.

Bài viết Chụp food với một đèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Năm 2, 2020
Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z