fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 14: Thời Phục Hưng ở Ý – Phần 2

NGHỆ THUẬT CỦA FRA ANGELICO

Dominican (tên thực Tra Giovanni da Fiesole, sinh năm 1400, mất năm 1955), ông xuất hiện cùng thời với họa sư Masaccio. Ông chuyên vẽ các chủ đề tôn giáo, dùng màu phát sáng; người ta không đánh giá ông là người thử nghiệm xông xáo về chủ đề, nhưng lại nổi về cá tính.

beheading

Hoạ phẩm “Bêu đầu Thánh Cosmas và Thánh Damian”

Ông sống đời trong sáng, nên màu sắc trong họa phẩm Bêu đầu Thánh Cosmas và Thánh Damian rất sáng sủa, như phơi dưới ánh ban mai. Phong cảnh ở tháp trắng cao lớn chuyển dần sang hàng cây bách sẫm màu và xà xuống dốc đồi. Ba ông thánh mắt bịt kín, đầu lìa khỏi xác nằm lăn lóc trên vũng máu thâm tím, loang lổ. Trên mỗi đầu vẫn còn quầng sáng, miệng vẫn mỉm cười với đức tin mãnh liệt.

Fra_Angelico_060

Bức “Đức Mẹ Đồng Trinh đăng quang với các Thánh Thần”, Fra Angelico vẽ năm 1438-1440, khổ 220x229cm.

LINH THIÊNG VÀ XÚC PHẠM

Fra Angelico là mẫu tu sĩ thánh thiện, khác xa Fra Filippo Lippi (1406-1469), ông được đồng đạo ngưỡng mộ, gọi là “Thánh sống” (Fra Angelico). Đến thế kỷ 19, người ta đều nghĩ ông là thánh. Còn chàng trai Filippo Lippo côi cút kia được một tu sĩ dòng Carmelite ở Florentine nuôi dưỡng, nhưng người này không có “ơn kêu gọi”, không thể sống một đời thanh đạm trong sạch. Người ta kể rằng, ông đã phải lòng một nữ tu và cả hai phá giới. ra chung sống với nhau.

Pala_barbadori,_louvre,_lippi

Bức “Mẹ Đồng Trinh và Chúa Con”, Filippo Lippi.

Lippi vẽ bức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Con, bao quanh là các thiên thần. Nếu so với tác phẩm của họa sĩ “Thánh sống” thì đâu sút kém. Lippi vẽ bức này vài năm sau khi họa sĩ Masaccio hoàn thành tấm bích họa trên đền thánh Brancacci ở Florence. Ta nhận thấy rõ ảnh hưởng rất lớn trong họa phẩm này của Lippi. Tuy nhiên, hình ảnh hoành tráng mà Lippi chịu ảnh hưởng của Masaccio, đã được hòa trộn với nét tinh tế, dịu dàng tương tự như phong thái Fra Angelico. Vẻ u trầm, kỳ bí trong các bức vẽ sau của Lippi cho ta thấy ảnh hưởng của Hà Lan đã thâm nhập vào đất Ý.

Mẹ Đồng Trinh trong tranh Lippi có vẽ trang nghiêm, phúc hậu, đẹp như tượng. Chúa Hài Đồng trông cũng cứng mạnh như pho tiếu tượng, nhìn xuống thánh Frediano, đang quì dưới. Các thiên thần cũng mang dạng nét điêu khắc. Vòm tường đá cho ta cảm thấy sức nặng của kiến trúc. Nhưng khi ông giản lược cảnh trí, thì hiếm khi ta thấy họa sĩ nào gây cảm động hơn ông!

Fra_Filippo_Lippi_-_Annunciation_-_WGA13231

Bức “Thiên sứ truyền tin” – Annuciation, Filippo Lippi.

Bức Thiên sứ Truyền tin, là một tác phẩm “thiên tiên” với nét vẽ thanh tú, trong trắng, yêu kiều trong một cô gái hiền hòa ngồi trước thiên sứ truyền tin. Có thể họa phẩm này đã được treo trong phòng ngủ của đại quí tộc Piero de Medici (là người bảo trợ họa sĩ Lippi). Gia huy dòng họ Medici, có 3 lông vũ xâu vào nhẫn kim cương, khắc vào đá, đặt dưới bình huệ kèn, đi kèm với bức Thất Thánh, các vị thánh này đều là thánh bổn mạng cho các người nam trong gia đình. Bảy vị thánh ngồi trên ghế đá ngoài sân, mơ màng, chỉ có thánh Peter Tuấn Đạo, trên đầu có biểu tượng rìu nhỏ là ủ rũ ra mặt!

tobias angels

Bức “Tobias và Thiên Thần” của Filippino, có lẽ vẽ vào năm 1480, khổ (23,5 x 32,5cm).

Nói chung, các thánh do Filippo vẽ, đều vui vẽ hòa nhã. Con trai họa sĩ làm nhiều mẫu cho ông vẽ Hài Đồng Giêsu đã trở thành họa sĩ chuyện về người như cha. Lippi hậu sinh, gọi là Flippino (1457-1504) được họa sư Botticelli nuôi hồi cậu ta bị mồ côi năm 10 tuổi, đã được Lippi tiền bối dạy dỗ. Tác phẩm của Filippino có sự tinh tế, độc đáo. Họa phẩm Tobias oà Thiên Thần là một tác phẩm gây xúc động, nét bút lâng lâng trước mắt chúng ta, dường như xa rời trần gian vậy!

1200px-Lippi,_sette_santi

BOTTICELL: NÉT CHÍNH XÁC TRỮ TÌNH

Sau Masaccio, Sandro Botticelli (Alesandro de Moriano Filipepi 1444/5 – 1510) xuất hiện trở thành nhà danh họa kế truyền của xứ Florence. Những đường viền mới, sắc sảo, hình thể mảnh mai và đường nét uốn khúc lăn tăn, tương đồng với Botticelli, ảnh hưởng bởi tính tỉ mỉ chính xác của thợ thủ công sáng giá theo phong cách anh em nhà Pollaiuolo, họ được đào tạo không chỉ để làm họa sĩ mà còn làm thợ kim hoàn, chạm điêu khắc và thiết kế mẫu. Tuy nhiên, vẻ sắc sảo theo khuôn mẫu mang tính chính xác trong bức “Thánh Sebastian tuẫn đạo” của Pollaiuolo chẳng hạn, rõ là đã theo sát chỉ dẫn theo nhân hình học, không thể tìm được chỗ đứng trong tranh Botticelli.

2560px-Botticelli-primavera

Bức “Primavera” kinh điển của Sandro Botticelli vẽ năm 1482, khổ 315x205cm

Sự hiểu biết tinh tế của ông về luật phối cảnh, giải phẫu học và cuộc tranh luận về nhân văn tại triều đình Mecidi không bao giờ lấn sâu vào quan điểm thơ ca lãng mạn nơi ông. Xét về vẻ đẹp trữ tình thì không có gì duyên dáng hơn các bức họa miêu tả các giai thoại thần bí của Botticelli như “Primavera” và “Thần vệ nữ giáng trần” nơi xảy ra câu chuyện tà giáo, được xem xét với sự sùng kính vệ nữ chính là Thánh nữ Maria dưới một hình thức khác. Nhưng còn một điều cũng rất có ý nghĩa, là chưa có ai đồng ý về chủ đề thực của bức “Primavera” và toàn bộ sách trong thư viện có đề cập bằng nhiều học thuyết khác nhau, nhưng dù các học giả có thể tranh cãi với nhau, chúng ta chẳng cần theo trường phái nào, cũng vẫn có thể cảm nhận bức “Prima pera” thân thuộc… Trong kiệt tác sống động này, vẻ đẹp và trí tuệ hợp nhất bởi tình yêu. Brotticelli đã nắm bắt được sự tươi trẻ của một buổi sớm mùa xuân, có ánh nắng nhạt xuyên qua một tàn cây cao lớn nặng trĩu, đầy trái chín vàng (là cam hay táo vàng huyền thoại của Hesperide).

Ở góc phải là Thần Gió Zephyr – ngọn gió xuân ấm áp – ôm gọn nữ thần La Mã Flora hay còn là nữ thần đất Chloris, y trang thấp thoáng mờ ảo và xuôi theo vòng si mê, xiết chặt của chàng. Nữ thần được thể hiện ở khoảnh khắc nàng sắp hóa thân thành Flora vì hơi thở của nàng hóa thành những bông hoa, đã bén rễ khắp vùng quê. Nhìn qua nữ thần, ta thấy Flora với tất cả vẻ kiêu sa thiên thần (hay cũng có thể xem đó là con gái nàng (là Persephone), người thường trải qua một nửa thời gian dưới mặt đất làm nữ hầu các loài hoa) khi nàng bước tới trong bộ cánh đầy nụ hoa. Ở giữa là nàng Vệ nữ dịu dàng, hết sức trang nghiêm đứng đắn và hứa hẹn đầy ắp niềm vui tinh thần. Phía trên nàng là thần tình yêu Cupid, đang chĩa các mũi tên tình yêu ra mọi hướng. Phía trái là ba chị em Graces nhảy múa trong sự im lặng đầy mơ mộng, tách rời khỏi những người khác, cả về thời gian, như thể hiện làn gió nhẹ, hất mái tóc và quần áo tốc lên trước trận cuồng phong của thần Gió Zephyr. Mercury, sứ giả của các vị thần, tạo thêm một giới nam nữa cho Zephyr. Zephyr bắt đầu thổi tình yêu và hơi ấm chàng mang đến cho thế gian vào mùa đông và Mercury là thằng hoa bằng cách mang niềm hy vọng con người và mở ra hợp thông với các thần linh!

Hình 110: “Thần vệ nữ giáng trần” (The Birth of Venus), Botticelli vẽ năm 1485-86, khổ 280 x 175cm.

Bức “Thần vệ nữ giáng trần” (The Birth of Venus), Botticelli vẽ năm 1485-86, khổ 280 x 175cm.

Mọi nét trong tác phẩm kỳ diệu này đều thúc đẩy cuộc sống một cách sâu sắc. Tuy nhiên nó chẳng mang lại sự bảo đảm nào có thể chống lại sự đau đớn hay tai ương. Cupid bị bịt mắt trong khi đang bay và Graces dường như bị nhốt kín trong niềm hạnh phúc riêng tư của mình. Vì thế thơ ca mang đầy vẻ tư lự, bí ẩn, một dạng hoài niệm nhẹ nhàng về một điều gì mà ta không sao vươn tới, nhưng lại là một cái gì ta cảm thấy rất sâu sắc về âm điệu. Tuy nét nhẹ nhàng, nhưng màu Sắc mạnh mẽ cũng nói lên sự yêu ghét pha lẫn trong đó; các nhân vật đều hiện diện hợp lý, khi họ đứng trước mặt chúng ta, chuyển động theo nhịp điệu rất chậm. Tuy nhiên, họ cũng phảng phất như một giấc mơ không có thực.

Lòng mong mỏi này, nỗi buồn ám ảnh bất tận này, còn có thể thấy rõ hơn trên khuôn mặt đáng yêu của Vệ nữ khi nàng theo làn gió trôi dạt vào bờ tăm tối. Trang phục của nàng, phong phú đến đâu, vẫn luôn chực chờ để phủ kín cơ thể trong ngọc trắng ngà. Botticelli cho rằng học thuyết ngoại đạo cũng là một tôn giáo và mang trong đó ý nghĩa triết học sâu sắc. Các bức họa về tôn giáo của ông đã biểu lộ niềm tin này bằng cách tụ hội mọi chân lý đa nguyên vào một nhất thể.

Hình 111: “Lòng sùng kính của Ba Vua” (Adoration of the Magi), Botticelli vã nó 1485-86, khổ 280 x 175cm.

Bức “Lòng sùng kính của Ba Vua” (Adoration of the Magi), Botticelli vã nó 1485-86, khổ 280 x 175cm.

Dường như ông còn đóng góp riêng vào sự giải thích dựa theo kinh thánh bằng tác phẩm “Lòng sùng kính của Ba Vua” (The Adoration of the Magi) được thiết lập từ thời xa xưa. Thời Phục hưng, nêu lên ý kiến chủ đề sự ra đời của “Đấng Cứu Thế” sẽ hoàn thiện cho niềm hy vọng của loài người để hoàn tất mọi thành tựu, ước nguyện.

Chưa từng có họa sĩ nào cảm nhận điều lớn lao như họa sĩ Botticelli. Chúng ta cảm thấy ông cần có sự bảo đảm về mặt tâm linh đến độ liều lĩnh và nét vẽ sinh động đến mức cuồng nhiệt trong tác phẩm “Adorations” đã làm ta thấy rõ hơn về chu trình tâm linh phức tạp, nội tâm sâu thẳm của ông. Ngay những ngọn đồi xanh lục đằng xa cũng như thông cảm với những đám người tụ lại với nhau như thế bị hút vào nhau bởi từ lực quanh sự hiện thân của Chúa nhập thể trong xác phàm!

Botticelli không phải là người Florence duy nhất bị ám ảnh hay tác động bởi sự cuồng nhiệt, mang tính lo âu thái quá như vậy! Vào thập niên 1990, thành phố Florence chìm ngập trong một cơn khủng hoảng chính trị lớn. Chính quyền Mecidi sụp đổ nên đã kéo theo 4 năm dài của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, dưới sự cai trị quá khích của Savonorola. Đó có thể là cách đáp lại việc này, hoặc xuất phát từ sự khao khát riêng tư, muốn thử nghiệm phong cách mới, mà Botticelli đã vẽ ra một loạt họa phẩm tôn giáo, trông rất vụng về như ta thấy ở tác phẩm “The San Bernabo Altarpiece” (Tranh thờ Thánh Bernabo).

THẾ GIỚI KỲ LẠ CỦA PIERO DI COSIMO

Cũng như Bottielli, Piero di Cosimo (1462-1521) đã không sống trong sự bao bọc đầy hào quang của triều đại Medici. Ông là người chủ động đòi được tách biệt để có thể bảo tồn sự riêng tư và khám phá các thú đam mê trước đây của mình (Thậm chí ông còn đi xa đến mức, theo chúng tôi nghe kể lại, chỉ sống bằng trứng luộc, mỗi lần luộc đến 50 trứng để thoát khỏi các lo toan vụn vặt trong sự sống). Tuy nhiên, trong tác phẩm The Visitation with St. Nicholas and St. Anthong, ông đã trình bày một cảm nhận tuyệt vời về cơ thể, trọng lượng và sự hiện hữu của nó. Khi diễn tả Thánh nữ Đồng Trinh Maria, ông vẫn còn bối rối vì sự thụ thai thiêng liêng bí ẩn; khi bà đến người chị họ đứng tuổi Elizabeth, bà này cũng bị ámảnh vì sự thụ thai thần bí của bà, hai người tiến lại nhau với lòng mến mộ chân thành. Cả hai đều ý thức về đứa trẻ mang trong bụng họ, Elizabeth dường như bật khóc khi báo với Maria rằng cái thai mà sau này là thánh John trong bụng bà cũng đang nhảy lên vì vui sướng, khi được cận kề với cái thai mà sau này sẽ là Chúa Giêsu. Piero chỉ đơn thuần cho ta thấy hai chị em nắm lấy nhau với sự sùng kính tuyệt vời, tuy nhiên những điều sâu thẳm như đều được thể hiện rõ.

The-Visitation-with-Saint-Nicholas-and-Saint-Anthony

Cuộc gặp gỡ của thánh Nicholas và Anthony Abbot, Piero di Cosimo vẽ năm 1490, khổ 189x184cm

Nhưng cũng như trong các tranh của Piero, ở đây vẫn có nhiều yếu tố kỳ lạ. Hai phụ nữ được hộ tống bởi hai vị thánh đứng tuổi: Thánh Nicholas được xác định bởi ba quả cầu vàng ở dưới chân (đó là của hồi môn mà ông đã lặng lẽ ném vào nhà của một ông bố bần cùng, đang có ba cô gái đến tuổi lấy chồng và thánh Abbot với biểu tượng không lấy gì thú vị, hóa thân làm chú lợn vui vẻ ở phía sau. Bên phải, sau lưng Elizabeth là một cảnh tượng dữ dội, đầy bạo lực, miêu tả sự tàn sát, giết chóc những người vô tội, và trong bóng sau lưng Maria, chúng ta nhận thấy một hài nhi chào đời lặng lẽ, gần như không có tầm quan trọng nào cả.

allegory

Bức “Ngụ ngôn(Allegory)” của Piero di Cosimo vẽ năm 1500, khổ 44x56cm.

Piero để lại cho chúng ta nhiều vấn đề phức tạp để ta tự cân nhắc. “Sự lạ trong đầu óc Piero” như Vasari đã mô tả, nay càng giúp ta thấy rõ hơn trong các họa phẩm phi tôn giáo của ông như bức “Ngụ Ngôn” bí ẩn này, cùng với nàng tiên cá, chú ngựa trắng ngộ nghĩnh và cô gái có cánh đang đứng trên một hòn đảo nhỏ xíu, giữ cương ngựa bằng một sợi chỉ mong manh. Chúng ta ngắm nó một cách vui vẻ nhưng chẳng bao giờ tìm được câu trả lời nào cả. Hứng thú của Piero đối với thú vật và vật lạ lùng được thể hiện trong nhiều tranh khác của ông. Ông đã vẽ cả một con rắn trong tác phẩm Chân dung Sumonetta Vespucci, thần Dê dâm dật và con chó trong bức Cảnh thần thoại (Mythological Scene) và nhiều động vật khác trong bức Cảnh Săn Bắn của ông.

THIÊN TÀI VƯỢT THỜI GIAN

Phong cách nghệ thuật tĩnh tại và lặng lẽ đến mức cô động của Piero della Francesca vượt khỏi thời thượng. Nó chẳng hề suy giảm sau khi ông mất, cách diễn đạt lặng lẽ mang tính siêu phàm của ông vẫn được xem là chưa khám phá đầy đủ. Tuy nhiên, Piero | della Francesca quả là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông ra đời tại một thị trấn nhỏ của Borgo Sansepolcro ở Umbria, miền Trung nước Ý. Trong tầm nhìn rộng mở của Piero, ta thấy ông vẽ rõ nguồn ánh sáng chiếu vào sự vật từ hướng nào. Nó được xác định một cách đáng yêu và có hình dạng cụ thể như điêu khắc của Masaccio và Donatello, sự rõ ràng và rực rỡ của màu sắc, cùng với nét cảm hứng mới ở các phong cảnh như thực. Ông chịu ảnh hưởng của thầy ông là Domenico Veneziano và các họa sĩ thuộc trường phái Flemish. Khi mắt ông bị mờ dần vào hồi cuối đời, Piero bèn quay sang cảm hứng tiềm ẩn khác, nhất là toán học. Ông biến nghệ thuật của ông thành một ngành toán học, đó là luật diễn cận (Perspective). Ngoài ra ông còn là một lý thuyết gia, và cũng như Alberti, ông đã viết nên hai luận thuyết về ứng dụng toán học trong mỹ thuật.

TRANH PHONG CẢNH VÀ TÔN GIÁO

the-baptism-of-christ-1450-piero-della-francesca

Bức “Rửa tội Chúa Cứu Thế”. Piedro vẽ năm 1450, khổ 117x168cm.

Tác phẩm “Rửa tội Chúa cứu thế” diễn tả sự việc xảy ra trong chiều hướng vĩnh cửu dù dòng suối nhỏ và mấy ngọn đồi bậc thang trong tranh là phong cảnh của miền Umbria. Sự ngưỡng mộ của Piero với nghệ thuật cổ điển ông nghiên cứu ở Roma, khoảng năm 1950, được minh họa rõ nét bằng sự cao quý và hình thức cổ điển của Chúa Cứu Thế cũng như của Thánh John và các thiên thần. Hình thể con người cao lớn và mảnh khảnh là Chúa Giêsu, con một của Đấng Tối Cao, được kết đôi với hình thể cao và mảnh mai của thân cây. Thân cây được xếp ngang hàng với các hình ảnh lạ thường của các thiên thần đang đứng đợi ở đó. Thánh John Tẩy Giả lại là một hình ảnh quan trọng đứng nghiêng, đang trịnh trọng thực hiện lễ rửa tội thiêng liêng với nước được múc lên từ dòng sông mà theo truyền thuyết kể lại, đã ngừng chảy dưới chân Đấng Cứu Thế. Một kẻ sám hối đang trút bỏ quần áo cong người xuống, vừa tiếp nối vừa tạo sự khác biệt cho mấy nhân vật đứng thẳng. Một nhóm người nữa đang tranh cãi quyết liệt, quần áo họ phản chiếu rực rỡ dưới dòng nước tĩnh lặng ở bên họ.

Nhân tố vô hình, linh hồn linh thiêng. chiếm cứ toàn thể dưới ánh sáng ban mai thuần khiết long lanh như pha lê và hóa thân thành một chim bồ câu đang lượn xà xuống với đôi cánh dang rộng, làm cho lễ rửa tội thêm rực rỡ dưới ánh nắng vàng (lúc này chỉ chiếu phơn phớt) tỏa xuống trên đỉnh đầu Chúa Cứu Thế. Chim câu là nét hiện diện duy nhất trong nhóm rửa tội phản chiếu trong làn nước mờ ảo nhưng lại như không phải thế, không còn mắt trần nào có thể nhìn thấy nó ngoài đôi mắt nội tâm của mỗi chúng ta. Ân tàng bao ý thơ trong ánh nắng và bầu trời cao xanh lồng lộng cùng với những bông hoa và ánh rực rỡ đơn giản của các loại trang phục, Piero cho thấy – chúng ta, những người đang chiêm ngưỡng cảnh tượng này, đang được chúc phúc thực sự. Ngay cả mọi chi tiết như tán cây đồ sộ, tạo thành vòm chắn sáng bên trên, dường như cũng mang nặng ý nghĩa thiêng liêng. Nhưng Piero không hề nhấn mạnh bất cứ hình tượng nào, cũng không hề phụ đề. Người ta đã từng nhận xét rằng mọi thứ trong tranh này đã được tính toán một cách chính xác để tạo ấn tượng tối đa và mỗi người xem đều có thể tự vẽ cho mình một phác đồ riêng, thể hiện sự thông minh tiềm ẩn đằng sau các kết cấu trong tranh. Tuy nhiên sự phản hồi của chúng đến ngay tức khắc, vô tình bị ảnh hưởng bởi trí thông minh. Piero đã được phần thưởng quý hiếm mà ông mong muốn, vì ông đã tạo được hiệu quả như ý. Tác phẩm của ông đã làm trọn mọi điều và ông đã tạo được ảnh hưởng: Tất cả chúng ta đều xúc động khi xem tranh ông.

KIỆT TÁC CỦA PIERO

Procession of the Queen of Sheba and Her Meeting with King Solomonnewliturgicalmovement_org

 

Piero nổi tiếng là một họa sĩ say mê sự hoàn hảo. Từng tác phẩm của ông đều đạt mức xuất thần, tác phẩm vĩ đại nhất của ông là bức bích họa đã làm cho nhà thờ St.Francis ở thị trấn Arezzo gần nơi Piero ra đời. Tác phẩm “Thánh giá đích thực”  thật uy nghi lộng lẫy chạy giáp vòng tường trong nhà thờ, mô tả mọi khía cạnh trong huyền thoại, khởi đầu từ giả thuyết của Thánh giá là một cành cây mọc trong vườn Địa đàng, đến giai đoạn phát hiện thần kỳ về cây thánh giá của nữ Thánh Helena, mẹ của Đại đế Constantine. Câu chuyện mang đầy tính huyền thoại từ đầu đến cuối, pha nét sùng kính, đến độ chân lý như thực đã lộ ra. Khi Nữ hoàng xứ Sheba, đi đầu trong bộ y phục thời trang nhất nước thời bấy giờ, đến gặp vua Solomon, tỏ lòng thành kính, sùng bái cây gỗ làm “Thánh giá”.

Mặc dù cả bà hoàng lẫn những hầu gái đều được mô tả trên vải rất thực (cao, tha thướt, cổ đẹp nõn này nhưng xem ra nữ hoàng là người duy nhất hiểu ra sự thách đố của không khí thiêng liêng và thể hiện nó trong thầm lặng. Phía sau bà, các đồng nhi bàn tán thì thầm, bên cạnh bà các tỳ nữ thành kính ngắm nhìn một cách thích thú. Một mình bà như hiểu được mọi khía cạnh của điều khám phá sâu xa đó. Cũng như trong bất cứ tác phẩm nào của Piero, nó luôn có một không gian tĩnh tại, sâu lắng đến mức gần như ngưng đọng tất cả sự chuyển động trong nó, và làm cho cảnh tượng được mô tả kia trở nên bất tử.

piero-silaviebohemetravel_wordpress_com

Bức “Chúa phục sinh” Piero vẽ năm 1450, khổ 205x225cm.

Một tác phẩm khác,“Chúa Phục sinh”, đã được mô tả thành một tác phẩm vĩ đại chưa từng thấy. Chỉ một đối thủ duy nhất, ngang tầm với danh tác này là bức Las Meninas của Velázquer. Hai kiệt tác này có sự khác biệt là tranh của Piero luôn có nét siêu phàm. Nhân vật thánh hóa từ cõi chết sống lại, điềm tĩnh và uy nghi như thiên sứ, bước vào cuộc sống như một nhà chinh phục, đầy lòng từ bi cao cả, đem cả thế giới u mê này lên một tầm cao mới. Tranh này vẽ cho tòa thị chính Borgo Sansepolcro ở Ý để trang trí khu nghĩa địa.

NGHỆ THUẬT THÂM TRẦM CỦA MANTEGNA

Có một không khí tĩnh lặng của Piero trong tác phẩm của Andrea Mantegna (1431-1506), một họa sĩ vĩ đại đầu tiên, đến từ Bắc Ý. Ông thuộc truyền thống Florence, theo đó tác phẩm của ông cho thấy mối quan hệ rõ nét khoa học Florence và mang cả hơi hướng Cổ điển. Tuy nhiên với tư cách là học sĩ đầu đàn ở Bắc Ý, ông còn mang nét truyền thống của thành Venice ở kế bên.

Nét tự do đơn độc là đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Mantegna. Các bức bích họa trên tường ở đền thờ Eremitani, mặc dù đã hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong Thế chiến thứ II nhưng vẫn còn đủ dấu tích để xác nhận rằng, đây chính là tác phẩm đã lột tả hết phong cách vẽ tranh của ông.

Điều đáng buồn là có nhiều người đoan quyết rằng nghệ thuật vẽ của Mantegna chẳng có nguồn gốc gì, trừ việc ông là một kẻ bảo thủ, cực đoạn. Kỹ thuật hội họa của ông là sự phản bác lại phong thái vẽ tranh phóng túng theo trường phái Thành Venice. Có lẽ ông đã được thừa hưởng sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha nuôi Squarcione, người đã từng có một bộ tranh cổ bất hủ. Tuy nhiên, tính điêu khắc trong nghệ thuật hội họa ở Mantegna đã khiến nó có cái vẻ chắc chắn khi ta thấy ông đã chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm kiểu mẫu tại quê hương điêu khắc gia Donatello. Nhiều tranh trong số tác phẩm của Mantegna đã thừa hưởng nét vẽ thanh thoát như ta thường thấy trên các panô điêu khắc của Donatello và Ghiberti. Các tác phẩm này lại chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật hội họa thời Phục hưng cực thịnh, chủ yếu là của Raphael.

The-Death-Of-The-Virgin1starrtgallery

Bức “Đức Nữ Đồng Trinh qua đời” Andrea Mantega vẽ năm 1460, khổ 42x54cm.

Có người cho rằng khuynh hướng điêu khắc trên đã khiến cho nghệ thuật của Mantegna thiếu sức sống. Xét về mặt hoài cổ thì loại hình nghệ thuật này là sự nghiêm túc xuất phát từ nội tâm. Mỗi danh họa đều chỉ có thể sáng tạo nhờ tâm huyết của mình, ông đã rời Padna để trở thành họa sĩ cung đình ở Mantua, khi ông vẽ bức Đức nữ Đồng Trinh qua đời một kiệt tác, trong đó cảm xúc như đông cứng lại thành nỗi đam mê băng giá. Các tông đồ tụ tập bên quan tài với vẻ đau khổ, thể hiện rõ từng khoảnh khắc. Thánh nữ lộ vẻ giản dị phi thường trước cái chết. Bi kịch được tạo ra và lồng trong khung cảnh mênh mông của xứ Mantua, nó như tràn qua khung cửa từ phía trời xa. Mặt nước tĩnh lặng, các thành lũy kia thể hiện sự bất khả xâm phạm của con người. Anh dương chói lọi phủ lên trên ao hồ, dinh thự, tu sĩ và cả nữ thánh. Tất cả chết lặng dưới cùng một ánh sáng lặng lẽ như vậy.

Hình 118: “Chân dung một người”, Mantegna vẽ năm 1460, khổ 19 x 24cm.

Bức “Chân dung một người”, Mantegna vẽ năm 1460, khổ 19 x 24cm.

Mantegna được giao nhiệm vụ vẽ chân dung cho các người trong gia đình Conzaga quyền thế ở Mantua. Các bức vẽ độc đáo vì tính lịch sử của chúng. Ông luôn cố thể hiện cho ta thấy các ý tưởng rõ nét (ta dễ nhận thấy) lẫn nội tâm của mình. Điều này tỏ rõ ngay cả trong các tác phẩm nhỏ của ông, chẳng hạn bức “Chân dung một người”. Người đàn ông vô danh này thể hiện cá tính mạnh mẽ, đồng thời gợi cho chúng ta ý niệm đạo đức cũng như ý thức trách nhiệm và lòng can đảm.

MÀU XÁM TRONG TRANH MANTEGNA

Judith and Holofernes_collectionapi.metmuseum.org

Yêu thích nét cứng rắn như ở các tác phẩm điêu khắc, nên Mantegna đã đi đến mức hoàn chỉnh một dạng tranh có hiệu ứng như điêu khắc với gam màu xám là chính (nghĩa là những tranh đơn sắc, bắt chước tính cách và màu sắc như của đá). Tuy nhiên qua bàn tay tài hoa của ông thì bức tranh lại hoàn toàn sống động. Hình như ông đã dùng đục để hoàn thành tấm phông của bức Judith và Holofermes trong đó vị nữ anh hùng xứ Junoesque đứng hai vệ trước căn lều mà ở đó, bà đã hạ sát kẻ áp bức dân tộc bà. Nét biểu hiện của bà rất xa vắng và vô cảm. Chúng ta cảm nhận được sự gián cách đến mức cực đoan về ý chí của bà trong thế đứng nghiêng đầu như vậy, gạt bỏ mọi cảm tính khi chuyển giao cái đầu kẻ thù cho người hầu đang nhăn nhó. Bà quay lưng về phía chân kẻ đã chết (Holoferne) nằm phía sau bà như một bóng ma dọa dẫm. Trong khi bức tranh hoàn toàn câm nín bất động, nhưng xét theo khía cạnh khác thì lại biểu lộ một ý chí mạnh mẽ đến nỗi phải có một tâm trạng tương thông, thì mới cảm nhận hết ý nghĩa bức tranh “muốn nói”.

Hình 119: “Judith và Holofernes", Mantegna vẽ năm 1495-1500, khổ 37 x 48cm.

Bức “Judith và Holofernes”, Mantegna vẽ năm 1495-1500, khổ 37 x 48cm.

Điều thú vị của Mantegna, là ông vẽ thêm một phiên bản khác với gam màu phong phú và sống động! Tông đá xám xịt vô sắc của túp lều và người nằm gọn trong lều, đã được chuyển thành nét hòa hợp của màu hồng bức xạ, cam, màu đất và các sắc lục lam. Một tác phẩm ở Washington, nhấn mạnh vào khoảng phân bố trong tranh; còn bức ở Dublin  thì lại nhấn vào màu sắc đa dạng. Cả hai đều có vẻ đẹp tĩnh lặng thật khó quên.

 

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 14: Thời Phục Hưng ở Ý – Phần 2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Hai 5, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.