fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 12: Công cuộc đổi mới ở miền Bắc

Vào thế kỷ 15, phong cách Gothic Quốc tế đã phát triển ra hai hướng và nó đều được gọi là cuộc cách mạng. Một hướng ở miền Nam, thuộc Florence, nó là cái nôi của phong trào Phục Hưng Ý. Hướng kia, tiến lên phía Bắc, nhất là sinh sôi nảy nở ở Hà Lan và các nước lân cận là những nước có nền hội họa độc lập, nhưng lại đồng bộ thay hình đổi dạng, và đây chính là sự khởi điểm của phong trào Phục Hưng ở phía Bắc.

Phong cách hội họa mới ở Hà Lan bắt đầu từ thế kỷ 15. Đặc điểm mới lạ ở đây là cách tạo ảo giác, có chiều sâu như thực, trước đây chưa từng thấy… Nó khước từ nét quyến rũ và trang trí quá mức theo Gothic Quốc tế. Trong các họa phẩm, đề tài tôn giáo ở thế kỷ 14, người xem như được thấy “Nước Trời”, thì nay các họa sĩ Hà Lan đem cảnh tượng tô điểm kia xuống trần gian, thế giới thực ta đang sống như: nhà cửa, nội thất, phòng khách, phòng ngủ… Họ cho ta thấy thế giới an bình của con người trong các họa phẩm của giới họa sĩ phương Bắc. Robert Campin (hoạt động từ 1406-1444), là một tay tiên phong trong phong trào đổi mới vĩ đại ở phương Bắc. Ông là thầy họa sĩ Van der Weyden, ngày nay người ta cho ông là Bậc thầy Flémalle (tên này phát nguyên từ một nhóm họa sĩ vẽ tranh trên bản gỗ trong một tu viện ở Flémalle-lez-Liège). Thực ra, Campin sống và vẽ ở Tournai (cả hai nơi này đều ở Hà Lan.

THẦN THÁNH XUỐNG TRẦN

“Quê hương” (Nativity), do Robert Campin vẽ năm 1425, khổ 71 x 85cm - @artsunlight.com

“Quê hương” (Nativity), do Robert Campin vẽ năm 1425, khổ 71 x 85cm – @artsunlight.com

Trong bức Quê hương của ông, Campin mô tả các nhân vật trong tranh không một chút thơ mộng nhưng lại rất sống động. Ông vẽ một Chúa Hài Đồng bé bỏng, Đức Mẹ, Thánh Giuse, mặt mày đượm nét buồn, các mục tử ăn mặc thô tháo, con bò còi cọc, đứng trong chuồng mục nát… vậy mà mọi sự vật rất thực, dễ thương biết bao! Cái đẹp của hiện thực lan tỏa càng khiến người ta thông cảm sâu sắc.

“Đức Mẹ và Chúa Con trước tấm phên” (The Virgin and Child Before a Firescreen), do Robert Campin vẽ, khổ 49 x 63c - @wikimedia.org

“Đức Mẹ và Chúa Con trước tấm phên” (The Virgin and Child Before a Firescreen), do Robert Campin vẽ, khổ 49 x 63c – @wikimedia.org

Campin vẽ bức “Đức Mẹ và Chúa Con trước tấm phên”, còn tác động mạnh hơn ở chỗ ông dùng vành phên làm vòng hào quang, khác hẳn với cách vẽ “Thần thánh hóa”, con người bằng vòng hào quang rực sáng theo truyền thống Gothic Quốc tế. Bức tiểu họa trên góc trái họa phẩm là cảnh một thành thị, ngắm qua cửa sổ. Phong cảnh thu nhỏ này ta thường thấy trong các họa phẩm của họa sĩ Hà Lan cách vẽ “gói ghém” qua khung cửa, sau này được các họa sĩ ở Ý thích thú.

Với phong cách “đem đạo xuống trần” của Campin, nay tinh thần và thực tế cùng sánh vai vào đời. Ở đây, ông lấy nội thất trưởng giả làm nền. Một khi đã có “đồng minh” giữa thần linh và sự vật tầm thường, ông cứ theo hướng này phát huy trong họa phẩm, được diễn tả thật rõ ràng, nó vẫn gói ghém sự “mật nhiệm” đáng kể, tuy thầm lặng trong cách mô tả chân dung khéo léo này.

“Chân dung Phụ nữ (Portrait of a woman), do Robert Campin vẽ năm 1420-30, khổ 28 x 40cm - @nationalgallery.org.uk

“Chân dung Phụ nữ (Portrait of a woman), do Robert Campin vẽ năm 1420-30, khổ 28 x 40cm – @nationalgallery.org.uk

Mãi đến nay, cách tả chân, vẫn chưa thể so với họa phẩm xa xưa do tiền nhân để lại. Họa phẩm vẽ giống “chân dung”, nhằm mục đích đặc biệt, như khi cần ghi nhận một sự kiện. Robert Campin là nghệ sĩ đầu tiên ngắm vào con người với con mắt nghệ thuật mới mẻ, phủ cho nó một chủ thể có “cá tính, tâm hồn”, bức “Chân dung phụ nữ”. Ông vẽ một khuôn mặt sinh động, đội khăn, mắt chăm chú nhìn ra, cho ta thấy ông đã vận dụng ánh sáng một cách tài tình! Ông tập trung vào tiêu điểm thật sắc xảo, khiến ta “buộc phải” nhìn ngang vào cái ông “muốn ta ngắm”!

Bức chân dung là một ví dụ cho phong cách hội họa mới của Hà Lan. Các bức chân dung đó ít biểu lộ tính gia tộc mà chăm lo đến cá thể của người làm mẫu. Ở đây, Campin đề ra một kiểu vẽ mặt mới mẻ và được đồ đệ ông là Van der Weyden tiếp bước.

“Bức Đức Mẹ, Chúa Hài Đồng và các Thánh ở trong vườn", do đồ đệ Robert Campin vẽ năm 1440-1460, khổ 150 x 120cm - @wikimedia.org

“Bức Đức Mẹ, Chúa Hài Đồng và các Thánh ở trong vườn”, do đồ đệ Robert Campin vẽ năm 1440-1460, khổ 150 x 120cm – @wikimedia.org

Trong bức Đức Mẹ, Chúa Hài Đồng và các thánh ở trong vườn, môn đệ Campin vẽ đã đạt tới trình độ ngang với bức Quê hương của thầy. Bức này dường như muốn tạo nên khu vườn trên Thiên Đàng. Khu vườn rào là biểu tượng “phong kín” lòng trinh trắng của Đức Mẹ.

TÂN HIỆN THỰC

Tài nghệ Jan Van Eyck (1385-1441) đã đạt đến đỉnh cao điểm, ông là một họa sĩ đương thời của Campin và là một họa sĩ gây ảnh hưởng lâu dài vào thế kỷ đó. Ông không những có con mắt thu tóm các chi tiết thật tuyệt diệu bằng hình ảnh, mà còn thấu hiểu giá trị cùng đích của chúng. Van Eyck “thấy” môi trường tự nhiên một cách rạch ròi, ông nhìn một vật thật tầm thường mà thấy được khía cạnh tinh tế, kỳ diệu và đẹp tuyệt vời. Tuy chúng ta biết rất ít về con người ông, nhưng ông là một nghệ sĩ vượt trội nhất, đã khiến chúng ta có thể chia sẻ tài nghệ của ông.

“Yêu mến con chiên” (Adoration of the Lamp), do Van Eyck vẽ xong năm 1432, khổ 235 x 135cm - @theguardian.com

“Yêu mến con chiên” (Adoration of the Lamp), do Van Eyck vẽ xong năm 1432, khổ 235 x 135cm – @theguardian.com

Giống như họa sĩ Hà Lan – Vermeer trong thế kỷ 17, Van Eyck đưa chúng ta vào một cõi ánh sáng, và làm ta cùng có cảm giác như đã từng thân thuộc trong đó. Van Eyck có những nét tả chi tiết tỉ mỉ trong bức “Yêu mến con chiên”, là một phần trong bức tranh vĩ đại trên bàn thánh vẽ cả hai mặt. Đó là bức lớn nhất và phức tạp nhất được vẽ ở Hà Lan, để bày trên bàn thánh trong thế kỷ 15. Bức tranh đồ sộ này vẫn còn treo ở chỗ cũ, tại Đại thánh đường Thánh Bavo ở Ghent, để đạo hữu mở lòng mộ đạo trước quang cảnh linh thiêng. Người ta đã bàn cãi trên các phần do anh em họa sĩ Van Eyck, Jan và Hubert, dự phần sáng tác bức Ghent Altapiece. Có thể nhờ Jan mà chúng ta có được nguồn tin quan trọng và uy tính nhất, hoặc đó là Hubert mà chúng ta chẳng biết gì về ông ta cả. Trong khi Hubert được ghi công bằng dòng chữ: “Họa sĩ Hubrecht Eyck, không ai có công bằng ông, người mở đầu họa phẩm này là Jan, họa sĩ em, người đứng thứ nhì, đã hoàn tất yêu cầu của Jodoc Vijdt…”

Bức tranh bày ra cảnh tượng hiến tế con chiên trên bàn thánh, huyết nó hứng vào chén thánh. Các thiên thần quì quanh bàn thờ, thập giá chịu nạn làm điều nhắc nhở, phía trước là giếng nước tràn trề nguồn sống vĩnh hằng. Người thờ lạy kéo về từ bốn phương, gồm các tiên tri, thánh tử đạo, giáo hoàng, trinh nữ, hành hương, hiệp sĩ, ẩn tu… các tôn giáo lớn đương thời mà Van Eyck được nhà thần học góp ý, toàn những người đại diện giáo hội có đẳng cấp! Cảnh tượng vây quanh đẹp đẽ, tươi tốt làm sao! Cả Thánh địa tỏa sáng từ chân trời, người ta nhận ra nhà cửa lầu các rất giống một thành phố của Hà Lan, hơn nữa, thánh đường bên phải dường như là đại thánh đường Utrecht. Mọi chi tiết trong họa phẩm vĩ đại, rất chính xác, có sức thuyết phục, khiến người nào biết thành phố đó đều sinh lòng mến mộ! Nó còn khiến người nào muốn phân tích rạch ròi, phải mất nhiều công sức một cách thú vị. Sau đó, ta có thể ngắm xem bức Thiên sứ truyền tin cao gọn như tranh cuộn.

“Thiên sứ truyền tin", do Jan Van Eyck vẽ năm 1434-1436, khổ 37 x 95cm - @HEN-Magonza

“Thiên sứ truyền tin”, do Jan Van Eyck vẽ năm 1434-1436, khổ 37 x 95cm – @HEN-Magonza

ÁNH SÁNG TƯỢNG TRƯNG

Khi chúng ta xem bức Thiên sứ truyền tin, ta như cảm nhận được ánh sáng ấm áp, nó rọi sáng mọi vật chiếu xuống từ cửa số cao nhất, tỏa xuống lấp lánh trên trang sức của Thiên Sứ. Soi thấu, bao trùm mọi vật hiện hữu sự hiện diện lan ra, tỏa sáng như “ánh sáng thần trí”, tượng trưng Chúa Cha, Người yêu thương mọi tạo vật của Ngài.

Nét tượng trưng còn sâu hơn chỗ trên trần thánh đường thì tối và một cửa sổ trơ trọi vẽ Đức Chúa Cha. Dưới đó, dù toàn khối trong mờ, có ba cửa sổ sáng lên, gợi nhớ đến ba ngôi “Tam Vị Nhất Thể”, ngầm nói lên Chúa Kitô là ánh sáng cho đời. Ánh sáng thánh thiện này lan ra khắp nơi nhất là Thánh Linh bao trùm Nữ Đồng Trinh, từ bóng tối linh thiêng này, sẽ rực lên ánh thần quang, áo trinh nữ nổi lên như cộng hưởng, khi bà đáp lời chào của Thiên Sứ bằng câu: “Chào Thiên Sứ đầy ơn phúc” (Ave Gratia Plena) và tỏ lòng khiêm nhường, nói tiếp: “Này, tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời” (Ecce Ancilla Domini). Nhưng Van Eyck viết đảo câu chữ như để Thánh Thần từ trên nhìn xuống cũng đọc được! Ông vẽ các thiên thần đều vui cười, sáng láng. Nữ đồng trinh thì suy tư, sửng sốt, không đeo trang sức. Bà biết cái giá phải tuân lời Chúa. Lòng bà sẽ đau như dao cắt khi Chúa Con bị đóng đinh trên thập giá, bà giơ hai tay lên tỏ dấu hiến dâng, dù trong lòng tan nát.

Thiên sứ chỉ tay lên trần nơi có tranh vẽ David giết Goliath (Goliath tượng trưng sức mạnh đen tối của Quỉ Vương). Thông điệp Thiên Sứ chỉ cho trinh nữ Maria con đường chinh phục cái ác, nhờ lòng thánh thiện của tình mẹ thiêng liêng.

Họa sĩ Van Eyck chỉ là một trong số những người vẽ đề tài phổ thông này. Trong thời Phục hưng, họa sĩ nào cũng xem lời mô tả tích truyền tin này trong chương chép lời của thánh Luke rằng: “Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel đến truyền tin cho Nữ Đồng Trinh rằng bà sẽ mang thai và hạ sinh Con Thiên Chúa, đặt tên là Giêsu”. Họa phẩm của Van Eyck lấy địa điểm diễn ra sự kiện này trong nhà thờ, theo mô hình các họa sĩ phương Bắc, trong thời Phục Hưng Ý thường dùng. Các họa sĩ khác còn vẽ chim câu tỏa sáng xuống Trinh Nữ Maria, tượng trưng Thánh Thần thể nhập vào bà.

DẦU PHA MÀU VẼ

Anh em nhà Van Eyck khởi nghiệp bằng nghề vẽ minh họa, họ thường phải vẽ những chi tiết thanh tú, kể cả trong họa phẩm Thiên sứ truyền tin, là những nét có sức hấp dẫn cao độ. Tuy nhiên nghệ thuật diễn tả của nhà Van Eyck, có một yếu tố nổi bật nhất là thứ dầu pha màu của họ.

Trong nhiều năm, Jan Van Eyck đã cả tin vào cái người ta gọi là “phát kiến màu pha dầu”. Thực ra, màu pha dầu đã có từ lâu, thường tô tượng điêu khắc và pha màu keo (tempera) vẽ tranh. Sau nh thử nghiệm, họa sĩ Eyck đã tìm pha sơn dầu ổn định, khi khô nó rất bền bỉ, bằng cách pha thành hợp chất dầu lanh, hạt ép dầu, trộn với nhựa cây.

Anh em Jan và Hubert tiến bộ hơn khi họ trộn dầu vào thẳng sơn, thay vì dùng lòng trắng trứng pha màu. trộn keo (tempera). Cách pha của họ đạt kết quả vượt bậc, màu có độ trong mờ, nó nằm giữa lớp dầu, nhạy cảm với ánh. sáng. Lớp màu buồn tẻ trước kia, nay biến sang vẻ linh động như đồ trang sức. nó rất thích hợp để diễn tả quí kim, quí thạch, đặc biệt nó sống động khi tả ánh sáng tự nhiên.

Eyck quan sát ánh sáng và tác dụng của nó, rồi vẽ bằng kiểu pha màu mới, giúp ông sáng tạo ra một thực tại tách bạch. Phát minh này đã đổi mới bộ mặt của hội họa thời bấy giờ.

“CHÂN DUNG” MỘT CUỘC HÔN NHÂN

“Đám cưới Arnolfini" (The Arnolfini Marriage) do Jan Van Eyck, vẽ năm 1434, khổ 60 x 83cm - @wikimedia.org

“Đám cưới Arnolfini” (The Arnolfini Marriage) do Jan Van Eyck, vẽ năm 1434, khổ 60 x 83cm – @wikimedia.org

Đám cưới Arnolfini  là tên đặt cho bức họa không tên, dạng tranh đôi, do Jan Van Eyck vẽ, nay bày trong phòng tranh quốc gia ở Luân Đôn. Đây là bức họa tán tụng cuộc sống lứa đôi vô cùng ý nghĩa, tựa như họa phẩm “Cô dầu Do Thái” của họa sĩ Rembrandt (là bức họa không tên khác), bức họa như nói lên ý nghĩa nội tại của một cuộc hôn nhân đích thực.

Trong tranh có cái giường, một ngon nến, giây phút kết thân trang trọng khi chú rể đưa tay đỡ tay cô dâu, hình ảnh trái cây, con chó xinh xắn, chuỗi tràng hạt, chân trần (vì đây là khoảnh khắc thiêng liêng của đôi lứa), là nơi dàn8 trọng đang diễn ra giữa Giovan Arnolfini và vợ ông, bà Giovani Cenami, đều hiện cả lên trong tấm gương treo tường. Mọi chi tiết kia nhằm tô đậm nét tôn quí, làm ta ý thức trọn vẹn sự tốt lành diễn ra một cách viên mãn.

TRƯỜNG PHÁI TỰ NHIÊN

Bức “Hạ Thánh giá”, (Pieta) – do một họa sư bậc thầy ở Avignon vẽ năm 1470, khổ 215 x 160cm - @wikipedia.org

Bức “Hạ Thánh giá”, (Pieta) – do một họa sư bậc thầy ở Avignon vẽ năm 1470, khổ 215 x 160cm – @wikipedia.org

Trường phái Tân Hiện Thực ở Hà Lan lan rộng vào đầu thế kỷ 15. Trong thập niên 1450, ảnh hưởng của nó chiếm lĩnh toàn cõi Bắc Âu, thâm nhập vào Tây Ban Nha và vùng biển Baltic. Bức Pieta do một họa sĩ vô danh ở Avignon (Pháp) vẽ, còn giữ lại thời vàng son của nền hội họa Gothic và Byzantine. Tầm mắt chúng ta bị cuốn hút vào sự suy gẫm về cái chết của đấng Christ, nó không có chỗ cho tình cảm trần tục, chỉ nhắm vào sự cầu nguyện của người quì gối bên trái. Bức họa tuyệt bút và đau thương bứt phá, bỏ xa các tác phẩm đương thời. Mãi sau, ta mới gặp được một khung cảnh đầy ấn tượng của họa sĩ Bosch. Ta nhận thấy, thời Gothic đậm nét tình thương, coi sự khóc thương là biểu lộ tình cảm tự nhiên của con người.

Bức "Temptation Of Saint Anthony" - của Hieronymus Bosch - @ fineartamerica.com

Bức “Temptation Of Saint Anthony” – của Hieronymus Bosch – @ fineartamerica.com

Petrus Christus (1410 – 1472/3), một họa sĩ Hà Lan có nét vẽ gây xúc cảm chân thật, pha sự kỳ bí. Dường như ông này là học trò của họa sư Van Eyck… các họa phẩm của ông đều thấp thoáng ảnh hưởng của trường phái Hà Lan (Fleming cổ điển).

Hoạ sĩ Petrus Christus vẽ "Người sầu muộn" năm 1444, khổ 8.5x11.5cm

Hoạ sĩ Petrus Christus vẽ “Người sầu muộn” năm 1444, khổ 8.5×11.5cm

Ảnh hưởng của họa sư Van Eyck, còn có thêm họa sĩ Antonello da Messina, mà họa sĩ Petrus Christus hẳn đã biết và ông này đã “Ý hóa” phần nào phong cách của Van Eyck. Bức tiêu họa “Người sầu muộn”, bày ở Birmingham, Anh. Vẽ Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, đầu đội “mão gai”, và ba vết thương của ngài. Kèm hai bên là thiên thần, một cầm nhánh huệ kèn, còn một cầm gươm, tượng trưng sự trinh nguyện và tội lỗi. Đây là Sự Phán Xét Cuối Cùng mà rồi mỗi người, đều phải ra trước tòa Thiên Chúa Ba Ngôi.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI SỨ HỘI HỌA

Rogier van der Weyden (1399/1400-64). Ông là họa sĩ vĩ đại ở phía Bắc trong phong trào Phục Hưng. Nguyên là học trò của bậc thầy van Eyck và Campin, ông cũng trở nên bậc thầy có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất cho các họa sĩ phía Bắc trong tiền bán thế kỷ 15. Dù khởi nghiệp sau tuổi 20, ông rất thành công và đã mở ra xưởng họa lớn, với rất nhiều phụ tá, Nghệ thuật của ông chinh phục triều đình của Philip Rộng lượng, công tước xứ Burgundy, đã chứng tỏ phong cách phổ quát của ông. Họa phẩm của ông xâm nhập vào Âu châu, xứ Castille (Tây Ban Nha) năm 1445, tới Ferrara, Ý, năm 1449, danh ông nổi lên như sóng cồn. Họa sư Van der Werden là cao thủ mô tả tình cảm con người, ông đi vào tâm tình người thưởng ngoạn mà bậc thầy van Eyck khôn sánh. Có lẽ ví dụ đặc sắc nhất về mặt này nằm trong kiệt tác Hạ xác Chúa. Gỡ xác một người bị đóng đinh xuống là cả một công việc tế nhị, phức tạp, mà trước đó chưa họa sĩ nào có thể sánh với họa phẩm này của Van der Weyden. Xác Chúa Cứu Thế được người thời đó hạ xuống một cách trân trọng như một tượng điêu khắc, cần được di chuyển từng li một… Chúa và Đức Mẹ cùng ngả người theo một kiểu để mô tả hai trạng thái: xác Chúa hạ xuống thập tự, trong khi Đức Mẹ là người vì đau đớn đến bất tỉnh.

Hoạ sĩ Rogier van der Weyden vẽ bức "Hạ xác", năm 1435, khổ 260x220cm - @museodelprado.es

Hoạ sĩ Rogier van der Weyden vẽ bức “Hạ xác”, năm 1435, khổ 260x220cm – @museodelprado.es

Họa sư Van der Weyden khai thác hết góc độ đau buồn, trong khi thánh John ở bên trái cố nén đau thương, thì ở bên phải, thánh nữ Magdalene thống thiết, vẽ gam màu mạnh, đỏ, vàng tím để cực tả tình cảm, được họa sĩ thể hiện xuất thần. Cảnh tượng đẹp đẽ, pha nét kinh hoàng còn đó khôn nguôi.

MỘT CHÂN DUNG KHÓ QUÊN

Rogier van der Weyden vẽ bức “Chân dung một mệnh phụ” (Portrait of the Lady), năm 1960, khổ 27 x 37cm - @Wikipedia.com

Rogier van der Weyden vẽ bức “Chân dung một mệnh phụ” (Portrait of the Lady), năm 1960, khổ 27 x 37cm – @Wikipedia.com

Bố cục bức “Hạ xác Chúa” có không gian dàn trải, hình họa gọn gàng, chủ ý loại trừ mọi sự xao lãng ở hậu cảnh. nhờ đó đã tập trung mọi chú ý vào cảnh tượng não nề. Một hiệu quả tương tự, cũng thể hiện trong bức Chân dung mệnh phụ của van der Weyden. Bức chân dung đã làm nổi bật khuôn mặt người trong tranh, tạo nét đau khổ, như thể bà chỉ muốn họa sĩ nắm được bề ngoài của mình thôi! Nhưng tài năng thiên phú của nghệ sĩ đã lột tả tình cảm của con người này, bằng sự diễn tả phi thường của ông! Khăn áo bà thật giản dị, mắt nhìn xuống, gợi lên ý khiêm cung. Trán bà thật cao rộng. Thực ra, đây là thời trang vào thời đó, vén gọn tóc lên đỉnh đầu. Bà là em công tước Philip Rộng Lượng, hình như có tên là Marie de Valengin.

MỘT KHỔ TRANH KHÁ LỚN

Hogo van der Goes vẽ bức “The Portinary Altarpiece”, năm 1976, khổ 140 x 254cm ở hai cánh. Tấm giữa, khổ 305 x 254cm - @Wikipedia.com

Hogo van der Goes vẽ bức “The Portinary Altarpiece”, năm 1976, khổ 140 x 254cm ở hai cánh. Tấm giữa, khổ 305 x 254cm – @Wikipedia.com

Họ a sư Hugo vander Goes (khoảng 1436-1482) là một họa sĩ kiệt xuất, ông thường vẽ những tác phẩm đồ sộ. Bức danh tác của ông là The Portinari Altarpiece, bây giờ đang treo tại Uffizi, Florence. Ảnh hưởng rất sâu sắc ở Ý, trang hoàng thánh đường Santa Maria Nuova ở Florence. Bức đó do chủ nhà băng ở Florentine, Tommaso Portinari, sống ở Bruges, là đại diện ở Hà Lan đặt vẽ cho dòng họ de Medici, rất thế lực ở Ý. Kích thước bộ tranh, khi mở ra dài 2,5m – theo ý của người đặt ở Florentine.

Van der Goes nghe nói đã chết vì bệnh ưu phiền, điều đó khiến chúng ta tin rằng, nó đã thắp lên niềm đam mê trong tác phẩm của ông. Dù không biết sự kiện đó, ta cũng bị họa phẩm kia chinh phục dễ dàng. Họa phẩm “Yêu người chăn chiên” trình bày tỷ lệ hai bức hai bên khác nhau, vẽ thiên thần bé hẳn so với dạng người trong tranh. Đây là một cách thể hiện trong họa phẩm thời Trung cổ, nó giúp ta dễ nhận ra tính cách quan trọng của mỗi nhân vật trong đó.

CÁC THÁNH VÀ MỘT GIA ĐÌNH TẬN HIẾN

Hai nữ thánh cao lớn Margaret và Mary Magdalene, người đã xuất hiện trong tranh bên cánh phải ở bức The Portinari Altarpiece; hai người quê, một là vợ của Portinari, và con gái họ – Maria. Nữ thánh Margaret, là thánh bổn mạng của cô bé. Ta nhận ra bà nhờ con rồng bị bà giẫm dưới chân (theo truyền kỳ thì bà bị quái vật nuốt vào bụng, nhưng bà đã xé xác nó để thoát ra ngoài). Còn thánh Magdalene, tay cầm bình dầu thơm đã xức chân Chúa Giêsu.

MEMLING ĐIỀM ĐẠM

Van der Goes có tầm nhìn xa trông rộng, tranh ông tổng hợp được sự thu hút của van Eck và tình cảm dạt dào của van der Weyden. Chỉ có điều, tác phẩm của ông không mang phong cách Hà Lan (Flemings) như tranh của Gerard David và Hans Memling (người này còn được gọi là Memlinc 1430/35-40). Có lẽ dã học trong xưởng họa của van der Weyden, nhưng còn phảng phất ảnh hưởng của Dieric Bouts, là môn đệ của van Eyck. Memling sinh tại Đức, nhưng làm việc tại Bruges, xứ Flanders. Đây là một họa sĩ thành công và là người giàu nhất ở Bruges.

Họa sư Hans Memling, “Chân dung người cầm tên”, 1470/5, khổ 25 x 32cm - @everypainterpaintshimself.com

Họa sư Hans Memling, “Chân dung người cầm tên”, 1470/5, khổ 25 x 32cm – @everypainterpaintshimself.com

DER WEYDEN

Memling là một nghệ sĩ biết sống hòa đồng với mọi người. Bức “Chân dung người cầm tên” rất được tán thưởng. Người ta bàn luận quanh mũi tên kia rất nhiều, theo cách sống hài hòa đó, dường như ông là một quân nhân, tính cách hào hoa, nhưng cương quyết và mê sắc… khiến ta càng ngắm càng ưa. Họa phẩm này ít nét tương phản so với bức của họa sĩ đương thời với Memling là Bosch, trong đó, chúng ta thường thấy một khuôn mặt ác nghiệt, đầy sự hận thù!

ĐỆ TỬ VAN DER WEYDEN

Họa sĩ Dieric Bouts, vẽ “Chân dung một người” (Portrait of a Man), năm 1462, khổ 20,5 x 31,5cm

Họa sĩ Dieric Bouts, vẽ “Chân dung một người” (Portrait of a Man), năm 1462, khổ 20,5 x 31,5cm

Cũng như các họa sĩ sống miền Bắc, đều chịu ảnh hưởng bao trùm của họa sư bậc thầy Dieric Bouts (14151475), gốc Đức, van der Weyden có thể đã học Bouts. Bậc thầy Bouts hầu như đã sáng tác các họa phẩm của ông ở Louvain, Flanders, là nơi ông được tôn vinh làm họa sĩ đứng đầu thành phố (năm 1468). Các họa phẩm của ông dễ nhận ra qua tính cách trang trọng và không khí tôn giáo sâu lắng… Bố cục tranh của ông rất đơn sơ, lịch sự, tinh tế như bức “Chân dung một người“. Ông có đặc tài vẽ phong cảnh, như ta thấy ở góc cảnh ngoài phía cửa sổ.

 

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 12: Công cuộc đổi mới ở miền Bắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Hai 5, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.