fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Dramatic lighting ảnh chân dung với 02 đèn

Dramatic lighting hay còn gọi là ánh sáng “kịch tính” trong tiếng Việt(Chimkudo xin dùng thuật ngữ dramatic thay cho kịch tính để giữ được ngữ nghĩa tốt hơn) là một trong những kĩ thuật set sáng trong ảnh chân dung được khá nhiều người ưa thích và cũng là kĩ thuật được dùng nhiều nhất trong chụp ảnh chân dung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua cách setup kĩ thuật này trong studio sử dụng 02 đèn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Mẫu: Madison Flowers

Như kế hoạch, tôi muốn tạo ra những hiệu ứng thật kịch tính trên model với nhiều vùng shadow. Tôi sẽ lấy nét vào phần mặt và những phần tóc bay tự nhiên. Ánh sáng sẽ đổ tối dần xuống phía dưới, vừa đủ để phần cơ thể không bị tối nhưng cũng không quá sáng vì tôi không muốn nó trở thành trung tâm bức ảnh. Shadow sẽ tác động lên chiếc váy nhung theo hai cách, chúng vừa hấp thụ ánh sáng nhưng cũng lại phản xạ trực tiếp lại. Và như các bạn đã biết, vì chiếc váy phản xạ trực tiếp nên buổi chụp lại có thêm những khó khăn mới.

Cả 2 tấm chụp trên đều được chụp với một chiếc octabox kích cỡ trung bình cùng một đèn flash gắn choá đặt phía sau bên phải làm đèn ven.

Đây là tấm số một:

Nguồn sáng ở gần mẫu, hướng nhẹ sang phía máy ảnh, chiếu xuống khoảng 45 độ so với mẫu

Trong set-up này, chiếc octabox được đặt từ phía trên chếch xuống. Lúc bạn nhìn vào tấm ảnh, bạn sẽ thấy phần sáng nhất là phần trán rồi mảng chuyển sang tối ở dưới phần thân lại rất nhanh chóng. Điều đó là bởi cường độ ánh sáng sẽ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ vật được chiếu tới nguồn sáng (quy luật bình phương đảo trong vật lý áp dụng cho các loại sóng trong đó có ánh sáng, âm thanh, …). Hơn nữa bởi vì phía dưới có rất ít vùng nhận được ánh sáng nên, mức độ tối ở đây lại càng đậm hơn.

Ánh sáng chiếu từ trên cao hơi chếch xuống dưới và mẫu cũng hơi cúi đầu một chút nên những khối trên khuôn mặt mẫu hiện lên khá là sắc sảo. Tuy nhiên những mảng chuyển sáng tối vẫn không quá gắt, đó là do nguồn sáng lớn hơn tương đối so với khuôn mặt của mẫu. Chiếc đèn flash gắn choá có tác dụng giúp tách biệt mẫu khỏi nền. Cũng được set-up với độ cao gần như tương đương với đèn chính, ánh sáng từ phía bên này cũng có tính chất tương tự. Và kết quả là bức ảnh thành quả có rất nhiều tương phản sáng tối và tạo cảm xúc rất kịch tính.

Với bức thứ hai, tôi vẫn muốn giữ sự kịch tính nhưng đèn chính phải bớt dramatic đi một chút.

Nguồn sáng đặt xa hơn một chút so với mẫu, cũng hướng từ từ về phía camera, lần này đèn gần như cao ngang đầu mẫu

Trong tấm ảnh này, tôi đặt chiếc octabox ở xa mẫu hơn một chút, vẫn hướng nhẹ về phía camera nhưng thấp hơn nên khi mẫu nâng nhẹ cằm lên chút, ánh sáng đỡ gắt hơn, những phần hốc mắt lại được nhận thêm ánh sáng.

Do chúng ta hạ thấp đèn xuống 1 chút và hơi ngửa đèn lên nêncác vùng tối (và cả phần thân mẫu) được sáng đều hơn một chút, phần góc cạnh như sống mũi, hốc mắt không còn được sắc sảo như tấm thứ nhất. Chỉ một chút thay đổi nhỏ thôi và tôi cũng vẫn giữ được sự kịch tính (cũng một phần là do tấm nền đen đằng sau lưng mẫu) nhưng bức ảnh lại dịu hơn tương đối so với tấm thứ nhất.

Một điều nữa khi so sánh ánh sáng trong 2 tấm ảnh này đó chính là ảnh hưởng của góc chiếu sáng tới phần tóc. Ở tấm ảnh thứ nhất, khi ánh sáng từ octabox được chiếu góc từ trên xuống, phần tóc phía đó chia làm 2 mảng sáng tối rõ rệt, còn ở tấm thứ hai khi góc chiếu sáng hạ thấp gần như ngang bằng với đầu mẫu và được đặt xa hơn, phần tóc của mẫu nhận được ánh sáng tỏa đều với cường độ nhỏ hơn nên nó tối hơn tương đối so với tấm ban đầu.

Tôi không muốn đề cập đến set-up của tôi như là một thứ bài tập mà bạn phải học thuộc mỗi khi muốn chụp một tấm ảnh chân dung đầy tính dramatic. Tôi muốn bạn nhớ rằng những set-up sẽ rất đa dạng tùy thuộc vào cường độ đèn, diện tích căn phòng, màu sắc của background, nhiệt độ màu phòng, khẩu độ,… Điều quan trọng nhất là trong việc thực hành và sắp xếp các đèn khác nhau là bạn phải hiểu được nguyên lý hoạt động của nó và trong ảnh chân dung, với từng model khác nhau thì ánh sáng cũng cần phải thay đổi cho phù hợp.

Những nguyên lý

  • Nguồn sáng gần: cường độ mạnh, vùng đen mỏng hơn, vùng chuyển êm
  • Nguồn sáng xa: cường độ nhẹ, vùng đen dày hơn, vùng chuyển gắt
  • Hướng sáng quyết định vùng nào trên mẫu sẽ là vùng nhận được nhiều ánh sáng nhất. Tâm của nguồn sáng có độ sáng mạnh nhất, càng ra phía rìa của nguồn sáng thì ánh sáng càng được tán nhẹ.

Lưu ý: Nếu nguồn sáng quá xa mẫu, nó trở nên nhỏ hơn và gắt hơn. Khi đó bạn lại cần một công suất lớn hơn nếu muốn vật thể đủ sáng, không những vậy ảnh sẽ mất đi tương phản và có thể sẽ có một vài vùng phản chiếu mà bạn không mong muốn tùy thuộc vào vị trí bạn đặt đèn.

Credit

Translated from website: blendstudio
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.

Bài viết Dramatic lighting ảnh chân dung với 02 đèn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Hai 5, 2020
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.