Ở bài 4 của series basic, chúng ta đã biết kiếm soát khẩu độ để tạo ra hiệu ứng xóa phông(chụp chân dung) hoặc nét toàn cảnh(chụp phong cảnh). Ở bài số 5 và số 6 này chúng ta sẽ lần lượt xem xét 2 yếu tố còn lại để giúp chúng ta làm chủ được máy ảnh của chúng ta, trong bài này, đó chính là tốc độ chụp(shutter speed).
Quay lại nguyên tắc hoạt động của máy ảnh thì ánh sáng thì sau khi đi qua lá khẩu độ(Aperture) thì sẽ tới gặp cửa trập(shutter). Cửa trập(màn trập- shutter) là một bộ phận có thể đóng vào mở ra, từ đó cho phép ánh sáng đi vào sensor. Cửa trập có thể mở và đóng lại nhanh hoặc chậm tương đương với việc để cho ánh sáng vào sensor nhiều hay ít, ảnh chúng ta sẽ tối và sáng tương ứng. Khi cửa trập mở và đóng nhanh, điều này có nghĩa là tốc độ chụp nhanh và ngược lại. Tốc độ chụp nhanh của các máy DSLR có khi lên tới 1/8000s và chậm thì có thể lên tới…..vài ngày =)))(trong điều kiện đủ pin hoặc cắm nguồn..)
Vậy câu hỏi đặt ra với những người mới tới với nhiếp ảnh đó là khi nào chúng ta cần chụp nhanh(tốc độ cao) và khi nào chúng ta cần chụp chậm(tốc độ chậm). Chim sẽ đưa ra các guildline đơn giản nhất như sau:
– Chụp nhanh(tốc độ cao): Cần thiết trong trường hợp chúng ta muốn bắt cứng chuyển động của đối tượng, nếu đối tượng chụp đang có di chuyển và tốc độ chụp của chúng ta không đủ nhanh để bắt được khoảnh khắc thì đối tượng trên ảnh của chúng ta sẽ bị nhòe.
– Chụp chậm(tốc độ thấp): Đặc biệt được ưa dùng trong việc diễn tả chuyển động, tạo cảm giác nghệ thuật. Tốc độ chụp chậm còn được dùng trong trường hợp môi trường chụp có quá ít ánh sáng(buổi tối, đêm….), lúc này cửa trập cần mở lâu để ánh sáng đi vào sensor nhiều, ảnh chúng ta mới có chi tiết.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng đối tượng chụp của chúng ta sẽ quyết định việc chúng ta phải chụp nhanh hay chậm. Nếu đối tượng của chúng ta là một vật đang chuyển động(chạy, trẻ con nghịch ngợm, xe đang đi…) thì chúng ta phải buộc máy chụp ở tốc độ đủ cao để bắt dính và nét đối tượng. Còn trong trường hợp đối tượng của chúng ta khá tĩnh và với một số thể loại như chụp ảnh phong cảnh ban đêm, phơi sáng sông hồ suối…thì chúng ta sẽ chụp ở tốc độ chụp chậm để tạo nên những hiệu ứng đẹp mắt do ánh sáng mang lại.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẽ máy móc như thế, tùy vào mục đích của người chụp mà chúng ta sẽ bắt máy ảnh phải theo chúng ta thay vì để nó tự quyết định. Bức ảnh dưới dây Chim cố ý chụp chậm lại để diễn tả không khí và sự đam mê của người chơi guitar trong Rockstorm 2014.
Để điều khiển tốc độ chụp, chúng ta đưa máy về chế độ mà chúng ta có thể chọn tốc độ ở Nikon là S và Canon và Tv. Lúc này giá trị khẩu độ máy sẽ tự chọn để cho ra bức ảnh đẹp.
Credit
——————————————————
Collected images are explicitly credited on images’ tittle
Camera structure is copied right by BHphotovideo
– Bản quyền bài viết thuộc về © Chimkudo Pro – Expose yourself through the lens
Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết
Phản hồi gần đây