fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 10: Kết hợp yếu tố Gothic

Điểm chắt lọc nhất của các nghệ sĩ Gothic, tập trung ở Simone Martini (1285-1344), ông là người gốc Siena, chỉ ông mới có thể sánh với họa sư Duccio, người thầy vĩ đại của ông! Simone là họa sĩ đích truyền của Duccio. Nghệ thuật ở ông vẫn giữ mối liên hệ với truyền thống xa xưa trong dòng nghệ thuật Byzantine. Ta đã biết Giotto đổi mới phong cách hội họa Gothic ở vùng Bắc Âu mà đại diện là Pháp, rồi sau đó mới lan rộng ở ở Siena. Đầu thập niên 1260, vua Pháp là Robert, vương quốc Anjou, dời đô sang Naples. Trước năm 1317, họa sư Simone được triệu đến triều đình, chuyên việc vẽ cho vua. Simone vô cùng ngưỡng mộ nghệ thuật của triều đình Angevin, với phong cách lịch sự và tinh tế ở triều đình, đã phân biệt truyền thống Gothic Pháp với sự phát triển ban đầu ở Ý. Ảnh hưởng phong cách Gothic Bắc Âu vào nghệ thuật Ý, rất rõ nét trong tác phẩm của Simone, nhất là ở hình họa diễm lệ trong mẫu và đường nét thông thoáng liên tục trong tính cách và cử chỉ tế nhị của nhân vật, luôn cả phẩm tính “quí giá” và công phu tỉ mỉ lộ ra trong tác phẩm, đã liệt ông vào hàng nghệ sĩ “Gothic – Ý” và trở thành một nhân vật tiên phong của phong cách Gothic quốc tế.

Simone Martini vẽ bức “Thiên sứ truyền tin", năm 1333, khổ 305 x 265cm - @creatureandcreator.ca

Simone Martini vẽ bức “Thiên sứ truyền tin”, năm 1333, khổ 305 x 265cm – @creatureandcreator.ca

GOTHIC DUYÊN DÁNG

Hình họa của Simone có đường nét rất linh hoạt, dù nhân vật đó là thần thánh hoặc người trần, đều như cử động trong tranh và đẹp tuyệt trần, như thể các nhân vật thần kỳ dưới trần và thần linh; họ đứng dưới đất, mà như được phù phép thành một thực thể…

Xem ra chẳng có họa sĩ nào có thể giống như in với Simone kể cả cách pha màu vô cùng táo bạo, có sức thuyết phục mời mọc ta cùng thể nhập vào sáng tác đam mê của ông. Ý thức sôi động đó càng sâu sắc trong họa phẩm Thiên sứ truyền tin, bày ở viện bảo tàng Uffizi, Florence. Trong tranh, ta thấy nữ Đồng trinh Maria “kinh hoàng” khi được Thiên Sứ trịnh trọng báo tin bà sẽ mang thai “Con Thiên Chúa”!

Họa sư Simone Martini vẽ bức Thiên sứ truyền tin, năm 1333, khổ 22 x 30,5cm. - @1st-art-gallery.com

Họa sư Simone Martini vẽ bức Thiên sứ truyền tin, năm 1333, khổ 22 x 30,5cm. – @1st-art-gallery.com

Nhưng ngay cả trong khoảnh khắc kinh ngạc sâu xa, trinh nữ Maria vẫn xoay mình duyên dáng theo phong cách Gothic. Đó chính là cá tính độc đáo trong nghệ thuật của Simone. Trinh nữ mặc toàn màu xanh, là màu tượng trưng cõi thiên đường. Còn Thiên sứ thì mặc toàn sắc vàng rực. Người ngắm tranh, ý thức Trời – Đất linh thiêng giao hòa, hợp nhất. Maria và Thiên sứ đăm đăm nhìn, truyền tác động cho nhau. Một bức Thiên sứ truyền tin khác cùng chủ đề, khiến người ta cho rằng đây là một cặp tranh mà cánh phải của nó, nay đã thất lạc – là bức Nữ Đồng Trinh trong khi ở bức này, Thiên Sứ tay cầm cành ôliu. Bức Trinh Nữ thất lạc trở thành sự hiện “rủi mà hay” (filix culpa), nó giúp ta có thể sắm vai người vắng mặt, trổ tài một màn kịch thầm lặng”.

VA CHẠM GIA ĐÌNH

Bức “Đức Mẹ tìm Chúa trong đền" do Simone Martini, vẽ năm 1342, khổ 35 x 50cm - @artuk.org

Bức “Đức Mẹ tìm Chúa trong đền” do Simone Martini, vẽ năm 1342, khổ 35 x 50cm – @artuk.org

Họa sư Simone có lẽ là người yêu thích quần áo đẹp hơn mọi sự trên đời! Ông thường dụng công phối hợp màu sắc y phục để tạo cảm nhận như ong chích, kiến bò cho người xem. Họa phẩm “Đức Mẹ tìm Chúa trong đền”, đã gợi lên sự so le giữa thế hệ Mẹ và Con, hai thế hệ này, muôn thuở dễ hiểu lầm nhau trong khi Thánh Giuse đứng giữa, cố bắt một nhịp cầu thông cảm đôi bên. Trong họa phẩm, họa sĩ mô tả giây phút lạnh băng vào thời điểm Chúa Con đang phát huy cả về thể chất lẫn tâm hồn, đó là lúc giữa cha mẹ con cái, dù rất gần gũi, thân thiết, tin tưởng… chưa dễ thông cảm nhau một cách “khả dĩ”! Vì con người, vốn là một “cá thể cô đơn” độc đoán… có thể nảy sinh vấn đề, dù đó là một gia đình tuyệt vời!

ANH EM NHÀ LORENZETTI

Nếu Simone xứng danh là truyền nhân của họa sư Duccio, thì trong thời đó, còn có hai anh em nhà Lorenzetti, Pietro (hoạt động từ năm 1320-1348) và Ambrogio (hoạt động từ năm 1319-1348), họ đều mang “dấu ấn” Giotto, dù họ sinh ra ở Siena. Họ đã sáng tác theo phong cách Giotto như một cặp “Giotto hóa”, lại vẽ trên trụ đền cỡ lớn, vô cùng uyển chuyển. Họa phẩm của họ trông mạnh mẽ, tựa như tinh thần sống động đặc thù của Giotto, hơn là tính thanh lịch trau chuốt, dụng công như của họa sư Simone Martini. Hai anh em tài hoa bất ngờ chết cùng năm 1348, có lẽ bị trận Đại Dịch Hạch càn quét toàn cõi châu Âu, mệnh danh là “Cái chết đen”

“Thánh Sabinus đứng trước quan Thống sứ", do Pietro Lorenzetti vẽ năm 1342, khổ 33 x 37,5cm. - @arthive.com

“Thánh Sabinus đứng trước quan Thống sứ”, do Pietro Lorenzetti vẽ năm 1342, khổ 33 x 37,5cm. – @arthive.com

Họa phẩm Thánh Sabinus đứng trước quan Thống sứ , nét vẽ của Pietro Lorenzetti thiên về hoành tráng, dàn trải sự dịu dàng… Thánh Sabinus là một trong 4 vị thánh bản mệnh của thành phố Siena, họ khước từ làm vật hiến tế cho Tiểu dị thần, do quan Thống sứ La Mã điều động ở xứ Tuscany. Thánh khoác áo choàng trắng, Ngài tỏa ra một khí vị trầm lắng, dứt khoát, dẫn dắt sự chú ý của người ngắm trong khi quan Thống sứ ngồi quay lưng ra, chúng ta nhận thấy sự lớn lao, cả về hình ảnh và ý nghĩa.

Bức “Việc thiện của Thánh Nicholas xứ Bari", do Ambrogio Lorenzetti, vẽ năm 1332, khổ 20 x 30cm. - @1st-art-gallery.com

Bức “Việc thiện của Thánh Nicholas xứ Bari”, do Ambrogio Lorenzetti, vẽ năm 1332, khổ 20 x 30cm. – @1st-art-gallery.com

Ambrogio, người em đã cân nhắc để vẽ bức tiểu họa. Việc thiện của Thánh Nicholas xứ Bari. Tranh vẽ lại huyền thoại thánh thảy ba thỏi vàng vào phòng ngủ mấy cô gái ở một nhà quí tộc đã nghèo kiết xác do ăn xài phung phí.

Thỏi vàng (có dấu của hiệu cầm đồ) để làm của hồi môn cho 3 cô con gái kia. Ông bố nằm ngước lên, sửng sốt, cả cô gái lớn cũng ngóc cổ lên kinh ngạc.

PHONG CẢNH BAO QUÁT

Bức “Ngụ ngôn chính phủ tốt lành: Hiệu quả lành mạnh ở thành thị và thôn quê", do Ambrogio Lorenzetti vẽ năm 1338-1339, khổ 14 x 2,4m. - @wikipedia.org

Bức “Ngụ ngôn chính phủ tốt lành: Hiệu quả lành mạnh ở thành thị và thôn quê”, do Ambrogio Lorenzetti vẽ năm 1338-1339, khổ 14 x 2,4m. – @wikipedia.org

Bức phong cảnh đầu tiên của Ambrogio là một danh tác, đem lại danh tiếng cho ông ở thể loại bích họa, tựa là “Hiệu quả lành mạnh ở thành thị và thôn quê”, bức họa này bày trong Palazzo Pubblico (Tòa Thị Chính) ở Siena. Chưa bao giờ nơi công cộng lại trưng bày một bức họa tráng lệ như vậy!

Họa sư Lorenzetti đã mường tượng đến một quang cảnh hạnh phúc tràn lan, được vẽ thật tự nhiên bằng một nhận xét rất sắc bén mà hoàn toàn dựa vào thành phố Siena. Một bức vẽ đối lại phong cảnh thịnh vượng, mô tả một chính quyền cai trị tệ hại, cũng bày ở nơi này (Palazzo Pubblico), nhưng không may đã bị hư hỏng nặng.

Ngày nay, ta quen với tác phẩm có tầm nhìn bao quát như máy chụp hình có “khẩu độ mắt chim” nên khó nhận thức tính cách khai đường mở lối rất độc đáo của tác phẩm có tính “vượt thời đại” này. Trong cảnh, họa sĩ đã vẽ ra một nơi như thực, dân cư sinh hoạt như thực, khiến cho đề tài “trăm năm có một”, bày ra như một cảnh vàng dát, ngọc treo, vô cùng tôn quí! Tuy thành phố Sien không phải thành phố Bethlehem hay Nazareth (bên Do Thái), nó cũng điểm xuyết bằng vùng ngoại ô, bao phủ đồng ruộng, đồi núi chập chùng, ngút ngàn… mà ngày nay ta còn nhận thấy ở khắp thành thị, thôn quê trên thế giới.

Phong cảnh bao quát được vẽ “từ nhiều điểm ngắm”, các tòa nhà không tỷ lệ với người vật, nó nhằm mô tả một thời đại an bình, có nền kinh tế, kỹ nghệ và nông nghiệp rất phát đạt, dân chúng người nào việc ấy, ai ai cũng tỏ vẻ hài lòng.

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 10: Kết hợp yếu tố Gothic đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Hai 5, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.