fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Bài học từ những bậc thầy nhiếp ảnh

Lý do mà tôi đặt bút viết bài này là để chia sẻ với các bạn những tips hay và những kiến thức mà chúng ta có thể học được từ cách quan sát những nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Có người còn thậm chí còn cho rằng họ là một trong số những nhiếp ảnh gia sáng tạo nhất đã từng “chộp” lại ánh sáng với một chiếc hộp. Nếu bạn chỉ vừa mới bắt đầu hành trình nhiếp ảnh thôi thì những lời khuyên sau đây mong rằng sẽ giúp ích cho bạn, bất kể bạn đang làm trong lĩnh vực nhiếp ảnh nào.

Minor White

Chân dung Minor White chụp bởi Imogen Cunningham

Sinh ra vào năm 1908 tại Minneapolis, Minor White đã từng làm bồi bàn, bartender, và thậm chí làm việc trong tình báo quân sự trong Thế chiến II. Ông ấy là một người đàn ông rất tin vào tâm linh và niềm tin của ông ấy đã tìm tới nhiếp ảnh. Đồng sáng lập tạp chí Aperture cùng với Ansel Adams và các nhiếp ảnh gia đáng chú ý khác, Minor cũng là người đầu tiên ủng hộ Zone System (Hệ thống Vùng) do Adams và Fred Archer tiên phong. Là một người đi đầu của nhiếp ảnh hồng ngoại/cảm biến phim, White đã mạo hiểm thử sức với một loạt các chủ đề nhưng thành quả của ông ấy với những cảnh và vật thể nhỏ, và thường là những thứ bị bỏ quên, chẳng hạn như sương trên kính và các công trình đổ nát vẫn là một trong những tác phẩm được hoan nghênh nhất của ông.

Bài học rút ra từ Minor White:

Hãy tạo ra những bức hình, ngay cả khi bạn không có máy ảnh.

Minor nói rằng ông ấy đã “luôn tập luyện chụp ảnh trong tâm trí mình”. Đây là một cách hay cho các nhiếp ảnh gia ở bất kì trình độ nào. Không may rằng, thời gian khi ta cầm chiếc máy ảnh trên tay trên thực tế là cực kì hạn chế. Điều may mắn là, bộ óc cùng với tâm trí trừu tượng của chúng ta thì luôn sẵn sàng. Hãy nghĩ về độ phơi sáng mà sẽ làm mờ chuyển động của con tàu vừa vụt qua. Khẩu độ nào thì đủ sâu để lấy nét cả cái bàn đó? Bạn sẽ cảm thấy mình đã chuẩn bị kĩ hơn khi lần tới cầm máy ảnh.

Đừng bỏ quên những vật nhỏ bé và những chi tiết.

Một số các tác phẩm được ca ngợi của Minor là những thứ đời thường hoặc không thu hút bằng những vật khác. Hãy luôn tìm kiếm vẻ đẹp của những họa tiết, hay những đồ vật bé nhỏ mà bạn thấy hàng ngày. Điều này có ích thực sự nếu bạn có hứng thú với ảnh nghệ thuật trừu tượng.

Những hạt mưa trên cửa sổ sau nhà. Dễ dàng bị bỏ qua.

Một chút suy nghĩ đơn giản sẽ khiến ảnh trở nên thú vị hơn.

Màu xanh của ánh sáng làm cho bông tuyết và đá trên một cái hố nhìn thật siêu.

Ansel Adams

Chân dung Ansel Adams chụp bởi J. Malcolm Greany khoảng năm 1947

Có lẽ bạn đã nghe điều gì đó về Ansel Adams, có thể bạn chỉ biết rằng ông ấy là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng thời kì đầu. Đúng vậy đấy, ông ấy được xem như một trong số ít những nhà nhiếp ảnh tuyệt vời vào thế kỉ hai mươi, là ông tổ của nhiếp ảnh hiện đại. Đã có những tập sách chứa đầy thông tin về bậc thầy nhiếp ảnh này. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1908 trong một gia đình khá giả tại San Francisco, Ansel đến với nhiếp ảnh không hề có chủ đích. Ansel là một người chơi piano thiên tài. Trên thực tế, một người chơi đàn piano xuất sắc, giỏi đến nỗi ông ấy đã được định danh là một nghệ sĩ piano hòa nhạc chuyên nghiệp cho đến khi ông quyết định dấn thân hoàn toàn vào nhiếp ảnh. Thành thật mà nói, các phần tiếp theo có thể có tiêu đề “Ansel Adams KHÔNG thể dạy bạn điều gì?”. Người đàn ông này dường như là một tượng đài trong những ngày đầu của nhiếp ảnh hiện đại mà khiến tôi cảm thấy không công bằng khi chỉ có thể nêu ra một vài tip sẽ giúp bạn cải thiện công việc của chính mình. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng liệt kê ra một số lời khuyên cơ bản từ Ansel Adams mà bạn có thể thực hiện để giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi hơn ngay bây giờ.

Những bài học rút ra từ Ansel Adams:

Chậm lại thôi

Tôi chắc rằng bạn đã nghe điều này trước đây và có thể đã đọc về tầm quan trọng của việc chậm lại và thực hiện các bức hình của bạn với chủ đích rõ ràng hơn. Thời đại hiện đại và cực kỳ tiện lợi của chúng ta đâu còn giới hạn về lượng film chụp và chi phí tương đối thấp (tức là chụp ảnh kỹ thuật số) đã khiến chúng ta cẩu thả hơn trong quá trình chụp ảnh. Đôi khi chúng ta nhấn nút chụp vô số lần để có được một bức hình phù hợp. Tôi sẽ xấu hổ giơ tay và thừa nhận rằng tôi cũng có tội với kiểu chụp “bấm và cầu nguyện” này, thậm chí còn nhiều hơn nữa từ cái ngày tôi bắt đầu chuyển từ analog sang chụp kỹ thuật số.

Tôi đã thay đổi mình một chút, mà tôi cũng khuyến khích bạn làm theo, và quyết định thực hiện mọi thứ nghiêm túc hơn. Ansel sẽ xem xét tất cả các khía cạnh trong bố cục của ông ấy: từ độ cao và độ nghiêng của máy ảnh, góc nhìn ống kính của anh ta, bóng đổ, thậm chí cả hiệu ứng của gió trên mây. Sẽ có lúc bạn chạy đua với hoàng hôn hoặc bạn sẽ cố bắt một khoảnh khắc cụ thể hoặc thoáng qua nào đó và vào những lúc đó bạn phải bấm thật nhanh. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta vội vã và thường bỏ qua hoặc quên những thay đổi nhỏ mà có thể tạo ra hoặc phá vỡ cả một bức hình. Vì vậy, lần tới khi giây phút nàng thơ vô tình đến, hãy bình tĩnh lại và giải quyết vấn đề. Hãy suy nghĩ về những gì bạn đang cố gắng làm. Đặt bản thân bạn vào những suy nghĩ về cách để làm cho hình ảnh đẹp nhất có thể và bạn thấy đấy, thật kỳ lạ, rằng bức ảnh của bạn cũng trở nên đẹp hơn hơn.

Hãy hình dung thành quả trước khi bắt tay vào điều chỉnh ánh sáng

Việc nhìn ra hoặc hình dung là một chủ đề khác đã được giới thiệu tới cộng đồng nhiếp ảnh một vài lần. Sự hình dung là thứ không thể được dạy về mặt kĩ thuật theo các cách truyền thống; nghĩa là sẽ không có trường lớp nào có thể dạy bạn cách hình dung cả. Ansel Adams đã nhấn mạnh rằng không thể dạy cách hình dung, mà chỉ có cách học. Hãy cứ nghĩ về ý tưởng của bạn.

Không thể phủ nhận rằng có một số người lại tiếp thu nhanh hơn những người khác khi nhắc đến chuyện hình dung sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên thì, công bằng mà nói chẳng ai tự nhiên mà lại thấy được hình ảnh hoàn thiện qua con mắt của trí tưởng tượng của họ cả. Như hầu hết mọi thứ, đều cần luyện tập, cũng như là kiên nhẫn, và nhiều hơn là một chút quyết tâm. Khi mà bạn bắt đầu hình dung được sản phẩm trước khi nó được làm ra, thì thứ duy nhất cản bạn làm ra thành phẩm ấy chính là ở khâu lựa chọn thiết bị, khâu mà, tương tự, cần sự quyết tâm và sự tận tâm để có thể làm chủ được.

Hãy dùng chân máy ảnh đi

Để nhắc lại, làm ơn, hãy sử dụng chân máy bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể. Chân máy là một trong những công cụ quan trọng nhất bạn có thể sử dụng để tăng độ rõ nét và độ sắc nét của ảnh. Giảm thiểu tối đa sự rung máy là mấu chốt để tạo ra một bức hình sắc nét.

Bằng cách sử dụng chân máy, tôi đã không cần phải lo lắng về việc camera sẽ chuyển động dọc trong ảnh chụp macro ở trên. Ansel nói với chúng tôi rằng chân máy lý tưởng là “một khối bê tông rắn với đầu bu lông 1/4 ″ X # 20 nhô ra khỏi đỉnh”. Nếu bạn không có một khối xi măng khổng lồ nằm xung quanh để gắn máy ảnh yêu quý của mình, thì điều tốt nhất tiếp theo là có được một chân máy chất lượng và sử dụng nó.

Có một số cách để giữ cho máy ảnh của bạn hoàn toàn vững là điều cần thiết khi làm việc với thời gian phơi sáng dài như hình ảnh dưới đây.

Thời gian phơi sáng: xấp xỉ bảy phút. Để chụp bức hình này mà không có chân máy dường như là điều không thể.

Sử dụng chân máy (đúng cách) cũng bắt bạn, một lần nữa, chậm lại và suy nghĩ về bức ảnh mình định chụp. 


Syl Arena

Ảnh chụp bởi Vera Franceschi

Syl Arena, một người khiêm nhường và tài giỏi, một tác giả, nhà giáo, nhà văn, and a speedlite Jedi. Ông ấy là một nhà ảo thuật khi nhắc đến tạo và sử dụng ánh sáng. Syl hiện nay đang sống tại San Luis Obispo, California. Tiểu sử của ông ấy ngắn gọn và hiếm khi nhắc đến những thành tựu nổi bật, thứ mà ông ấy có rất nhiều. Bài học mà tôi học được từ ông ấy thực chất là học về vật lý nhiều hơn là kĩ thuật. Có thể nói, bạn sẽ thấy phần viết này không có cái nhìn sâu sắc thực sự giống như Ngài Arena liên quan đến thao tác ánh sáng nhân tạo hoặc kỹ thuật chụp ảnh nói chung. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên xem blog của anh ấy hoặc trang web Q&A mới của anh ấy để biết thêm thông tin.

Tôi biết đến Syl lần đầu qua món quà là một trong những cuốn sách của ông ấy (nhờ tới ngài Veneman), “LIDLIPS: Những bài học mà trường học không dạy bạn“. Trong cuốn sách đó, nhà nhiếp ảnh gia đầy học thức, đầy kĩ năng, thành công này đơn giản chỉ liệt kê theo từng trang những gì mà ông ấy chưa từng được dạy. Chúng trải đều từ những thứ cá nhân ông ấy học được trong quá trình chụp hình đến những câu chuyện hậu trường nhỏ của vài shoot hình ngoại cảnh của ông ấy. Ông ấy chẳng nhắc gì tới kĩ thuật hay máy móc thiết bị, chỉ những bài học của ông ấy với tư cách là người sáng tạo nghệ thuật, một cách chân thành.

Bài học từ Syl Arena:

Đừng sợ hãi.

Thiết bị hạn chế, trình độ của bạn, sự thiếu chủ đề rõ ràng, sự thiếu tự tin, sợ hãi khi thử điều gì mới; đừng ngại ngần gì những thứ trên, hoặc bất kì điều gì tương tự. Bạn sẽ chẳng bao giờ có những thiết bị xịn nhất đâu nên đừng lo lắng về chúng. Thay vào đó, hãy học cách khai thác triệt để những thiết bị bạn có. Chẳng bao giờ bạn có thể học được hết kiến thức về nhiếp ảnh cả, nên cứ học nhiều nhất, ở mọi nơi có thể. Cảm giác như bạn sẽ chẳng bao giờ có được tấm hình mình muốn? Bạn là nhà phê bình khắt khe nhất của bản thân, vậy nên đừng cố giấu thành quả của mình trước thế giới.

Hãy được truyền cảm hứng, đừng cảm thấy bị dồn ép

Đây là một trong số những điều khó nhất để cải thiện, nhất là khi bạn chỉ vừa mới học về nhiếp ảnh. Bạn dễ cảm thấy đố kị, hay thậm chí là ghen với những tác phẩm của nhiếp ảnh gia khác. Điều này đôi khi khiến bạn nghĩ rằng những gì bạn làm không có giá trị. Cơ hội ở ngay đó, bức hình mà bạn đang ao ước, đố kị và mong muốn vượt qua đó chính là sản phẩm của sự nỗ lực, kiên nhẫn, siêng năng, quyết tâm, kiên trì và nhiều từ tuyệt vời khác mà từ điển đồng nghĩa có thể tạo ra.

Xem thành phẩm của người khác cũng là cách bạn phát triển sự sáng tạo của mình.

Hãy cứ nghiêm túc với công việc như bạn muốn, nhưng đừng làm vậy với bản thân

Trong quá trình phát triển bản thân trong nhiếp ảnh, hãy nhớ rằng chúng ta đều chẳng biết gì về nhiếp ảnh lúc ban đầu; nên hãy nhớ điều đó mỗi khi ai đó hỏi bạn một câu hỏi về bức hình của bạn một cách kì lạ. Nhiều khi, bạn học được nhiều hơn khi có ai đó đủ tốt để chỉ cho bạn. Và giờ đến lượt bạn làm điều đó.

Bạn đã học được gì những nhiếp ảnh gia tuyệt vời trên chưa? Ai sẽ là người dẫn dắt bạn? Hãy chia sẻ trong phần bình luận phía dưới nhé.

Credit

Bài viết gốc của Adam Welch từ digital-photography-school.com
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo. Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.

Bài viết Bài học từ những bậc thầy nhiếp ảnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.