fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Chụp ảnh sự kiện cho doanh nghiệp (P2)

B. Thiết bị

1. “Những” chiếc máy ảnh tốt

Với công việc cần tốc độ cao & hoạt động trong môi trường thay đổi liên tục như chụp ảnh sự kiện, hãy lựa chọn một chiếc máy ảnh tốt nhất có thể

Điều kiện tốt nhất là bạn có 2 chiếc máy ảnh: 1 chiếc lắp lens góc rộng và một chiếc lắp lens zoom (tele). Điều này sẽ giúp các bạn có thể nhanh chóng bắt được khoảnh khắc mà không phải mất thời gian thay đổi ống kính & chỉnh sửa thông số.

Bạn nên lựa chọn các máy ảnh có thể chụp tốt ở ISO 800 và hơn nữa mà không quá noise (nhiễu) tác động lên bức ảnh của bạn. VD: Nikon với D600, D610, D700 – Canon với 6D, 5D2..  Tuy nhiên chúng ta không nhất thiết phải dùng toàn bộ là máy Fullframe, một chiếc máy Crop với flash cũng có thể sử dụng làm máy dự phòng. Ngoài ra, cũng cần phải nhớ rằng máy ảnh Nikon có ưu thế về việc lấy nét nhanh trong khi máy ảnh Canon có ưu thế về việc khử noise ở ISO cao.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Lựa chọn một chiếc máy ảnh có thể chụp được với ISO cao (Nikon D600 24mm F/4 Iso 1600)

2. Ống kính

Bạn nên lựa chọn những chiếc ống kính có khẩu độ lớn (để làm việc trong môi trường thiếu sáng) và có Bokeh đẹp. Ít nhất chúng ta cần có 1 ống góc rộng (chụp toàn cảnh, tập thể) và 1 ống cận (chụp chân dung, cảm xúc). Các ống kính mà chúng ta có thể lựa chọn :

  • Góc rộng: 24-70 f/2.8 , 17-55 f/2.8, 24-105 f/2.8
  • Góc trung & chân dung: 50 f/1.4/1.8, 85 f/1.2/1.8
  • Tele (chụp cận cảnh cảm xúc) 70-200 f/2.8/4

Trong trường hợp bạn không có gì ngoài 1 lenses thì chúng ta có thể lựa chọn ống 50 f1.4/1.8. Ống này có một khoảng tiêu cự lỡ cỡ, nửa rộng nửa hẹp chính vì vậy khá tiện dụng, đặc biệt khi lắp trên máy ảnh Fullframe.

Hạn chế đánh Flash thẳng vào đối tượng (Canon 6D 24mm F/5 ISO 2500)

Canon 6D 24mm F4 ISO 1600

3. Flash

Hãy chắc chắn bạn có một Flash rời để chụp ảnh sự kiện. Hiệu quả của chiếc Flash cóc khi đánh thẳng vào mặt người mẫu như thế nào chắc hẳn bạn đã rất rõ. Ngoài ra, sử dụng Flash này rất ngốn pin của máy ảnh

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Hạn chế đánh Flash thẳng vào đối tượng (Canon 6D 24mm F/5 ISO 2500)

Nếu như bạn chưa sử dụng thật sự thành thạo flash, hãy thuê/mua các flash có mode TTL – Đây là chế độ tự động của Flash. Tuy nhiên, thực tế chúng ta chỉ cần dùng các flash có giá rẻ (Youngnuo YN560III) với chế độ Manual là tuyêt vời lắm rồi. Quan trọng là bạn cần nắm rõ các nguyên tắc  sử dụng Flash:

  • Hạn chế đánh Flash thẳng vào mặt đối tượng. Điều này gây khó chịu cho người “bị” chụp, tạo ra bóng đổ lớn và mặt mũi mẫu gần như bệt trên khung hình. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt: Bạn ở rất xa đối tượng, trần & tường ở quá cao và quá xa, ánh sáng quá yếu thì hãy cân nhắc đánh thẳng vào đối tượng với cường độ nhẹ.
  • Nguồn sáng từ Flash là nguồn sáng nhỏ, muốn có bóng đổ mịn và ánh sáng tự nhiên hơn bạn cần chuyển nó thành 1 nguồn sáng lớn để bao boc chủ thể của bạn. Nghe rất phức tạp nhưng thực tế là chúng ta có thể chĩa Flash vào trần nhà hoặc 1 bức tường lớn để chuyển nó thành nguồn sáng lớn hơn. Nhờ vậy, ánh sáng bao lên chủ thể sẽ là ánh sáng rất mịn.
  • Nếu như Flash không được sử dụng trong sự kiện, hãy liên hệ với BTC để tăng ánh sáng đèn trong phòng và sử dụng máy ảnh có xử lý ISO tốt
  • Bạn cũng có thể mang theo dù xuyên và 1 bộ Flash để lắp ở những vị trí cố định như booth chụp ảnh của sự kiện.
Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Nikon D610 50mm F2.2 ISO 640

4. Các phụ kiện khác

  • Mang theo pin thay thế cho máy ảnh và Flash của bạn. Hãy đảm bảo rằng máy của bạn không hết pin vào những thời khắc quan trọng của chương trình.
  • Mang theo 2-3 thẻ nhớ để Backup
  • Lựa chọn một  chiếc túi máy ảnh phù hợp cho việc tháo lắp Lens và di chuyển. Mình thường sử dụng các túi đeo chéo, có cả khóa kéo và khóa cài.

 

5. Các thông số cố định

Dưới đây là một số thông số cố định căn bản mà bạn nên lựa chọn:

  • Chất lượng ảnh: RAW. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro khi chụp. Những sự kiện quan trọng thường diễn ra rất nhanh và nếu chẳng may chúng ta chụp ra một bức ảnh quá tối/cháy sáng thì bạn có thể khắc phục chúng trong quá trình hậu kỳ.
  • Cân bằng trắng (WB): Auto. Mình thường không chỉnh cân bằng trắng và để chế độ Auto. Các máy ảnh hiện nay đủ thông minh để cho chúng ta một WB Auto “đủ dùng”. Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh cân bằng trắng trong giai đoạn hậu kỳ.
  • Beep & đèn lấy nét: Off. Hãy tắt tiếng lấy nét ở máy ảnh & đèn lấy nét (Nikon) để tránh làm phiền mọi người, đặc biệt là trong các hội thảo
Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Canon 6D 105mm F/4 ISO 3200

5.1 Chế độ Av

Trong điều kiện bình thường và không có Flash. Bạn nên sử dụng chế độ Av. Chế độ này giúp các bạn kiểm soát DOF (độ nét) và đặc biệt giảm thời gian điều chỉnh thông số.

Giá trị khẩu độ thường được sử dụng khi chụp ảnh sự kiện nằm trong khoảng từ f/2.8 đến f/9

Về ISO, chúng ta có thể bật chế độ “Auto ISO”. Khoảng ISO mà mình hay sử dụng nhất khi chụp sự kiện trong nhà có giá trị từ 800 đến 2000.

Cuối cùng, khi chụp với chế độ Av, hãy đảm bảo tốc độ máy của bạn tối thiểu là 1/50. Với các lens khác nhau, tốc độ phù hợp nhất để tránh bị rung có giá trị là 1/tiêu cự

Chế độ đo sáng tối ưu là toàn khung hình (Matrix metering ở máy Nikon, Evaluative ở máy Canon). Trong trường hợp chênh lệch ánh sáng giữa đối tượng và hậu cảnh là quá lớn, hãy lựa chọn chế độ đo sáng điểm (Spot Metering) – Phần sau lưng đối tượng sẽ bị cháy sáng một chút nhưng đối tượng thì hoàn hào :D.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Nikon D600 100mm F/3 ISO 100

5.2 Sử dụng Flash

Sử dụng Flash đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ có thể chụp với chế độ M. Nắm bắt một số yếu tố sau là bạn sẽ có thể sử dụng Flash một cách thành thạo:

Tốc độ chụp khi có Flash tối đa là 1/200. Bạn có thể giảm tốc độ đi để tăng ánh sáng của môi trường (những vùng Flash không đánh tới như hậu cảnh phía sau đối tượng) tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ rung của chúng ta cao hơn. Chính vì vậy, thông số mà mình thường sử dụng là tốc độ 1/160.

Khi đã sử dụng Flash – ánh sáng nhân tạo, chúng ta sẽ cố gắng để ISO ở mức thấp (200 – 400). Có thể tăng giá trị ISO khi bạn muốn khuyếch đại ánh sáng môi trường

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Canon 6D 50mm F/2 ISO 800

Cách thức đánh đèn Flash

1. Flash đánh lên trần (nếu trần nhà không quá cao). Điều này sẽ giúp chuyển nguồn sáng nhỏ (Flash) thành nguồn sáng lớn (trần nhà) và phủ lên không gian cũng như những người tham dự. Đây là cách đánh Flash hay được sử dụng nhất.

2. Đánh thẳng vào đối tượng với công suất nhỏ: Khi chụp ảnh các đối tượng trên sân khấu, mình thường để đèn Flash với công suất nhỏ (1/128) và chĩa thăng Flash về đối tượng. Điều này sẽ giúp phủ một lớp ánh sáng nhẹ lên đối tượng, ngoài ra con hạn chế việc đối tượng bị ám màu xanh, đỏ… do đèn sân khấu

3. Chụp ở Single Mode để tránh chụp liên tục khi dùng Flash. Đảm bảo Flash có đủ thời gian hồi trước khi chụp shoot hình tiếp theo

4. Hạn chế chụp Flash ở công suất lớn nhất, thay vào đó tăng ISO và mở khẩu.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Canon 6D 200mm F/3.2 ISO 640

5.3 Chế độ lấy nét

Lấy nét tự động cho một lần chụp (single-shot) hay còn gọi One-Shot AF (với máy Canon) và Single-Servo AF (của Nikon). Khi chúng ta đã bấm giữ nửa nút chụp – thì máy ảnh sẽ khóa nét tại điểm đó.

Chế độ này được sử dụng khi bạn chụp các đối tượng tĩnh, ít di chuyển:chân dung, tập thể, nhân vật phát biểu trên sân khấu…

Chụp tự động lấy nét liên tục, còn gọi là Al Servo AF (Canon) hoặc Continuous-servo AF (Nikon). Khi chúng ta bấm giữ nửa nút chụp – máy ảnh sẽ liên tục lấy nét theo đối tượng.

Chế độ này được sử dụng trong các shot hình mà đối tượng chuyển động: chụp thể thao, diễu hành,…

 

Lời kết

Hai phần bài viết “Chụp ảnh sự kiện cho doanh nghiệp” là tổng hợp những kinh nghiệm, cách thức lựa chọn thiết bị cũng như thông số kỹ thuật để các bạn tự tin hơn và dễ dàng hơn trong việc “bắt” được những khoảnh khắc đẹp. Chúc các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiếp ảnh sự kiện !

 

Credit

—————

Bài viết gốc của Nasim Mansurov  từ Photographylife – Sử dụng hình ảnh của Chimkudo

Bản quyền bài dịch thuộc về @ChimkudoPro – Lighten your values

Mọi trích dẫn bản dịch phải đính kèm link tới bài viết này. Hãy tôn trọng công sức lao động của mọi người.

 

Tháng Chín 12, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.