fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Đèn tròn và đèn LED, lựa chọn nào cho studio.

Đã có rất nhiều các bài viết nói về điểm mạnh cũng như điểm yếu của đèn bóng tròn(hot light) và đèn LED. Mặc dù đèn tròn và đèn led ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy như nhau nhưng sự khác biệt giữa chúng ra sao, hoặc bạn có nên dùng chung chúng với nhau trong một khung hình hay không ? Trong bài viết này, Chimkudo Academy sẽ cùng khảo sát ưu nhược điểm của hai nguồn sáng này.

Cái nhìn tổng quan
Mặc dù tôi muốn đi thẳng vào vấn đề, nhưng cứ để tôi liệt kê ra những nội dung chính đã. Quan điểm của tôi dựa trên những sản xuất “ít tiền” (cho cả ảnh và làm phim).

Đèn bóng tròn(hot light)

@freepik.com

Chúng đã có mặt từ lâu và là sự lựa chọn của những nhà chuyên nghiệp, chủ yếu là trong ngành công nghiệp làm phim. Tôi sẽ nói về đèn halogen và sẽ bỏ qua về đèn HMI. Những đơn vị nhỏ sẽ thuê đèn HMI, nhưng nhìn chung, những nhà làm phim sẽ đầu tư vài chiếc đèn bóng tròn và thường thì chúng sẽ là những chiếc đèn halogen kinh điển.

Chúng tương đối rẻ và mạnh với tầm giá của chúng. Nhiệt độ màu có thể dễ dàng được điều khiển bằng những tấm gel. Bất lợi thì có thể thấy ngay ở cái tên: đèn sẽ nóng lên, kéo theo nhiều điện, và sẽ cần một nguồn điện đủ lớn. Thường thì đèn sẽ được đặt trong một body to để có thể tản nhiệt tốt hơn.

Đèn LED


Công nghệ đèn LED không mới đến thế, nhưng ứng dụng của chúng trong nhiếp ảnh và làm phim vẫn còn đang tiến triển. Có những điểm yếu đã được khắc phục, nhưng thường thì ta sẽ thấy chúng trong những sản xuất lớn.

Chúng nhỏ, nhẹ cần ít năng lượng hơn đèn bóng tròn và có thể chạy bằng pin. Mặt khác thì chúng lại có giá thành đắt đỏ và yếu hơn khi so sánh 1 Watt = 1 đồng đô.

Có đến hàng tá vấn đề về đèn LED khi nói đến màu sắc của chúng. Đó là lý do mà chúng có giá cao hơn. Những nhà sản xuất mà đã hoàn thiện được phổ màu thì sản phẩm của họ sẽ có giá cao hơn đáng kể. Có một bài viết gần đây thảo luận về lý do đèn LED với hệ màu RGB có thể dẫn tới những chuyển đổi màu không mong muốn bởi hai nhà sản xuất đèn LED lớn. Đây là lí do tại sao nếu sử dụng đèn LED trong những công việc quan trọng về màu sắc, tốt hơn hết là hãy sử dụng những tấm gel màu lên trên đèn LED với cân bằng trắng ban ngày hơn là sử dụng hệ màu RGB. Vế sau thì lại là điểm mạnh của đèn LED RGB. Chúng được sản xuất ra để chúng ta không còn phải sử dụng tấm gel màu nữa và bằng cách này, tiết kiệm được năng lượng ánh sáng thừa. Dù thế nào đi nữa, những tấm gel màu vẫn rất cần thiết.

Tại sao chọn đèn bóng tròn?
Điều này dựa vào kinh nghiệm và những dự án mà tôi thường làm. Tôi quay video cho doanh nghiệp, phim âm nhạc, và phim ngắn. Mọi thứ đều được làm ngay tại điểm quay. Khi quay trong nhà tôi sẽ dùng nhiều đèn để tạo khối cho chủ thể và khung cảnh. Khi quay ngoại cảnh, tôi dùng tản sáng và hắt sáng để thêm bớt ánh sáng. Nếu quay dưới ánh nắng tôi sẽ cần đèn rất mạnh và đa số, đèn LED không nằm trong lựa chọn của tôi. Tôi sẽ thường dùng đèn HMI hoặc những đèn halogen mạnh hơn.

Một điểm khác biệt rõ rệt những những tay mơ và những người chuyên nghiệp là khi đầu tư vào thiết bị, những người chuyên nghiệp sẽ nghĩ về giá trị đem lại từ khoản đầu tư của họ. Những người không chuyên chỉ mua đèn, đơn giản vi họ thích nó, và vì nguồn thu nhập của họ không phụ thuộc vào thiết bị mà họ dùng. Tôi thì luôn phải nhận thức về giá trị của thiết bị mang lại và đó là lí do tại sao những tính toán của tôi lại hơi thiên vị một chút.

Với một video doanh nghiệp, tôi đánh sáng chủ thể với hai hoặc ba đèn và để một hoặc hai hai đèn đánh vào nội thất. Nếu có ánh sáng mặt trời ở cửa sổ phía đằng sau, tôi sẽ cần một chiếc đèn key đủ mạnh để cân bằng ánh sáng trong phòng. Tôi cân bằng nhiệt độ màu bằng cách đặt một tấm gel màu xanh biển lên để làm nhiệt độ màu gần khoảng 5200K, giảm nửa stop. Sau đó tôi làm dịu ánh sáng gắt với một tấm scrim hoặc softbox giảm ánh sáng đi 1 stop nữa. Theo cách này, ánh sáng 1 kW sẽ tạo ra nguồn 350 watt. Tôi có thể có được công suất 500 watt nếu tôi quyết định giữ ánh sáng mà không có tấm gel màu xanh mà trông rất đẹp trong video doanh nghiệp, tạo ra độ tương phản màu giữa nền trước và background hết sức tự nhiên. Các nguồn sáng khác tôi sử dụng cũng nằm trong phạm vi 800-1.000 watt. Thường thì tôi sử dụng 5 đèn cho việc đó.

Với những video âm nhạc quay trong nhà, tôi cần ít nhất 5 đến 6 đèn với công suất lớn. Phim ngắn cũng vậy, thậm chí còn nhiều hơn.

Bài toán
Tổng cộng tôi cần 6 đèn để hoàn thành tốt công việc. Tôi có thể có đèn bóng tròn 800-2000W với khoảng $180-300 mỗi chiếc. Nếu cần thêm tôi luôn có thể mua một chiếc Red Head rẻ. Có nghĩa là tổng đầu tư của tôi vào đèn bóng tròn sẽ nhỏ hơn 2000$ .

Nếu tôi lựa chọn những chiếc đèn LED, tôi sẽ phải dành ra không dưới $700-800 cho mỗi đèn. Cuộc đầu tư này sẽ rơi vào khoảng $3,500.

Cuối cùng thì khách hàng cũng chỉ quan tâm đến ảnh đẹp. Họ chẳng cần biết loại đèn nào mà bạn đã sử dụng. Mức tiêu thụ năng lượng của đèn bóng tròn trong phạm vi 1K không quá lớn cho hầu hết các thiết bị điện, đặc biệt là nếu bạn phân phối chúng trong các mạch khác nhau.

Ảnh chụp từ MV ca nhạc.

Khi mua thiết bị thì bạn cũng nên nghĩ về việc bảo trì nó. Nếu là đèn bóng tròn thì vô cùng đơn giản, vì chúng hầu hết là thân kim loại kèm theo một bóng đèn halogen bên trong. Có thể bạn cần mang theo một vài bóng đèn dự phòng, và chỉ có vậy thôi.

Khi nào thì sử dụng đèn LED?
Đèn LED rất hữu dụng khi bạn phải đặt đèn vào những vị trí mà vật thể cần tránh tiếp xúc với nhiệt độ lớn, gây nguy hại tới hậu cảnh, diễn viên, người mẫu và đoàn làm phim. Tôi thấy rằng những chiếc đèn LED nhỏ là một sự đầu tư đúng đắn vào những nguồn ánh sáng nhỏ cho công việc của tôi.

Kết luận
Tôi tin chắc rằng đồng nghiệp của tôi, những nhà làm phim cũng có thể viết một bài tương tự đối với đèn LED, khẳng định lí do họ chọn đèn LED thay vì đèn bóng tròn. Nhưng, như tôi đã nói, quan điểm của bài viết này dựa trên giá trị ROI trong phạm vi công việc và ngân quỹ tôi đưa ra. Tôi nghĩ tôi sẽ đầu tư vào đèn LED khi nào mà cường độ sáng của chúng gần tương ứng với giá tiền, nếu so sánh với đèn bóng tròn.

Nếu bạn là nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm, đồ ăn, bạn sẽ chọn loại đèn nào cho mình ?

Credit

Bài viết gốc của Tihomir Lazarov từ fstoppers.com
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo. Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.

 

Bài viết Đèn tròn và đèn LED, lựa chọn nào cho studio. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.