fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lấy cảm hứng từ các triển lãm nghệ thuật

Ai cũng từng có một trải nghiệm như vậy: đi tới xem một triển lãm nghệ thuật với mong muốn tìm kiếm nguồn cảm hứng cho những bức ảnh của riêng mình và rồi sau đó chỉ chụp lại vài tấm ảnh của các tác phẩm ưa thích bằng điện thoại, tự nhủ với bản thân rằng sau này sẽ xem lại để tham khảo.

How to Use an Art Gallery Visit to Inspire Your Photography

Mặc dù đó cũng là một cách để truy tìm cảm hứng khi tham dự triển lãm, còn nhiều cách khác để tối đa hóa hiệu quả của công cuộc tìm kiếm này. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc những phương pháp để tiếp thu hiệu quả cảm hứng từ những triển lãm nghệ thuật. Hơn nữa, những cách sau đây đảm bảo sẽ đem lại những sản phẩm độc đáo hơn việc chỉ chụp lại tác phẩm nghệ thuật trước mắt.

THẤM NHUẦN KHÔNG GIAN PHÒNG TRIỂN LÃM

Bạn không được phép vội khi đi xem triển lãm nghệ thuật, lý tưởng nhất là dành hẳn một buổi sáng hoặc một buổi chiều đối với những triển lãm đồ sộ hơn.

Khi đến thăm những triển lãm mới, tôi luôn đi bộ một vòng dạo quanh cả khuôn viên trước. Sau đó, tôi sẽ vòng lại để quan chiêm ngưỡng kĩ càng hơn những tác phẩm mà tôi thích. Ở những triển lãm hoặc bảo tàng lớn, bạn có thể sẽ cần phải kiểm tra và xác định trước là bạn muốn xem cái gì ở đó để lên kế hoạch xem hiệu quả hơn.

How to Use an Art Gallery Visit to Inspire Your Photography

Sau khi đã xem tầm 1 tiếng hoặc hơn, hãy vào ngồi ở quán cà phê và thư giãn một chút. Đây là khoảng thời gian thích hợp để bạn ngẫm lại những gì mình thích ở triển lãm, thậm chí có thể ghi chép lại một vài điều nếu muốn.

Tất nhiên, không phải ai cũng có điều kiện đi xem triển lãm thường xuyên. Nhưng cũng đừng để điều đó ngăn cản bạn thường thức nghệ thuật, rất nhiều bảo tàng và triển lãm có hỗ trợ trình chiếu lại trên mạng internet. Một vài nơi còn cung cấp những bộ sưu tập theo chủ đề trên trang web của họ. Còn một số nơi khác thì lại có danh sách những tác phẩm trong từng phòng để bạn có thể lần lượt xem như đang dạo quanh triển lãm ảo.

MANG THEO SỔ TAY

Nhiều nhiếp ảnh gia không có nhu cầu sử dụng sổ vẽ cầm tay, nhưng cá nhân tôi thì lại cho rằng nó đóng vai trò thiết yếu trong việc trau dồi nguồn cảm hứng. Bạn không cần phải vẽ đẹp để có thể dùng sổ vẽ, ngay cả khả năng hội họa của tôi thực chất cũng chỉ hơn vẽ người que một chút. Mục đích của cuốn sổ không phải là để có những bức vẽ đẹp, mà là một nơi để lưu trữ những ý tưởng cho sau này.

art-gallery-visit-inspire-photography

Khi đang dạo quanh triển lãm, hãy dừng lại trước những tác phẩm thu hút sự chú ý của bạn và tự hỏi rằng tại sao nó lại thu hút đến thế. Phải chăng là do dáng đứng, màu sắc, do concept ý tưởng hay là do bố cục của tác phẩm? Cách tiếp cận này áp dụng được với mọi thể loại nhiếp ảnh, cho dù là nhiếp ảnh tĩnh vật, phong cảnh hay kiến trúc.

GHI CHÉP LẠI NHỮNG QUAN SÁT CỦA MÌNH

Hay mở cuốn sổ tay của bạn ra và ghi chép lại những suy nghĩ trên. Phác thảo lại dáng người hoặc bố cục. Bức vẽ của bạn không cần phải quá chi tiết và trau chuốt, nó chỉ cần là một bản sơ lược để khơi lại trí nhớ của bạn sau này khi đang lên kế hoạch cho những buổi chụp.

Nếu màu sắc hoặc concept của tác phẩm là thứ khiến bạn chú ý, cũng hãy ghi chép điều đó lại. Viết lại cụ thể điều gì khiến bạn thích nó, có thể là sự tương phản mạnh mẽ giữa màu hồng và màu xanh; hoặc cũng có thể chiếc váy xanh dương kia đã giúp bạn nảy ra một ý tưởng nào đó cho sau này.

Image: These six thumbnail sketches were done at the Tate Modern in London to record down quick idea...
(6 bản thảo được tôi vẽ lại ở bảo tàng Tate Modern ở London)

Bạn thậm chí còn chẳng cần phải để tâm đến tên tác phẩm hay tác giả của nó. Nếu bạn chỉ thích hình người trong bức tranh, thì việc gì phải quan tâm đến người vẽ ra nó?

Lối suy nghĩ này cũng không còn xa lạ trong giới nghệ thuật. Họa sĩ người Anh vào thế kỷ 18: Sir Joshua Reynolds, được người ta đồn đại là có một cuốn sổ chứa đầy những bản vẽ lược dáng người trong tranh của những họa sĩ khác. Nếu có người thuê Reynolds vẽ chân dung, họ có thể chọn dáng đứng từ trong quyển sổ đó.

Khi bắt đầu chụp những bức ảnh mới, hãy mở lại và xem qua cuốn sổ tay của bạn. Chắp nhặt ý tưởng của bạn từ những ghi chép này, và cứ như vậy, bạn sẽ có một nguồn cảm hứng đa dạng và phong phú.

LẤY CẢM HỨNG TỪ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Nếu bạn đặc biệt bị hút hồn bởi một tác phẩm nào đó, hãy bắt đầu phân tích nó và tìm ra điều gì thực sự thu hút bạn. Bạn có thể sẽ bất ngờ với chính mình đấy!

art-gallery-visit-inspire-photography
(Theo tôi, bức vẽ hoa hướng dương của Van Gogh vừa hé mở về hi vọng và lòng cảm tạ, vừa thủ thỉ về sự sống và cái chết.)

Trang trống đầu tiên trong cuốn sổ tay của tôi sẽ là nơi chứa những bản vẽ dáng người hoặc bố cục nghệ thuật. Sau đó tôi sẽ xác định những yếu tố khác: có thể là màu sắc, cảm xúc nổi bật trong bức tranh hoặc concept của nó. Hoặc có thể tôi thích một đồ vật nhỏ hoặc trang phục nào đó, và tôi cũng sẽ ghi chép lại điều đó.

Hãy thử dùng những ý tưởng được sắp xếp như trên, thay vì toàn bộ hình ảnh tác phẩm gốc, để xây dựng những buổi chụp sau này của bạn. Bạn sẽ thấy rằng những ý tưởng của bạn sẽ tự hiện lên theo cách của riêng bạn, khác xa so với bức gây cảm hứng ban đầu.

LẤY CẢM HỨNG TỪ TỔNG THỂ CỦA MỘT TRIỂN LÃM

Một thử thách thú vị hơn có thể là trích cảm hứng từ cả một triển lãm thay vì chỉ một tác phẩm, sản phẩm thu được có thể sẽ không còn nét tương đồng gì với nguồn cảm hứng ban đầu.

Đến thăm triển lãm và ghi chép lại vào sổ tay những chủ đề xuyên suốt buổi triển lãm mà bạn phát hiện ra được. Chú ý quan sát xem có sự tương đồng gì về bố cục, phong cách hay kỹ thuật trong các tác phẩm không và vẽ những bản thảo hoặc tóm tắt lại vào sổ.

Image: This image was created on a visit to Monet’s home in Giverny in France where he painted...
(Bức ảnh trên được tôi chụp khi tôi đến thăm nhà của Monet ở Giverny, Pháp. Ngay hôm trước đó, tôi đã được chiêm ngưỡng nhức bức vẽ hoa súng kiểu Ấn tượng của ông ở Musée de l’Orangerie tại Paris.) 

Nhưng cũng đừng lo lắng quá về việc gác lại những ghi chép của bạn. Tôi thường chờ nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi bắt tay vào sử dụng những nguồn cảm hứng từ nghệ thuật cho những bức ảnh của tôi. Đôi khi việc chờ đợi cũng có thể có ích, bạn sẽ dùng những gì đã học được làm điểm tựa hơn là sao chép y nguyên tác phẩm đã xem. Khoảng thời gian lặng ở giữa sẽ giúp bạn có thêm cơ hội hình thành cách hiểu của riêng mình về chủ đề của buổi triển lãm hôm đó.

BƯỚC RA KHỎI VÙNG THOẢI MÁI CỦA BẠN

Hay tự tin lên và thử những thứ mới mẻ! Thử nghiệm với những nguồn cảm hứng nghệ thuật mới lạ hơn! Lấy nhiếp ảnh làm động cơ để bạn tham gia những loại triển lãm mà trước đây bạn sẽ không đặt chân tới.

Nhưng quan trọng hơn cả, hãy cố tìm ra cảm nhận của riêng bạn về những tác phẩm nghệ thuật và biến cảm xúc đó thành một thứ gì đó độc nhất. Hãy luôn cố đưa một phần của bản thân vào những sản phẩm của bạn, cho dù nguồn cảm hứng đến từ đâu đi chăng nữa. Đây chính là con đường sẽ giúp bạn tìm ra cái tôi của mình trong nghệ thuật.

How to Use an Art Gallery Visit to Inspire Your Photography

Credits:
Bài viết gốc bởi Charlie Moss tại digital-photography-school.com
Dịch bởi Chimkudo Academy. Yêu cầu không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.

Bài viết Lấy cảm hứng từ các triển lãm nghệ thuật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Năm 2, 2020
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.