fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Chụp tranh ảnh nghệ thuật

Chụp lại các tác phẩm nghệ thuật nghe tưởng chừng đơn giản, thế nhưng lại rất khó để làm thật hoàn hảo. Có những hạn chế về kĩ thuật ví dụ như về ánh sáng, chọn khẩu độ phù hợp, lấy nét,… Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo chụp ảnh nghệ thuật giúp quá trình này dễ dàng hơn nhiều!

Những lời khuyên mà tôi sắp sửa đưa ra chủ yếu liên quan đến nghệ thuật tranh ảnh 2D, nghĩa là những bức tranh, hình vẽ hoặc bản in dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi đã chụp ảnh hầu hết trong số chúng, từ những bức tranh sơn dầu lớn trong bảo tàng quốc gia đến tranh minh họa báo cổ tại nhà.

Tôi cũng sẽ đưa ra một vài lời khuyên về chụp ảnh các tác phẩm điêu khắc. Chụp thành công những tác phẩm nghệ thuật 3D không phải lúc nào cũng đơn giản.

Cân bằng trắng

Khi chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật, cân bằng sáng không phải là điều quan trọng nhất – bạn có thể sáng tạo tùy ý. Bạn muốn thể hiện lại chính xác những gì có trên bức tranh hay bạn muốn trung hòa màu sắc của chúng lại một chút và kéo lại màu? Bạn sẽ là một nhà sử học hay một người phục chế tranh cổ?

Tôi có thể phục chế ảnh này về màu trắng như bản gốc chỉ cần một cú click chuột nhưng nhờ sử dụng tấm gray card, tôi đã tái tạo lại tuổi đời 125 năm của nó.

Giấy và màu vẽ thường phai nhòa đi theo năm tháng, và thường chúng sẽ ngả sang màu vàng. Vậy nên, bạn sẽ là người quyết định liệu bạn có muốn chụp hiện trạng của chúng không hay sẽ phục chế chúng trở lại như thuở ban đầu. 

Để có thể có độ cân bằng trắng “chính xác”, có hai cách sau đây:

  1. Để làm màu trắng trở lại màu trắng: chọn phần màu sắc trên ảnh có tông màu trung tính – thường sẽ là những màu xám nhạt nếu có. Bằng cách ấn vào chúng với công cụ cân bằng trắng, bạn sẽ trung hòa các giá trị RGB và nếu may mắn thì, màu sắc sẽ được cân bằng với các phần còn lại của bức ảnh. Sẽ có một số vấn đề thì tác phẩm đã ngả màu nhiều hơn ở một số phần trên ảnh, thường chúng sẽ để lại những mảng màu vàng loang lổ khi bạn điều chỉnh cân bằng trắng.
  2. Để giữ lại dấu hiệu ngả màu của thời gian: hãy sử dụng tấm gray card để sửa lại ánh sáng được minh họa trong ảnh, mà vẫn giữ lại sự ngả màu vốn có. Sẽ vẫn có những vùng bị thay đổi màu nhẹ nhưng vì cả bức ảnh đều thay đổi ánh sáng nên những vùng đó sẽ không lộ ra ngoài. Bạn sẽ giữ được vẻ cổ kính của bức tranh. Bạn luôn có thể kéo màu của ảnh ấm hơn nếu muốn nhấn mạnh về tuổi đời của tranh.

Một sự lựa chọn thứ ba nếu bạn không tìm thấy tông màu nào trung tính trong cả bức ảnh hoặc bạn không có tấm gray card là hãy thử thay đổi thanh nhiệt độ màu và thanh tint đến khi bạn tìm thấy độ cân bằng trắng bạn cần.

Cân màu bằng mắt là cách làm thủ công tuy nhiên sẽ không thể chính xác bằng những con số được.

Chúng ta đều biết tuyết nhìn đẹp hơn khi nó màu trắng. Ánh sáng nhân tạo hoặc thời gian đã làm bức tranh ngả vàng. Một công cụ cân trắng đã giúp tôi một cách nhanh chóng dù thực sự khó để biết bức tranh thực sự trông thế nào khi được vẽ ra. (Tranh của họa sĩ Ferdinand Schmidt (c1900), Bảo tàng La Piscine, Roubaix)

Nguồn sáng ảnh hưởng rất nhiều đến cân bằng trắng. Hãy tránh sử dụng nhiều nguồn sáng nếu có thể. Khi ở bảo tàng, bạn sẽ không gặp hiện tượng này thường xuyên nhưng nếu bạn phải chụp tượng điêu khắc thì có thể sẽ khác đấy. Ảnh chụp có cả ánh sáng cửa sổ và ánh sáng ấm từ đèn điện sẽ tạo nên những mảng màu cam và xanh trên một số vùng ảnh. Điều này sẽ khiến việc hậu kì trở nên khó khăn hơn.

Những bảo tàng nghệ thuật thường không trưng bày tranh vẽ dưới nhiều nguồn sáng khác nhau nhưng bạn có thể tìm thấy những bức tượng được đặt gần cửa sổ. Điều đó sẽ khiến ảnh có 2 mảng màu xanh – cam rõ rệt. (Tác phẩm: Epicurus và Metrodorus, Bảo tàng Louvre)

Sửa màu, profile DNG, và nguồn sáng

Chúng ta đã nói về cân bằng trắng khi chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật nhưng bạn hoàn toàn có thể làm nhiều hơn thế. Bạn có thể điều chỉnh màu của nguồn sáng nữa.

Đèn tuýp và đèn led thường mạnh hơn bóng đèn dây tóc và thường thì chúng không truyền nhiệt ra ngoài. Đèn LED bây giờ khá phổ biến trong các bảo tàng và ánh sáng của chúng có chất lượng kém hơn ánh sáng từ đèn halogen.

Những bảo tàng nghệ thuật và triển lãm sử dụng 1 nguồn sáng để trưng bày tranh ảnh. (Ảnh: Riccardo Bresciani | Pexels)

Những nguồn sáng hay dùng hiện nay như đèn huỳnh quang, led… hầu hết đều cho ra những dải quang phổ không liên tục, nghĩa là chúng tái tạo màu sắc không nhất quán và không bao phủ hoàn toàn những vùng nhìn thấy. Ở góc độ kĩ thuật, bạn có thể đánh giá chất lượng nguồn sáng qua chỉ số hoàn màu (CRI)  của chúng. Test chỉ số CRI hoàn toàn đơn giản bằng cách sử dụng một vài bảng màu, vậy nên sự khác biệt giữa CRI 95% và 100% nhiều hơn những gì con số biểu thị. Đèn sợi đốt và đèn halogen mặc định có chỉ số CRI là 100%

Một cách để bạn có thể cải thiện màu sắc cho ảnh chụp tranh vẽ dưới ánh sáng hiện đại là tạo một profile DNG. Để làm điều này, bạn sẽ cần phần mềm giống như X-Rite Color Checker hoặc các phần mềm tương tự. Bạn sẽ apply profile này vào ảnh raw nếu phần mềm cho phép.

Nếu bạn thử cân bằng màu đèn LED bằng mắt thường, có thể bạn sẽ cần thay đổi thanh “tint” khi hậu kì file raw. Những nguồn sáng này dao động từ màu xanh tới màu hồng. Những đèn filament cổ thì luôn cho ra ánh sáng dao động từ màu xanh lam tới màu cam trên thang nhiệt độ Kelvin.

Ánh sáng cửa sổ – Tác dụng và Điểm bất cập

Quảng cáo cũ này được trưng bày ngoài trời. Dù màu sắc của ánh sáng mặt trời thay đổi khá nhiều nhưng không có nguồn ánh sáng nào có thể thể hiện được đầy đủ màu sắc như vậy. (Ảnh chụp tại Bảo tàng KattenKabinet, Amsterdam.)

Bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được nguồn sáng nào tuyệt vời hơn ánh sáng mặt trời. Ánh sáng tự nhiên là nguồn sáng lý tưởng cho mọi loại hình nghệ thuật. Vấn đề duy nhất là bạn sẽ không hoàn toàn làm chủ được nó. Nếu bạn dùng ánh sáng cửa sổ để chụp một tác phẩm nghệ thuật, đôi khi ánh sáng sẽ không đều ở hai bên. Có thể chênh lệch khoảng 1 stop hoặc hơn. Bạn có thể giảm thiểu sự mất cân bằng này bằng cách sử dụng một chiếc hắt sáng.

Tất nhiên là bạn hoàn toàn có thể cân sáng khi hậu kì. Một điều bạn có thể làm là chụp một tấm post card trơn hoặc một tờ giấy trắng để thấy rõ hơn sự mất cân bằng sáng. Hãy dùng mảnh giấy đó để cân sáng khi hậu kì những bức ảnh khác.

Phần bên phải của tấm postcard sáng hơn 25% so với bên trái.

Hãy sử dụng những layers, brush và những layer mark hoặc cả những tấm GND filter khi cân bằng ánh sáng. 

Perspective: Bố cục nghệ thuật của một bức ảnh

Khi chụp một bức tranh 2D, bạn sẽ treo nó trên tường hoặc trên bàn sau đó cố đặt máy ảnh song song với nó. Hoặc không bạn sẽ thấy những hiệu ứng méo hình thường gặp trong chụp ảnh công trình kiến trúc, khi mà những đường thẳng không còn thẳng nữa. Chủ thể của tác phẩm sẽ bị méo nhẹ nếu bạn chụp không đúng góc, mặc dù thường thì người xem cũng không nhận ra.

Họa sĩ: Lucien Jonas (1880-1947), Bảo tàng La Piscine, Roubaix.

Một cách để căn máy ảnh thẳng hàng với tranh vẽ là sử dụng giọt nước cân bằng để ngang với cả tranh và máy ảnh. Hãy kiểm tra xem mặt phẳng treo, đặt tranh đã thực sự phẳng hay chưa, hãy điều chỉnh nếu cần thiết. Tương tự đối với máy ảnh, sử dụng thước nivo cùng máy ảnh đặt trên tripod. 

Giọt nước này không hoàn toàn chính xác nhưng khá hữu dụngnếu bạn chụp một bức tranh hình chữ nhật. Nếu giọt nước không cân bằng, những cạnh của tranh sẽ thẳng hàng 90 độ trong ảnh bản chụp. Nếu bạn đặt sai thì sẽ có hiện tượng méo hình ngay lập tức.

Điều này có quan trọng không? Bạn có thể điều chỉnh perspective khi hậu kì nhưng sẽ mất đi chút nét trên hình.

Nói chung: Hậu kì càng ít thì càng tốt.

Chọn ống kính và độ sâu trường ảnh

Một lựa chọn tốt cho ống kính là loại tiêu cự 50mm hoặc ống kính fix tiêu cự 100m với khả năng lấy nét gần tốt. Nhiều người sử dụng lens macro chỉ bởi vì chúng tạo ra rất ít méo.

Bạn không cần phải chọn số khẩu cao khi chụp tranh 2D vì bạn chẳng cần lấy nét đến thế. Đóng khẩu đến khoảng f/8-11 sẽ cho bạn lấy được đủ nét, nhưng nếu nhiều hơn thì sẽ không nét nữa do hiện tượng nhiễu xạ.

Lấy nét và Live View

Hiển nhiên là, cách chính xác nhất để lấy nét cho mọi vật là đặt máy ảnh của bạn lên tripod và bật live view, sau đó lấy nét tay. Cách này thì không hữu dụng đối với những chủ thể chuyển động nhưng nó lại là một cách tuyệt vời đối với tranh ảnh nghệ thuật.

Sử dụng Live view đối với tranh 2D là cách tốt nhưng không hẳn là cần thiết nếu bạn không cần độ sắc nét tuyệt đối. Bạn có thể lấy nét qua ống nhìn và để máy ảnh làm nốt nhiệm vụ còn lại.

Với những chủ thể 3D như tượng thì live view đúng là vô giá. Nó giải quyết vấn đề như độ cong ảnh hoặc những điểm lấy nét không chính xác trên cảm biến.

Những vấn đề về kĩ thuật khiến việc chụp những bức tượng trở nên khó hơn nhiều, nhất là chụp phần mặt và mắt. Bạn có thể không chú ý đến những điều này trừ khi bạn zoom 100% vào ảnh nhưng việc lấy nét sai là rất dễ xảy ra, nhất là với những bức tượng lớn mà bạn phải chụp từ dưới lên.

Bạn không thể dựa vào các phần mềm chỉnh sửa nét khi hậu kì vì chúng đôi khi không làm tốt nhiệm vụ. Hãy cứ bật live view và lấy nét tay để có được bức ảnh tuyệt vời nhất.

Tránh hiện tượng phản xạ

Khi bạn chụp một bức tranh 2D qua một lớp kính, một vấn đề lớn bạn thường gặp phải sẽ là phản xạ hình ảnh. 

Đôi khi cách dễ dàng nhất là chụp một bức tranh khác nhưng có một số cách sau đây để tránh hiện tượng phản xạ:

  • Không dùng đèn flash gắn trên camera. Nó sẽ tạo ra một điểm hotspot trên tấm kính mà chúng ta sẽ không thể xóa đi.
  • Sử dụng nguồn sáng trực tiếp từ hai bên – thường là ánh sáng cân bằng ở hai bên bức tranh. Ánh sáng không trực tiếp thì sẽ êm hơn như sẽ tạo ra hình ảnh phản xạ từ những vật khác trong phòng.
  • Ở bảo tàng, mặc một chiếc áo đen sẽ giúp bạn chụp ảnh những bức tranh nhỏ dễ hơn vì nó phản xạ ít hơn và hấp thụ ánh sáng từ những nguồn sáng khác.
  • Kiếm bạn hay người thân mặc áo đen đứng gần bức tranh để che bớt sự phản xạ.
  • Sử dụng CPL filer để loại bỏ gần hết những ánh sáng chói (kết hợp với việc tăng ISO, không hoàn toàn lý tưởng với ảnh chụp trong bảo tàng cùng ánh sáng tối).
  • Chụp ở một góc chuẩn để loại bỏ những hình ảnh phản xạ rồi sau đó hậu kì để điều chỉnh perspective. Đừng lạm dụng điều này nếu bạn không muốn ảnh của bạn không còn giữ được độ sắc nét ban đầu.

Hãy xem xét bức tranh thật cẩn thận để xem nó có bị phản xạ không và đôi khi chúng không dễ để nhìn ra – bạn sẽ phải tìm chúng bằng cách xem trên PC.

Chụp lại texture của bức tranh

Nếu bạn muốn chụp texture của bức tranh (ví dụ như tranh sơn dầu) thì điều đầu tiên bạn nên tránh đó chính là ánh sáng nhờ nhờ của đèn tuýp. Thứ mà bạn cần là nguồn sáng trực tiếp từ một bên của tranh.

Những tia sáng phản chiếu trên bức tranh sơn dầu này nhấn mạnh texture của tranh nhưng gây mất tập trung khá nhiều.

Đối với tranh sơn dầu, làm rõ các texture đồng nghĩa với việc một chút ánh sáng sẽ len lỏi qua ống kính, đôi khi việc này có thể gây mất tập trung. Đó là vấn đề của việc làm chủ các hiệu ứng để những ánh sáng ấy không làm hỏng bức ảnh. Một chiếc kính CPL filter sẽ giúp bạn làm việc đó.

Hãy nhớ rằng bạn có thể làm chủ đèn LED. Bạn có thể set up một đèn với nguồn sáng hẹp spotlight hoặc tương tự. Hoặc không thì bạn sẽ phải chụp ảnh cùng đèn flash và snoot.

Thiết bị hỗ trợ

Nếu bạn đang chụp những tác phẩm cỡ nhỏ, bạn có thể chụp chuyên nghiệp hơn bằng cách đầu tư cho những thiết bị hỗ trợ. Với cá nhân tôi, tôi sẽ sử dụng những phương pháp của Heath Robinson cho tiết kiệm, nhưng không phải thiết bị nào được nhắc đến dưới đây đều đắt tiền. Tôi còn đang cân nhắc xem có nên mua chúng không…

Copy Stand

Chân Copy bao gồm một phần đế, 2 đèn và một cái cột cùng 1 tay giữ máy ảnh. Chúng thật sự lý tưởng để chụp số lượng lớn tranh ảnh cỡ nhỏ vì chúng hoạt động theo cơ chế hoàn toàn đơn giản trong khi việc set up ánh sáng, máy ảnh và tripod có thể khá cồng kềnh. Những chân Copy này thường có giá khoảng 200$ nhưng bạn có thể mua loại cũ với giá rẻ bằng 1 nửa.

Light Table

Những chiếc Light tables thường được dùng để chụp ảnh sản phẩm với một tấm nền mượt và trắng tính. Bạn có thể chụp những đồ vật hay tranh ảnh nhỏ cực kì đơn giản. Một chiếc copy stand thì sẽ tốt hơn nếu bạn muốn chụp ảnh mà không cần nền trắng.

Hộp sáng – Light box

Lightbox thường là hộp chiếc hộp có 5 mặt, được nối với nhau bởi dây hoặc những khung nhựa. Các mặt của chúng được làm từ vật liệu xuyên sáng cho phép ánh sáng đi qua. Chúng đi kèm cùng các loại phông nền. Một số Lightbox có lỗ ở phía trên để bạn có thể chụp topdown.

Bạn cần một nguồn sáng cân bằng để chụp những bức tranh 2D vậy nên, với hộp sáng, bạn sẽ có nguồn sáng mà bạn cần. Với tượng điêu khắc, ánh sáng không đều tạo ra khối nên set-up sẽ khác.

Lightbox thường có giá khá rẻ, không như light table và chân copy. Chúng thường khá mỏng mảnh nhưng cũng đáng để thử. 

Tại sao lại chụp lại tác phẩm nghệ thuật mà không tạo ra nó?

Chụp lại tác phẩm nghệ thuật của người khác dường như vô nghĩa nhưng điều ấy lại là một bài tập hữu dụng trong việc cải thiện con mắt sáng tạo của bạn. Đặc biệt là trong trường hợp bạn đang có nhiều thời gian với một bức tranh hay một bức tượng điêu khắc, bạn sẽ muốn nghiên cứu nghệ thuật kĩ hơn. Có rất nhiều điều để khai thác trong một tác phẩm nghệ thuật.

Hành động duy nhất mà tôi phản đối kịch liệt là sao chép y hệt bản gốc từ những nghệ sĩ khác (trừ khi họ là khách hàng và họ muốn bạn làm vậy) và kiếm tiền từ chúng. Nếu vậy, bạn đang ở rìa của việc vi phạm pháp luật. Luật bản quyền khác nhau ở từng quốc gia.

Dĩ nhiên, bạn có thể chụp lại chính tác phẩm của mình và rao bán trên eBay hoặc chỉ up lên mạng. Không có động lực nhiếp ảnh nào thuần túy hơn ước muốn được chia sẻ. Mong muốn được công nhận, biết đến là điều mọi nghệ sĩ đều hướng đến, không kể đến khán giả là ai.

Credit

Bài viết gốc từ Digital Photography School
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý

Bài viết Chụp tranh ảnh nghệ thuật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo.

Tháng Sáu 9, 2020
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.