Lang thang trong Nhiếp ảnh cũng được một thời gian, dần dần mình nhận thấy một vấn đề mà có vẻ như ngày càng nhiều những người mới tới với nhiếp ảnh, hoặc thậm chí những người đã chụp ảnh được một thời gian đều đang gặp phải đó là họ quá lo lắng sẽ bị các foto khác nhảy vào nhận xét ảnh của họ, dẫn tới ngại đăng, ngại chụp….và cứ thế.
Chúng ta không phủ nhận việc nhận các đóng góp từ những người làm trong nghề nhưng quan trọng hơn, đó là những ý kiến của đám đông khán giả ngoài kia – những người sẽ thực sự là khách hàng của chúng ta, sẽ mua ảnh của chúng ta. Vậy thì “cái đẹp của Photographer” và “cái đẹp của Khách hàng là như thế nào” ?
Photographer
Dân foto thuờng thích các tấm ảnh đẹp về kĩ thuật với bố cục xuất sắc, hình khối rõ ràng, ánh sáng huyền ảo – qua đó khẳng định đẳng cấp của mình nhiều hơn là việc bức ảnh đó có thực sự “bán được hay không”. Đây là sự thật khá phổ biến với bất cứ ai khi mới bước chân vào ngành này. Chúng ta cố gắng chụp ra một bức ảnh đẹp với cảm quan của chúng ta và rồi bán nó cho khách hàng vì nghĩ rằng nó là đẹp rồi. Tuy nhiên dưới quan điểm của
Khách hàng
Họ muốn chụp ảnh để thể hiện sản phẩm của họ lên một cách hoàn hảo, họ thấy sản phẩm đẹp, tức là người xem bình thường khác cũng sẽ thấy đẹp. Trong quá trình đi làm nghề, đã rất nhiều lần trong các dự án, việc xung đột giữa foto và client xảy ra vì cảm quan cái đẹp của hai bên khác nhau, để rồi dẫn tới mất lòng nhau.
Tấm ảnh trên là một tấm ảnh mà hầu hết các foto(kể cả mình khi lần đầu xem) nào nhìn vào cũng sẽ đều thấy đẹp. Đây là hình ảnh chụp quảng cáo sản phẩm vest. Mọi thứ dường như hoàn hảo với photographer bởi ánh sáng, posing, thần thái model…nhưng khách hàng lại đánh giá không đạt chỉ vì cái…..”quần nhăn”. Với khách hàng, một bộ vest đẹp phải thẳng thớm nhất có thể, họ hoàn toàn không hề chú ý tới model, lighting hay sắp đặt background mà nhìn ngay vào bộ vest với quần nhăn. Và như vậy, họ đánh giá bức hình chưa đạt yêu cầu đẹp nhất có thể mặc kệ cho photographer thấy hài lòng với bức ảnh của mình.
Trong quá trình làm việc, đã rất nhiều lần chúng ta hí hửng khi tưởng đã tạo ra được 1 masterpiece nhưng đoạn hội thoại sau lại được bật lại:
Viewer: Tôi chả thấy nó lên được mood gì cả
Foto: Bà không thấy ánh sáng đẹp à, bố cục có nhịp điệu và kết nối hẳn hoi, màu ấm áp thèm ăn…
Viewer: Ơ kệ ông, tôi nhìn vào chả thấy thèm gì cả. Tôi chả cần biết huyền ảo kiểu gì nhưng nhìn không có ra mood, không có thèm ăn. Đây nhé, cái ảnh này chụp bằng điện thoại nhìn thèm ăn này.
Vì vậy, mình luôn luôn tạo ra 02 danh sách những người cố vấn: “1 hội Chẳng biết gì về nhiếp ảnh(Trần tục)” và “1 hội gồm các foto(Bố đời)“. Nếu feedback về một bức ảnh được lòng hội “Trần tục” hơn hội “Bố đời” thì mình sẽ chọn bức ảnh đó giao cho khách hàng. Tất nhiên các ý kiến của foto trong nghề sẽ có những cái hay của nó nhưng nếu phải cân nhắc giữa hai lựa chọn đó thì Khách hàng sẽ là yếu tố được ưu tiên bởi vì chính họ đang trả tiền cho chúng ta, họ hiểu về sản phẩm của họ hơn chúng ta trong hầu hết trường hợp.
Qua thời gian, dần dần chúng ta sẽ trải nghiệm được điều này bởi góc nhìn của khách hàng thường sẽ “trần tục, xôi thịt” hơn những người trong nghề. Chúng ta thường hay gào lên “Tại sao chị lại chọn cái xấu nhất trong mấy cái em gửi” nhưng đó là với chúng ta thôi, với khách hàng, option đó thể hiện được rõ nhất hình ảnh và thông điệp họ muốn truyền tải.
Một foto commercial thành công không nhất thiết phải là một foto có skill lighting giỏi nhất mà là người biết dung hoà cái tôi của mình với góc nhìn, quan điểm của khách hàng nhất.
Vì vậy, hãy luôn lắng nghe khách hàng, nói chuyện với khách hàng nhiều hơn để hiểu về sản phẩm, về những thứ họ muốn truyền tải và thể hiện nó trong bức ảnh thay vì áp đặt quan điểm thẩm mỹ của bản thân vào một cách máy móc. Một foto commercial thành công không nhất thiết phải là một foto có skill lighting giỏi nhất mà là người biết dung hoà cái tôi của mình với góc nhìn, quan điểm của khách hàng nhất.
Credit
—————
Bản quyền bài viết thuộc về ©Học viện nhiếp ảnh Thương Mại Chimkudo Academy – Lighten your values
Mọi trích dẫn phải đính kèm link tới bài viết này.
Bài viết Đừng quan tâm tới các “photographers khác” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây