fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Bàn về chuyện nghề

jobs_960x540

 

Nói chuyện với nhiều người, kể ra cũng thấy lạ, hầu hết mọi người đều quan niệm có một số nghề được liệt vào dạng Cao Quí, đặc biệt các nghề có liên quan tới giáo dục đào tạo, y dược….còn các nghề khác thì mi giỏi kệ mi, nói chung mi làm nghề đấy thì cũng thường thôi. Lạ kì, ai đề ra cái nguyên tắc Nghề Cao Quí nhỉ ??? Đào tạo con người, ừ thì rằng là quan trọng nhưng thực ra nghề nghiệp không có sự phân chia sang hèn. Cái thực sự làm nên khác biệt chỉ là ở chỗ:

1. Chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền ? Hơi phũ nhưng người giàu luôn là người giỏi dù ở bất cứ ngành nghề gì, hãy tôn trọng người giàu và cố để mà giàu, đừng bôi bác, nói xấu, dìm hàng họ. Xã hội mình luôn không coi trọng những người giàu một phần vì ganh ghét và đố kị. Cái này từ lâu đã là thói quen chung của xã hội. Thay vì tìm cách lao động và làm việc để vượt lên thi người ta thì nói xấu, gièm pha chê bai này nọ, một phần để tỏ ra ta đây cũng biết nhưng ta không làm thôi.

2. Công việc của chúng ta có mang lại lợi ích, hay ảnh hưởng tốt tới những người xung quanh hay không ? Khi bạn có thể mang lại động lực làm việc cho người khác, khuyến khích người khác cùng làm việc và phát triển, bạn đang tạo ra những giá trị tuyệt vời cho bản thân và xã hội.

3. Chúng ta có thực sự yêu công việc chúng ta đang làm hay không ? Có háo hức được làm việc mỗi ngày hay không ? Khi chúng ta yêu công việc của mình, công việc dần sẽ trở thành một hình thức giải trí, chúng ta sẽ làm tốt với ít mệt mỏi nhất. Qua thái độ làm việc của chúng ta, mọi người cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, thúc đẩy mọi thứ đi lên.

4. Chúng ta có dám chấp nhận thay đổi, thách thức trong công việc chúng ta đang làm hay không dù có thể thất bại. Những người buôn bán kinh doanh luôn vô cùng năng động, dám chấp nhận thách thức và rủi ro. Thành công hay không thì chưa biết nhưng chỉ riêng thái độ sống đã xứng đáng được trân trọng. Chúng ta có dám thay đổi hay không hay chọn phương án an toàn ?

 “Mi là con buôn, nói chung cũng là thuộc dạng ít học”: Ha ha, học để làm cái quái gì trong khi chỉ biết trà đá chém gió, còn thực sự giá trị mang lại cho xã hội, cho những người xung quanh, cho bản thân thì chẳng có mấy. Một doanh nhân có thể chỉ học hết Trung Cấp nhưng doanh nghiệp của họ mang lại bao việc làm cho người khác, tạo ra giá trị cho xã hội, thúc đẩy kinh tế….tại sao không coi trọng nghề buôn bán ? Một người làm sale luôn luôn được cty khen thưởng bởi thành tích buôn bán hàng năm dù ngay cả trong thời kì khủng hoảng có đáng trân trọng không ? Tại sao cứ phải là Thạc Sĩ, Tiến Sĩ thì mới hoành ??? Cái này chắc là bị ảnh hưởng từ bé bởi môi trường giáo dục coi trọng việc học hành và cái mẽ hơn là thực lực của con người. Các ông bố bà mẹ sẽ rất sung sướng và tự hào khi khoe “Con tớ mới tốt nghiệp Thạc Sĩ, Tiến Sĩ đấy” hơn là “Con tớ mới mở một xưởng may quần áo”, “Con tớ mởi mở tiệm cắt tóc”, “Con tớ đang làm bánh cho nhà hàng”….đúng là hão. Đừng mang bằng cấp, học vị ra để chứng tỏ đẳng cấp của mình. Đẳng cấp thực sự thể hiện ở những gì bản thân có thể làm và mang lại cho người khác.

Nghề nào thực ra cũng là đáng quí khi con người ta lao động nghiêm túc. Nếu xã hội chỉ toàn Thạc Sĩ, Tiến Sĩ thì hẳn là xếp hạng thế giới phải ở mức….bét vì lấy gì ra mà ăn, mà giải trí, mà sinh hoạt. Mình có thể dành hàng giờ chỉ để nghe một bác bảo vệ nhiệt tình kể về công việc của bác, một bạn làm hoa mô tả không biết mệt mỏi về cách cắm một bình hoa đẹp, hay một bác làm bánh chỉ cho mình thấy làm bánh nó cầu kì tới mức nào một cách đầy đam mê…hơn là ngồi 15 phút với một Thạc Sĩ, Tiến Sĩ trà đá chém chuyện thế giới vì thực sự nó rất nhảm và không mang lại một chút giá trị nào. Khi con người ta lao động và yêu nghề, đấy là điều hạnh phúc nhất, và họ đáng được trân trọng bởi lẽ yêu nghề thì họ sẽ làm tốt nó với một tinh thần không đối phó. Vì thế, những cuộc nói chuyện với những người yêu nghề luôn vô cùng thú vị, hấp dẫn và có thể kéo dài vô tận bởi đơn giản họ đang bộc lộ toàn bộ đam mê, sở thích và nhiệt huyết của mình mà không cần phải lựa chọn ý tứ, lời lẽ hay nội dung bởi nói về cái mình yêu thích sẽ là không bao giờ đủ thời gian. Những lúc như thế, mình thấy người ngồi đối diện vô cùng đáng yêu và đáng được trân trọng mà chẳng quan tâm tới Nghề họ là gì.

 Nghề nghiệp không quan trọng, quan trọng là thái độ sống và làm việc của mỗi người, đấy mới là cái tạo nên giá trị và được xã hội coi trọng.

 

Credit

—–

Feature image from hiringland.net

 

Tháng Chín 12, 2018

0 responses on "Bàn về chuyện nghề"

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z