Để lựa chọn được một chiếc máy ảnh DSLR cần cân nhắc khá nhiều thứ từ giá tiền, tính năng, chất lương cho đến hiệu năng sử dung…Thật không dễ để làm được điều đó. Nếu gặp phải trường hợp tương tự, bài viết này dành cho bạn. Đó sẽ là những hướng dẫn, gợi ý giúp bạn chọn được một chiếc máy ảnh phù hợp với bản thân mình.
Điều quan trong nhất là bạn phải hiểu “điều thực sự bạn cần là gì?.”
Bạn muốn 1 chiếc máy ảnh có nhiều tính năng, hỗ trợ nhiều thể loại chụp hình lẫn quay video hiện đại? Một chiếc máy ảnh có tốc độ chụp nhanh high-speed để nắm bắt khoảnh khắc trong nhiếp ảnh thể thao? Một chiếc máy chuyên dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hay những chiếc máy ảnh high-level có cảm biến lớn, chất lượng hình ảnh cực tốt cho những job chụp ảnh thương mại có yêu cầu khắt khe?
Trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ tìm được chiếc máy DSLR ưng ý của mình.
UPDATE: Năm 2018 được mệnh danh là năm của những chiếc máy ảnh Mirrorless. Tuy nhiên, không vì thế mà những chiếc DSLRs không được chào đón. Những nhiếp ảnh gia và người đam mê nghệ thuật vẫn ưu tiên cảm biến rộng, kích thước máy, ống ngắm quang học và độ bền của pin trên những chiếc DSLRs này.
Chúng tôi cũng đã update những đánh giá mới nhất của chúng tôi về các thiết bị sau hội chợ nhiếp ảnh thế giới Photokina. Bạn có thể tham khảo giá cả được chúng tôi cung cấp trong trường hợp bạn muốn mua 1 chiếc máy với giá cả rẻ hơn, dễ dàng hơn.
Khi nói đến đâu là chiếc máy ảnh DSLR tốt nhất, chúng tôi nghĩ ngay đến Nikon D850. Đây là chiếc máy rất tuyệt vời với chất lượng hình ảnh cực tốt cùng khả năng quay video 4K hiếm có. Nikon đã rất chú tâm với những chiếc máy ảnh không gương lật Mirrorless trong năm nay nhưng cũng không quên dòng DSLR. Điển hình là chiếc D850. Đây là một bước tiến lớn của Nikon mà đến giờ nó xứng đáng dẫn đầu. Tuy vậy, nó là một chiếc máy ảnh khá lớn và giá cả cũng không rẻ chút nào, vậy nên chúng tôi đã thêm vào rất nhiều sự lựa chọn giúp bạn tham khảo trong danh sách này.
Nếu bạn muốn chụp ảnh phong cảnh hoặc kiến trúc, bạn sẽ cần một chiếc máy full-frame có megapixel lớn để có thể mang lại mức độ chi tiết và Texture tốt nhất.
Nhưng để chụp những shoot hình với chuyển động nhanh hay trong điều kiện ánh sáng yếu, có thể bạn sẽ cần những chiếc máy có megapixel nhỏ hơn để giúp ảnh bớt noise khi bạn để ISO cao. Giảm độ phân giải của cảm biến sẽ cải thiện được độ rung hình ảnh và tốc độ chụp ảnh liên tục nhanh hơn.
Dù megapixel của máy là bao nhiêu, những chiếc Full-Frame DSLR cũng có lợi thế con những chiếc máy Crop về độ sâu trường ảnh. Chúng rất hữu ích nếu bạn muốn xoá phông mạnh hơn. Điều này phù hợp cho những tấm ảnh chân dung cũng như những bức ảnh tĩnh.
Đối với việc chụp thể thao và thiên nhiên hoang dã, một chiếc DSLR với cảm biến APS-C-format sẽ phù hợp hơn nhiều. Với hệ số crop 1.5x (1.6x cho Canon) cho bạn tầm nhìn xa và hiệu quả hơn, mà không cần đến các ống kính to lớn và nặng nề.
Những chiếc máy ảnh Crop sẽ vừa túi tiền nhiều người dùng hơn nhưng những chiếc máy Full-Frame thì thật sự cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những mẫu Full-frame tốt nhất năm 2018, đây có thể là những chiếc máy ảnh mà bạn cần.
- Nikon D850
Thông số kỹ thuậtType: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 45.7MP | Lens mount: Nikon FX | Screen: 3.2in tilting touchscreen, 2,359,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 7fps | Max video resolution: 4K | User level: Enthusiast/professionalGiá thành: ~72 triệu đồng khi mua mới chính hãngƯu điểm:- Chất lượng ảnh tuyệt vời
- Chắc chắn nhưng vẫn khá nhỏ gọn
Hạn chế:
- Noise khi ở ISO cao
- Thiếu Grid
Chiếc máy huyền thoại Nikon D800 và D810 đã cung cấp độ phân giải cao với 36.3MP. Tuy nhiên, Nikon D850 đã tiến xa hơn bao giờ hết, nâng độ phân giải từ 36.3MP lên tới 45.7MP. Nó có cùng một mô-đun đo sáng công nghệ cao được trang bị cho máy ảnh DSLR D5 và D500 cao cấp của Nikon, cũng như hệ thống lấy nét tự động được nâng cấp với 153 thay vì 53 điểm và tăng tốc độ chụp liên tục tối đa từ 5fps lên 7fps. Bạn có thể tăng tốc độ lên 9fps nếu bạn gắn thêm battery grip MB-D18 và pin EN-EL 18b. Quay phim 4K vẫn không có sự khác biệt. Độ phân giải cực cao 45.7MP có nghĩa là chất lượng hình ảnh có thể bắt đầu hơi Noise trong trường hợp cài đặt ISO cao. Vì vậy nếu chụp ở điều kiện ánh sáng yếu, Nikon D5 và D750 có thể là lựa chọn tốt hơn.
- Canon EOS 5D mark IV
Thông số kỹ thuật: Type: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 30.4MP | Lens mount: Canon EF | Screen: 3.2in touchscreen, 1,620,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 7fps | Max video resolution: 4K | User level: Enthusiast/professional
Giá thành: ~64 triệu đồng khi mua mới chính hãng
Ưu điểm- Độ phân giải cao
- Chất lượng hình ảnh tuyệt vời
Hạn chế
- Giá thành cao
Chiếc EOS 5D Mark IV là chiếc máy DSLR tuyệt nhất mọi thời đại của Canon nếu bạn muốn có số lượng Megapixel cao mà chất lượng hình ảnh không bị nhiễu khi cài đặt ISO cao. 5D Mark IV sở hữu thiết kế mới hơn so với chiếc Canon EOS 5DS và 5DS R ( số 6 trong danh sách ), các cải tiến ưu việt bao gồm quay phim 4K, giao diện màn hình cảm ứng, lấy nét tự động Live View tương đối nhanh nhờ vào cảm biến hình ảnh Dual Pixel CMOS AF, và khả năng tương thích f/8 trong việc lấy nét thông thường với tất cả 61 điểm AF , thay vì chỉ lấy nét điểm trung tâm. Nó có hệ thống điều khiển EOS 5D cổ điển, trực quan, dễ sử dụng, và chất lượng hình ảnh thật sự xuất sắc.
- Nikon D750
Thông số kỹ thuậtType: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 24.3MP | Lens mount: Nikon FX | Screen: 3.2in tilting screen, 1,229,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 6.5fps | Max video resolution: 1080p (Full HD) | User level: Enthusiast/professional
Giá thành: 26,5 triệu đồng khi mua mới chính hãngƯu điểm- Chất lượng hình ảnh đẹp
- Giá cả cạnh tranh
Hạn chế
- Build kém hơn D850
- Thiếu thiết lập người dùng
Nếu bạn cần những bức ảnh mượt, ít Noise – thậm chí khi cài đặt với ISO cao – hơn là bạn cần độ phân giải megapixel thì rõ ràng rõ ràng chiếc Nikon D750 là sự lựa chọn tốt hơn so với chiếc D850 ( số 1 trong danh sách). Giá của nó chỉ khoảng bằng một nửa D850, trong khi đó bộ khung của nó được làm từ hỗn hợp hợp kim magie và polycarbonate thay vì là hoàn toàn là kim loại. Trông nó rất chắc chắn và hoạt đông tốt. Hệ thống lấy nét tự động 51 điểm chính xác cùng hệ thống đo sáng chuẩn xác cũng là điểm sáng của chiếc máy này. Với tốc độ màn trập ở 1 / 4000 giây và 6,5fps tương ứng, chiếc nikon D750 không thể so sánh được với những chiếc máy Nikon hiện có khác. Cách bố trí các nút và bánh xe phù hợp hơn với dân chuyên nghiệp. Dù vậy, hình ảnh của D750 vẫn rất xuất sắc và vẫn là sản phẩm hấp dẫn và giá cả phải chăng nhất của Nikon dành cho nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
- Canon EOS 6D Mark II
Thông số kỹ thuậtType: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 26.2MP | Lens mount: Canon EF | Screen: 3.2in vari-angle touchscreen, 1,040,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 6.5fps | Max video resolution: 1080p (Full HD) | User level: Enthusiast
Giá thành: ~31,5 triệu đồng khi mua mới chính hãngƯu điểm- Update nhiều tính năng hấp dẫn
- Khá nhẹ đối với full-frame
Hạn chế
- Giá thành cao hơn nhiều phiên bản đầu
Sau khoảng thời gian dài chờ đợi từ năm 2012, chiếc EOS 6D mark II cũng được cho ra mắt ấn tượng với nhiều ưu điểm vượt trội. Số Megapixel tăng từ 20.2MP lên 26.2 MP mang lại chất lượng hình ảnh cao, tuy nhiên vẫn bị một chút Noise khi cài đặt ở ISO cao. 6D Mark II có hệ thống lấy nét tự động 11 điểm (theo đường chéo) đến 45 điểm (Theo chữ thập), cùng cảm biến mới có Dual Pixel CMOS AF để cải thiện chế độ Live view khi chụp và quay phim. Tốc độ chụp liên tăng từ 4.5fps lên 6.5fps, Chip xử lý cũng được cải thiện rõ ràng, với màn hình cảm ứng đa điểm và giữ ổn định 5 trục khi quay phim. Với việc bổ sung NFC và Bluetooth, EOS 6D Mark II cũng được kết nối tốt hơn. Nhìn chung, đây là một chiếc máy xuất sắc với giá cả phải chăng … mặc dù nó không quay video 4K, mà chỉ 1080p.
- Canon EOS 1D-X Mark II
Thông số kỹ thuậtType: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 20.2MP | Lens mount: Canon EF | Screen: 3.2in touchscreen, 1,620,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 14/16fps | Max video resolution: 4K | User level: Professional
Giá thành: ~120,5 triệu đồng nếu mua mới chính hãngƯu điểm- Chất lượng cực tốt, hầm hố, bền bỉ
- Tốc độ chụp siêu nhanh
Hạn chế
- Giá thành cao
- Khá nặng
- Độ phân giải chưa cao
Chiếc máy ảnh này được ví như 1 cỗ xe tăng về chất lượng cũng như trọng lượng của nó.
Canon EOS-1D X II được sản xuất với chất lượng bền, cứng cáp với thêm 1 Grid cùng các nút bấm cho thao tác linh hoạt, dễ dàng. Giống như đối thủ Nikon D5, Canon EOS-1D X II không tập trung vào độ phân giải megapixel lớn mà chú trọng vào tốc độ chụp. Do đó, Canon EOS-1D X Mark II khá lý tưởng để chụp thể thao và động vật hoang dã, đặc biệt khi kết hợp với hệ thống lấy nét tự động 61 điểm tuyệt vời giúp bắt được chuyển động của đối tượng 1 cách chính xác. Hình ảnh vẫn ấn tượng, không Noise ngay cả ở ISO cao, khiến cho chiếc máy ảnh DSLR này xứng đáng là 1 chiếc máy chuyên nghiệp mà bạn có thể tậu ngay mà không cần phân vân gì. Các máy Mirrorless có thể nhỉnh hơn 1 chút với tốc độ chụp liên tục nhưng với dòng DSLR, EOS-1D X II vẫn còn thống trị bảng xếp hạng này.
- Canon EOS 5DS/5DS R
Thông số kỹ thuậtType: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 50.6MP | Lens mount: Canon EF | Screen: 3.2in, 1,040,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 5fps | Max video resolution: 1080p (Full HD) | User level: Enthusiast/professional
Giá thành: ~46.5 triệu đồng khi mua mới chính hãngƯu điểm- Độ phân giải cực cao
- Có 2 phiên bản để lựa chọn
Hạn chế
- ISO giới hạn
- Noise khi ở ISO cao
Tiếp bước sự thành công của các máy ảnh DSLR 5D, mà gần đây nhất là 5D mark IV, chiếc Canon EOS 5DS là 1 chiếc máy bạn thực sự cần xem xét khi nhà sản xuất nâng từ 23.3MP lên tới 50.6MP. Đây là chiếc máy tốt nhất của Canon với độ phân giải cao, chi tiết cực tốt, hình thức đẹp. Nó phù hợp với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Không chỉ thế, Canon EOS 5DS R còn vượt trội hơn nữa với cải thiện việc loại bỏ hiệu ứng anti-aliasing để cho phép bức ảnh chất lượng hơn mặc dù có thể sẽ xuất hiện Noise hoặc 1 chút sai màu.
Cả 2 phiên bản đều có màn trập hoạt động trơn tru hiệu quả, được nâng cấp để tránh rung hình ảnh. Nhược điểm của 2 chiếc máy này chính là việc mở rộng ISO sẽ gây ra Noise và tốc độ chụp tối đa chỉ dừng ở mức 5fps. Chiếc máy 5DS và 5DS R sẽ không thích hợp với các nhiếp ảnh gia thể thao, hành động. Nếu bạn cần 1 chiếc máy ảnh chuyên nghiệp và linh hoạt hơn. bạn nên thử EOS 5D mark IV
- Nikon D5
Thông số kỹ thuậtType: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 20.8MP | Lens mount: Nikon FX | Screen: 3.2in touchscreen, 2,359,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 12/14fps | Max video resolution: 4K | User level: Professional
Giá thành: ~114 triệu đồng khi mua chính hãngƯu điểm- Tốc độ chụp siêu nhanh
- Có Grid gắn kèm
Hạn chế
- Đắt đỏ, nặng và cồng kềnh
- Độ phân giải hạn chế
Chiếc Nikon D5 là chiếc máy ảnh DSLR chuyên nghiệp hàng đầu với chất lượng chắc chắn. Giống như đối thủ Canon EOS-1D X Mark II, nó có thêm 1 Grid tích hợp cho phép các nút điều khiển linh hoạt hơn trong việc chụp ảnh. Chiếc máy ảnh có 1 thời lượng pin ấn tượng với 3.780 bức ảnh cho một lần sạc. Tốc độ chụp liên tục ấn tượng bắt kịp tưng chuyển động của chủ thể trong các hoạt động thể thao và động vật hoang dã. Bạn cũng có thể chụp các biểu cảm thoáng qua hoặc bắt được một khoảnh khắc tuyệt vời không thể đoán trước. Tốc độ khung hình lên tới 12fps nhưng bạn có thể tăng tốc độ lên 14 khung hình / giây. Nhược điểm là số megapixel tương đối thấp so với tiêu chuẩn hiện tại, ở mức 20.8MP. Có các mẫu máy full frame không gương lật có thể phù hợp hoặc hơn tốc độ khung hình của D5, nhưng công nghệ kính ngắm điện tử và chất lượng quang học vẫn giúp Nikon D5 giữ vững vị thể trong dòng DSLR này.
- Pentax K-1 Mark II
Thông số kỹ thuậtType: DSLR | Sensor: Full frame | Megapixels: 20.8MP | Lens mount: Nikon FX | Screen: 3.2in touchscreen, 2,359,000 dots | Viewfinder: Pentaprism | Max burst speed: 12/14fps | Max video resolution: 4K | User level: Professional
Giá thành: 46,9 triệu đồng nếu mua mới chính hãngƯu điểm- Ổn định hình ảnh 5 trục
- Build tốt
Hạn chế
- Pin khá yếu
- Tốc độ chụp hạn chế
Giống như hầu hết các máy ảnh DSLR của Pentax, Pentax K-1 Mark II được sản xuất với chất lượng tốt, đáng tin cậy. Body được sản xuất chắc chắn làm việc hiệu quả trong điều kiên thời tiết khắc nghiệt. Nó cũng có hệ thống ổn định hình ảnh hiệu cao hoạt động tốt với bất kỳ ống kính gắn kèm nào, không giống như các đối thủ cạnh tranh Canon và Nikon DSLR. Hơn nữa, hệ thống ổn định 5 trục có thể hoạt động ở chế độ trick để điều chỉnh chống răng cưa, tăng chi tiết và kết cấu tốt dựa trên Pixel Shift thông qua chế độ phơi sáng nhiều lần. Với cảm biến hình ảnh full-frame 36MP, chiếc K-1 Mark II chắc chắn mang lại cho bạn rất hình ảnh với độ phân giải cao. Hệ thống lấy nét tự động 33 điểm có vẻ hơi lỗi thời, và tính năng lấy nét Live View khá kém. Tốc độ chụp ảnh liên tục khá chậm ở mức 4.4fps, nhưng nó được đẩy mạnh lên 6.4fps trong chế độ Crop mode APS-C.
- Sony Alpha A99 Mark II
Thông số kỹ thuậtType: SLT | Sensor: Full frame | Megapixels: 42.4MP | Lens mount: Sony A | Screen: 3in tilting, 1,228,800 dots | Viewfinder: OLED | Max burst speed: 8/12fps | Max video resolution: 4K | User level: Enthusiast/professional
Giá thành: ~63,5 triệu đồng khi mua mới chính hãngƯu điểm- Tốc độ chụp ảnh nhanh
- Độ phân giải lớn
- Ổn định hình ảnh 5 trục
Hạn chế
- Pin yếu
- Focus chưa chính xác tuyệt đối
Khi nào thì một chiếc máy SLR không phải là chiếc máy SLR? Khi nó nó gọi là SLT. Máy ảnh “Single Lens Translucent” có gương cố định cho phép ánh sáng từ ống kính đi qua với màn trập và cảm biến hình ảnh, đồng thời phản chiếu ánh sáng tới mô-đun tự động lấy nét chuyên dụng. Với việc không có gương lật, Sony Alpha A99 Mark II full-frame chắc chắn là một chiếc máy xử lý trơn tru trong việc kết hợp tốc độ chụp liên tục 12fps với độ phân giait cao 42.4MP. Hệ thống lấy nét tự động kết hợp mô-đun nhận biết 79 điểm với 399 điểm ảnh ghép nối trên cảm biến hình ảnh. Điểm mạnh của A99 II là kết hợp số lượng megapixel cao với tốc độ chụp liên tục, mặc dù sự tập trung của Sony hiện nay tập trung chủ yếu vào dòng máy Mirrorless chứ không phải là dòng SLT.
Credit
—
Bài viết gốc của
từ digitalcameraworld.comBản quyền bài dịch thuộc về ©Học viện nhiếp ảnh Thương Mại ChimkudoPro – Lighten your values
Mọi trích dẫn bản dịch phải đính kèm link tới bài viết này.
Bài viết Các máy ảnh Full-Frame tốt nhất năm 2018 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây