fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Đằng sau ánh hào quang của khởi nghiệp nhiếp ảnh

Thường thì khi nói tới nhiếp ảnh gia, chúng ta hay tưởng tượng tới những nhân vật khá cool, thậm chí bitchy, đầy tính nghệ sĩ, thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp…. Rồi thì xây dựng doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề này cũng có vẻ cool và không khó khăn lắm, một sự tất yếu trên con đường của một nhiếp ảnh gia thương mại chuyên nghiệp. Ngay cả với những người mới bước chân vào con đường nhiếp ảnh nhiều khi vẫn còn những ảo tưởng này. Trong bài viết này, Chim sẽ liệt kê 1 vài yếu tố mà những người muốn khởi nghiệp với con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp cần phải lưu ý và xác định rõ ràng nếu không muốn đi vào lối mòn và tự lụi tàn.

1. Chúng ta không chỉ chụp ảnh, chúng ta làm tất

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

@under30ceo.com

Như các lĩnh vực khởi nghiệp khác, với những fouder nhiếp ảnh, công việc của chúng ta ngoài chụp ảnh ra là: cu li bốc vác khuân bê, props-stylist, stylist, retoucher, lighting assistant, đủ thứ assistant, sale, marketing, secretary….nói chung là tự làm tất T_T. Với tất yếu này, viễn cảnh tự do tự tại chụp ảnh sẽ tan biến ngay lập tức. Nó còn trở nên tệ hơn nhiều khi chúng ta tiến hành mở 1 công ty và thuê người về làm việc. Một núi công việc sẽ đổ lên đầu, chúng ta sẽ phải làm những việc chúng ta không hề giỏi, vô hình chúng ta sẽ làm không tốt dù có bỏ thời gian gấp đôi gấp ba ra để làm, hệ quả là sẽ làm chúng ta phát rồ không sớm thì muộn. Đây là rào cản lớn nhất nếu chúng ta muốn phát triển doanh nghiệp lên lớn hơn. Còn nếu chúng ta xác định làm 1 nhiếp ảnh gia tự do, không vướng bận chuyện quản lý, hạnh phúc với 1 studio nho nhỏ thì các việc trên sẽ nhẹ đi rất nhiều. Vì vậy xác định trước không có thời gian làm 1 thứ gì khác là chuyện bình thường để không cảm thấy stress khi bắt đầu quá trình này.

2. Chả bao giờ thấy đủ đẹp

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

@lightwise from 123rf.com

Dù chụp có đẹp tới đâu thì nhìn ra xung quanh vẫn có đầy rẫy tá lả các nhiếp ảnh gia khác với ảnh đẹp hơn chúng ta. Cảm giác không bao giờ đủ đẹp cũng là cảm giác dễ xuất hiện, không những trong giai đoạn bắt đầu mà còn theo chúng ta suốt sau này. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng thị trường là bao la bát ngát, và tất nhiên thị hiếu của khách hàng cũng rất khác nhau, mỗi nhiếp ảnh gia sẽ có khách hàng của riêng mình.

Thêm nữa, sẽ có rất nhiều lúc chúng ta sẽ cảm thấy chả có ai book hoặc hoạ hoằn lắm mới có mối chụp mà mình thích. Trong kinh doanh, không phải lúc nào chúng ta cũng được chụp thứ mình thích, thời gian đầu, rất có thể chúng ta phải chụp những thứ không thích hoặc thích vừa vừa hoặc ghét….chỉ để tồn tại với nghề. Tuy nhiên, việc chúng ta sử dụng thời gian rảnh rỗi này thế nào mới là quan trọng. Thay vì ca thán, thay vì chạy xô chậu liên miên để đủ tiền mua sắm chơi bời thì nên dừng lại ở 1 mức độ vừa đủ sống, dành thời gian rảnh rang để học thêm, chụp thêm porfolio…vì cái giá của một nhiếp ảnh gia nó được thể hiện ở porfolio chứ không phải ở đầu lưỡi. Miễn là chúng ta biết liên tục hoàn thiện bản thân thì dần dần mọi điều tốt đẹp sẽ tới.

3. Nghề này có vẻ được đi nhiều nơi đẹp, nhàn, nghe cool, nhìn ngầu….

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

@stokkete from 123rf.com

Không hề, để có được những shoot hình đẹp cho buổi chụp thì là cả 1 quá trình chuẩn bị đầy mệt mỏi. Từ việc liên hệ chọn mẫu, trang phục, thuê địa điểm, chọn bối cảnh, làm việc với stylist, art director…. Trong các job chụp, thời gian làm việc không phải là 8 tiếng mà tính theo việc, làm tới khi nào khách hàng hài lòng, xong việc mới thôi. Thế nên làm từ sáng tới đêm tới sáng liên tục cũng là chuyện bình thường. Nếu ai có những suy nghĩ sang chảnh khi bước vào nghề thì nên dẹp ngay sang 1 bên để đón nhận những điều tệ hại như trên.

Một số người còn có suy nghĩ là làm nhiếp ảnh gia sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi vì đây là nghề sáng tạo. Ko ạ, không hề ạ, làm nghề sáng tạo dễ bị thần kinh khi người ta phải nghĩ quá nhiều. Liên tục sáng tạo sẽ làm não nhanh bị kiệt quệ và nhan sắc giảm thấy rõ. Nhu cầu đi để giải phóng năng lượng và tìm kiếm ý tưởng cũng tiêu tốn kha khá tiền chưa kể tới việc đọc, học liên tục để update xu hướng. Nếu là nhiếp ảnh gia, một đống đồ đạc sẽ là thứ luôn phải mang theo mõi khi chụp và trước khi bước vào chụp, chúng ta làm bê vác trước. Tất nhiên là nếu chúng ta xịn lên thì sẽ có lighting assistant đi theo nhưng bước đầu ăn còn chẳng đủ huống gì thuê người.

Một khía cạnh nữa, nhiều người nghĩ rằng chúng ta sẽ được làm việc với nhiều mẫu xinh, người nổi tiếng và hẳn là cool. Càng không, trong khi mẫu diễn, chúng ta không được thảnh thơi mà soi chỗ này ngắm chỗ kia mà căng mắt ra sau khung ngắm mà bắt khoảnh khắc, việc chup mãi sản phẩm mà không đẹp cùng áp lực từ khách hàng “càu nhàu” sẽ làm chúng ta thấy mệt mỏi chỉ sau vài tiếng. Chính vì sự vất vả cả về sức khoẻ thể chất lần tinh thần nên nghề sáng tạo cần có những khoảng nghỉ để khôi phục năng lượng là điều tiên quyết.

Kết luận

Chính vì những lý do này, chúng ta cần phải ý thức được rất rõ nếu muốn tự tay gây dựng lên một doanh nghiệp làm nhiếp ảnh nói riêng và trong ngành sáng tạo nói chung. Không có công việc nào là dễ dàng, nhàn tay chân thì mệt đầu óc và ngược lại, ngoài ra cũng chẳng có chỗ nào trả tiền cao cho một công việc nhàn. Tuy nhiên Chim tin rằng với lòng yêu nghề và niềm hạnh phúc vô bờ bến khi chụp ra được những tấm ảnh đẹp sẽ là động lực to lớn nhất giúp chúng ta vững vàng và enjoy niềm vui trên con đường đầy thử thách này. Mong mọi người sẽ cùng đồng hành với nhà Chim trên hành trình này !!!

Tháng Chín 12, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.