fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Làm thế nào để tạo ra một bức ảnh Cinematic

Một trong những kiểu ảnh kun ngầu hay thấy hiện nay có tên là “Ảnh Cinematic”. Tuy nhiên không phải là cứ chạy filter hoặc thêm vào một vài  dải đen ngang trong khung hình sẽ làm cho bức ảnh trông Cine. Vậy thì “Ảnh Cinematic” là gì?. Đây sẽ là 1 chủ đề hấp dẫn ko chỉ với các bạn chụp ảnh sản phẩm và còn với tất cả những ai đam mê ảnh film hoặc điện ảnh,

Đây không phải là một từ dễ định nghĩa. Giống như việc không thể mô tả một cách bình thường “vẻ đẹp” là gì vậy, bạn cũng không thể diễn giải được từ “cinematic”. Tuy vậy, có một số đặc điểm trên một bức ảnh mà ta có thể khẳng định nó giúp ảnh trông “cine” hơn. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ “điện ảnh” (cinema) và vì vậy chúng ta phải nhìn vào những bộ phim được tạo bởi những dân chuyên trong nghề.

Về tiêu đề của bài viết.

Nếu bạn đã đọc tiêu đề bài viết này cẩn thận, bạn sẽ thấy nó không phải là “làm cách nào để làm cho bức ảnh trông cinematic” mà là “làm thế nào để tạo ra những bức ảnh cinematic”. Có sự khác nhau lớn ở 2 cách tiếp cận chủ đề này.Tiêu đề đầu tiên cho rằng bất cứ bức ảnh nào đều có thể trở nên cine, vốn là cách suy nghĩ của đa số người mới chụp ảnh. Tiêu đề thứ hai thể hiện rằng bạn không tạo ra một bức ảnh cine bằng cách edit một tấm ảnh có sẵn mà bạn phải tạo ra nó bắt đầu từ việc bấm nút chụp. Cách đầu tiên không phải lúc nào cũng thành công, giống như kiểu “làm thế nào để cho cái bánh mà tôi mới mua trở nên ngon hơn”, bạn có thể sử dụng các gia vị (filters, presets, hoặc LUTs), nhưng cuối cùng thì vị của nó sẽ có gì đó không đúng lắm. Lý do là bạn đã không đi đúng cách ngay từ đầu.

Có phải là do thanh đen?

Cũng được gọi là “envelope” bởi một số editor, “thanh đen” hay “black bars” là 2 dải không có ánh sáng của màn chiếu khi chiếu một video tỉ lệ rộng như là 2.35:1. Khi mà màn hình của bạn có tỉ lệ khác với video, vùng mà không chứa hoạt ảnh của film sẽ hiện lên màu đen. Có một số bức ảnh không có tỉ lệ rộng nhưng trông vẫn rất cinematic. Hãy xem thử phim “Hugo”.

Vậy, “black bars” không phải là thứ thiết yếu, mặc dù nó có thể là một phần của việc giúp cho bức ảnh hoặc video nhìn “cine” hơn.

Có phải là do đổ màu?

Đổ màu hay áp filter vào ảnh hoặc video được cho là một điều thiết yếu giúp cho ảnh trông “cine” hơn. Thường thì ai muốn một bức hình cine sẽ áp filter màu hoặc preset vào một bức ảnh nhưng kết quả cho ra đôi khi lại trông chả cine tí nào. Hãy cùng xem, một footage chưa được chỉnh sửa của một bộ phim hollywood trông như thế nào:

Tôi lấy một ảnh gốc từ 1 frame trong video. Tất nhiên là tôi chụp màn hình lại rồi, nên nó cũng không hẳn là ảnh gốc, nhưng chỉ để lấy làm ví dụ thôi. Ảnh gốc trông không rực rỡ lắm và tương phản yếu. Tôi tăng một chút tương phản và độ đậm của màu để cho nó trông “bình thường”. Và tôi so sánh nó với bản chỉnh màu hoàn thiện.

Ảnh gốc

Ảnh đã chỉnh sửa

Như bạn có thể thấy, ảnh “bình thường” với một chút sửa màu (ở ) lẽ ra phải nhìn giống thật hơn. Tuy không được đổ màu ngả xanh như bản final, nhưng nó trông vẫn “cinematic”. Vậy, đổ màu cũng không phải là một thứ thiết yếu, tuy vậy nó sẽ có ích nếu bức ảnh của bạn đã trông cine sẵn trong máy ảnh rồi.

Có phải là do ánh sáng?

Như chúng ta đã thấy, một bức ảnh có thể “cinematic” ngay khi ở trong máy ảnh. Một trong nhiều yếu tố tham gia vào việc tạo ra một bức ảnh trước khi nó được đưa vào xử lý hậu kỳ chắc chắn sẽ là ánh sáng rồi. Hãy cùng xem ví dụ 2 frame từ bộ phim “The Truman Show” dưới đây:

Như bạn có thể thấy bức ảnh ở dưới trông “Cinematic” hơn là bức ảnh ở trên. Vì vậy, ánh sáng chính là yếu tố cơ bản của việc tạo ra phong cách cinematic. Nhưng mà liệu một cảnh có phải bắt buộc tối để trông như là giống trong phim không. Ảnh chụp màn hình dưới đây là từ “Baby Driver” sẽ chứng minh rằng ảnh không bắt buộc phải tối để có thể trông cinematic.

Vậy, không phải do cảnh sáng, cảnh tối, mà là ánh sáng của cảnh. Một yếu tố quan trọng là sự tương phản trong khung hình. Tôi không nói về độ tương phản mà bạn có thể điều chỉnh trong hậu kỳ. Tôi đang nói về sự tương phản của bối cảnh mà bạn định chụp hoặc quay. Đó là tỉ lệ giữa sáng và tối trong khung cảnh. Ví dụ như 2 bức hình mà tôi chụp bằng điện thoại, tôi có tăng tương phản của bức ảnh bên trái, trong khi bức còn lại gần như ảnh gốc.

Như bạn có thể thấy, bức bên phải trông cinematic hơn, ngay cả khi tôi không hề tăng tương phản như bức ảnh đầu mà chỉ là một bức ảnh gốc trong điện thoại. Lý do là bức ảnh thứ 2 có shadow theo một cách giúp cho bạn có thể thấy những chi tiết, hình khối của các vật trong ảnh. Đây được gọi là “ánh sáng không phẳng”. Nếu bạn muốn bức ảnh của bạn trông cine hơn, hãy tránh xa những khung cảnh mà ánh hướng từ phía sau bạn. Đó không phải là một nguyên tắc quá khó để áp dụng nhưng hầu như nó sẽ đem lại hiệu quả tốt.

Có phải là do máy ảnh.

Ví dụ ở trên đã cho bạn thấy là bạn có thể tạo ra một bức ảnh cine bằng điện thoại của mình. Không phải là máy ảnh, mặc dù một chiếc máy ảnh với một dải dynamic rộng có thể tăng chi tiết, giúp cho việc hậu kỳ của bạn.

Có phải là do độ phân giải.

Chắc chắn là không. Độ phân giải chả liên quan gì đến ảnh cine. Nếu bạn nhìn vào bức tranh dưới đây, bạn sẽ thấy nó phân giải rất kém, nhưng nó trông vẫn đẹp và cinematic

Đây là một ví dụ mà tôi cố tình đặt bức tranh thu nhỏ trong một khung để cho mọi người thấy rằng nó trông vẫn cinematic cho dù phân giải rất kém.

Vậy tất cả những điều trên có phải là bí quyết không?

Rất tiếc là không. Cinematic là cả một trải nghiệm mà mọi người có khi xem một bức ảnh, tranh hoặc video trong đó có ánh sáng tốt và được đổ màu hợp lý. Ngay cả nếu ảnh của bạn có ánh sáng tốt và đổ màu khá ổn thì bức ảnh của bạn vẫn có thể thiếu cảm giác cinematic, bởi vì có gì đó chưa đủ để tạo ra trải nghiệm cinematic. Một trong những yếu tố ảnh hưởng có thể là do bố cục yếu, thiếu thông tin hấp dẫn của ảnh. Cinema thường gắn liền với việc kể chuyện. Thiếu câu truyện hay thiếu điều gì đó thú vị trong khung hình có thể là một tác nhân trọng yếu làm hỏng trải nghiệm “cinema” của bức ảnh.

Kết luận:

Nếu bạn muốn có những bức ảnh trông cine, hãy học hỏi ở điện ảnh. Tại đó bạn sẽ thấy ánh sáng tạo khối tốt, đổ màu có “gout, bố cục hợp lý và quan trọng nhất: có câu chuyện thú vị được kể. Đó là những gì tôi có thể giải thích một cách đơn giản nhất về “cinematic”. Hãy luôn nhớ rằng, bạn luôn phải bắt đầu bằng cách tạo ra một bức ảnh hợp lý ở trong máy ảnh trước đã, tất cả những thứ khác về sau chỉ để hoàn thiện và trang trí thêm mà thôi.

Credit

Bài viết gốc của Tihomir Lazarov từ fstoppers.com
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo. Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.

Bài viết Làm thế nào để tạo ra một bức ảnh Cinematic đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Hai 31, 2019
Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z