fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 16: Thời Phục Hưng cực thịnh

Phục hưng nghĩa là tái sinh nên trong thời này nó không ngừng 1 phát triển lớn mạnh. Không thời nào có sự phát triển đáng yêu như nghệ thuật hội họa, nó trưởng thành một cách nhanh chóng dưới thời Phục hưng. Ở đây ta có thể biết một số họa sĩ đại tài ở miền Florence như Leonardo da Vinci, Michelangelo, bậc thầy danh họa xứ umbrian như Raphael oà họ không hề thua kém các họa sĩ thành Viên như: Titian, Tintoretto oà Veronese.

Bức “Chúa rửa tội”, Andrea del Verrocchio vẽ năm 1970, khổ 152 x 180cm.

Do sự tình cờ, một chủ đề đã kết nối cuộc đời của bốn bậc thầy hội họa trong thời Phục hưng cực thịnh đó là Leonardo, Michelangelo, Raphael và Titian. Mỗi người đều bắt đầu sự nghiệp hội họa của mình bằng thời kỳ học việc với một danh sự đã có chỗ đứng vững chắc trong làng hội họa, và mỗi người đều trải qua một con đường như nhau để được công nhận từ bước đầu rồi dần dần vượt khỏi tầm ảnh hưởng của thầy mình. Người đầu tiên trong số đó là Leonardo da Vinci (1452-1519), ông lớn tuổi hơn hai họa sĩ xứ Florence, thụ nghiệp với danh sư Andrea del Verrocchio (1435-88), một họa sĩ tài ba. Thành tựu vĩ đại của Verrocchio đã ảnh hưởng rất lớn đến các họa phẩm đầu tay của Michelangelo. Bức nổi tiếng nhất của Verrocchio là danh tác “Chúa rửa tội”, Thiên thần mộng mơ lãng mạn ở góc bên trái nghe nói là do Leonardo vẽ. Nếu đem so sánh, thì nó vượt trội hẳn so với thiên thần do chính tay ông thầy vẽ ngay bên cạnh thiên thần của cậu học trò.

LEONARDO: THIÊN TÀI THỜI PHỤC HƯNG

Chưa hề có họa sĩ nào siêu đẳng cũng như “thừa tài” để được mô tả như một nhân vật “ngàn năm có một”. Cũng như Shakespeare, Leonardo tuy xuất thân tầm thường nhưng lại nổi danh toàn cầu. Ông là con ngoại hôn của một luật sư địa phương trong một thị trấn nhỏ tên Vinci ở vùng Tuscan. Cha ông cũng thừa nhận và cho ông tiền ăn học nhưng chúng ta vẫn thắc mắc không biết kiểu cách, ý tưởng trong đầu óc kỳ lạ của Leonardo, liệu có bị ảnh hưởng về thân thể từ thuở nhỏ hay không? Ông có nét mặt thanh thoát, như được trời ưu đãi kẻ cả vẻ đẹp hùng tráng đầy nam tính, lại có giọng hát mượt mà, thể lực sung mãn, rất giỏi toán học, ham sáng tạo trong lĩnh vực khoa học V.V… Phải nói ông là người đa tài. Sự thừa thải tài năng đã khiến ông xem bàn tay khéo vẽ vời của mình là điều tất nhiên, không đáng bận tâm, vì ông hiếm khi hoàn tất bất kỳ bức họa nào và đôi khi ông lại thực hiện những thí nghiệm mới mẻ về mặt kỹ thuật. Bức “Bữa tiệc ly” vẽ trên tường nhà thờ Santa Maria della Grazie ở Milan, màu hình phai mờ đã làm cho mọi nỗ lực cách tân của ông trong kỹ thuật bích họa, trở nên phí hoài.

Bức “Mona Lisa - Nụ cười muôn thuở”, L. da Vinci vẽ năm 1503, khổ 53 x 75cm.

Bức “Mona Lisa – Nụ cười muôn thuở”, L. da Vinci vẽ năm 1503, khổ 53 x 75cm.

Tuy nhiên các tác phẩm mà chúng ta cứu vãn được tới nay, đều là những danh tác vĩ đại thi vị nhất của loài người. Bức tranh người đẹp muôn thuở Mona Lisa đã trở thành kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất thế giới. Người ta chỉ có thể chiêm ngưỡng nó qua làn kính dày, giữa đám người xem đông nghẹt, lúc nào cũng chen lấn nhau. Nó không ngừng được bảo quản bằng mọi phương thức sẵn có và nó vẫn mãi huyền ảo, mang vẻ đẹp đầy ma thuật, lôi cuốn. Nó luôn luôn thách thức mọi nỗ lực muốn tìm hiểu thấu đáo về nó. Nó là bức tranh độc nhất mà ta chỉ có thể chiêm ngưỡng trong tĩnh lặng mà thôi.

Bức “Nàng Cicilia Gallarari", L. da Vinci vẽ năm 1985, khổ 39 x 54cm.

Bức “Nàng Cicilia Gallarari”, L. da Vinci vẽ năm 1985, khổ 39 x 54cm.

Hình 138: “Mỹ nhân Ginevna de' Benci", Leonardo da Vinci vẽ năm 1974, khổ 37 x 39cm.

Bức “Mỹ nhân Ginevna de’ Benci”, Leonardo da Vinci vẽ năm 1974, khổ 37 x 39cm.

Cả ba bức danh họa của Leonardo đều vẽ chân dung ba người đẹp, đều có một vẻ “trầm mặc bí ẩn”. Đặc tính này tỏ ra hấp dẫn nhất trong bức chân dung Nàng Cecilia Gallarani; bí ẩn nhất nằm trong bức “Mona Lisa” và thách thức nhất trong “Gineora de Benci”. Ta không thể nào liếc sơ bức “Mona Lisa” một lần rồi thôi, bởi ta còn mong khám phá thêm về nó. Có lẽ ta sẽ có cái nhìn trung thực hơn về bức “Gineora de Benci” vì nó mang một vẻ đẹp ám ảnh, hầu như không bức chân dụng phụ nữ nào trên đời này có thể sánh kịp.

CÁ TÍNH ĐỘC ĐÁO

Ở đây, chủ đề chân dung mỹ nhân “Gineora de Benci” chẳng hề liên quan tới vẻ thư thái hướng nội của “Mona Lisa” và cũng chẳng dính dáng gì tới vẻ đằm thắm dịu dàng của kiều nữ Cecilia. Thiếu phụ trong tranh thoáng nhìn chúng ta với một vẻ hờn dỗi yêu kiều tuyệt vời! Môi nàng cong lên, hầu như tỏ vẻ bất bình, hoặc một niềm tự hào và mái tóc đẹp hoàn hảo, đầy tự tin vươn trên chiếc cổ cao trắng ngần. Đôi mắt nàng dường như hơi nheo lại để mê hoặc cả họa sĩ. Cặp chân mày nàng, thanh mảnh đáng yêu, uốn cong từ vầng trán sáng sủa, thông minh. Những nét tinh tế này được lặp lại ở các nhánh tóc xoăn, xòe xuống bên đôi má yêu kiều của nàng.

Bờ nước phản chiếu qua màn sương mờ ảo và tàn cây sẫm màu mé sau, ánh sáng dội lên từ mặt nước lặng lẽ, tất cả vậy quanh, làm nổi bật gương mặt mỹ nhân. Nàng ngồi đó, sống động như bằng xương, bằng thịt, mà đồng thời lại mơ hồ như sương khói mờ ảo trước con mắt người chiêm ngưỡng. Ông quan sát bàn tay vàng, thổi sinh khí vào tạo vật hoàn hảo ở nàng, và cho chúng ta thấy tràn nét duyên dáng mảnh mai. Phần thân trên của nàng, dường như ta có thể nghe cả làn hơi ấm áp thoát ra từ vành môi. Vẻ ngoài như khó che giấu những điều nàng cố giữ trong lòng. Nhưng Leonardo thổ lộ với chúng ta chính là nỗ lực “che giấu cảm tình” này, nàng như cố hóa giải nỗi lòng nhưng không thể giấu được ánh mắt quan sát và sự thể hiện của họa sĩ thiên tài!

VỀ NỘI TÂM

Bức “Thánh Nữ Đồng Trinh trên núi", do Leonardo da Vinci vẽ năm 1508, khổ 120 x 190cm.

Bức “Thánh Nữ Đồng Trinh trên núi”, do Leonardo da Vinci vẽ năm 1508, khổ 120 x 190cm.

Chúng ta có thể nói rằng, tác phẩm của Leonardo dễ nhận biết trong cách tạo hình mái tóc huyền hoặc của nhân vật hòa hợp nhờ khuyết các nét viền cứng. Hình thức đó hòa trộn khó phân biệt (theo từ ngữ Ý là “sfumato”), ánh màu tinh tế, tạo sự chuyển tiếp linh hoạt giữa các gam màu và hình thể. Khuôn mặt thiên thần trong bức “Thánh Nữ Đồng Trinh trên núi” nay bày ở phòng trưng bày quốc gia London, khuôn mặt thánh nữ trong phiên bản ở Paris của bức này, đều thể hiện nội tâm trong sáng, đầy nét nghệ thuật của ông, mà không đối thủ nào có thể sánh kịp!

Bức  “Chân dung phu nhân", Bernardino Luini vẽ năm 1520-1525, khổ 58 x 75cm.

Bức  “Chân dung phu nhân”, Bernardino Luini vẽ năm 1520-1525, khổ 58 x 75cm.

Phẩm chất vô địch này khiến nhiều họa sĩ cảm nghĩ như thể ông thuộc một thế giới cách biệt hẳn với họ vậy. Thực ra thì ông đã tự mình đi một hướng độc đáo rồi ra hẳn nước ngoài theo lời mời của vua Francis I, sang sống bên Pháp. Những ai cố bắt chước ông, như Bernardio Luini ở Milan (1485-1532) chẳng hạn, cũng chỉ nắm bắt được bề ngoài như nụ cười nửa miệng hay sự huyền ảo giả tạo mà thôi.

Chiếc bóng của thiên tài vĩ đại là một điều phi thường. Dưới bóng Rembrandt, các họa sĩ thăng hoa nhiều đến độ chúng ta không còn khả năng phân biệt tác phẩm nào của họ với tác phẩm của Rembrandt, nhưng Leonardo lại một mình một bóng đơn độc dị thường, quá sâu sắc, quá đậm nét và hấp dẫn đến độ không ai có thể tiếp cận nổi.

MICHELANGELO: ĐỘNG LỰC CHÍNH Ở FLORENCE VÀ LÀ MÃ

Michelangelo Buonarroti (1475-1564), nổi tiếng toàn cầu, là một thiên tài tột đỉnh trong thời đại của ông, tuy nhiên những người học theo ông cũng chỉ cho ta thấy sự giống nhau, vẻ ngoài, so với thầy họ mà thôi. Còn đối với tầm vóc vĩ đại, cả về thể chất lẫn tinh thần của ông thì họ lại không nắm bắt được chút cảm hứng nào. Chúng ta có thể lấy ví dụ Sebastiano del Piombo (14851547) chẳng hạn, thực ra đã sử dụng một kỹ thuật vẽ tranh (nói về các đường nét cơ bản) của Michelangelo như ở bức Lazarus trỗi dậy. Đó quả là một kiệt tác, nhưng thử hỏi tính nghệ thuật ẩn dụ của nó có là bao so với các danh tác của Michelangelo? Đó là còn chưa kể đến chiều sâu tâm lý nhân vật.

Michelangelo cực lực bài bác việc dùng cọ vẽ. Ông bám lấy lời nguyền đầy cá tính khi ông chỉ dùng vật dụng sáng tác duy nhất là cái dùi đục , nhà điêu khắc. Là một công nhân cao cấp ở Florence, xuất thân trong một gia đình tiểu quý tộc, ông luôn chống đối sự gò ép, bắt buộc. Chỉ chịu dưới quyền Giáo hoàng, bởi địa vị giáo quyền và truyền thống lâu đời mới có thể buôn ông vẽ vòm trần cho nhà nguyện Sistine  “Thành tựu miễn cưỡng” đó lại chính là một trong những bức bích họa vĩ đại nhất thế giới. Những người đương thời. hay nói về đặc tính “terribilità” của ông. dĩ nhiên ý nghĩa thì không đến nỗi “khủng khiếp” như người ta e ngại. Chưa từng có họa sĩ nào trong cuộc sống riêng tư như ông lại gây cho người cùng thời phải “đề phòng” cao độ như Michelangelo, họ cảnh giác mỗi khi phải dính dáng đến “trí tưởng tượng ghê gớm” của ông, Phải thận trọng nhận thức ý nghĩa mọi sự việc của ông, nhất là với cái đẹp. Với ông, cái đẹp mang ý nghĩa thiêng liêng, một trong những cách mà Thượng đế thể hiện sự giao tiếp của Ngài với nhân loại. Như Leonardo, Michelangelo cũng thụ nghiệp với một danh sự xứ Florence, đó là nhà danh họa Domenico Ghirlandaio (1448-94).

Bức “Thánh John ra đời”, Domenico Ghirlandaio vẽ năm 1485-1490, chi tiết trên bích họa.

Bức “Thánh John ra đời”, Domenico Ghirlandaio vẽ năm 1485-1490, chi tiết trên bích họa.

Bức “Thánh gia” (Holy Family), Michelangelo vẽ năm 1503, đường kính 120cm.

Bức “Thánh gia” (Holy Family), Michelangelo vẽ năm 1503, đường kính 120cm.

Về sau người ta đồn rằng ông chưa bao giờ học hỏi ai cả. Xét theo nghĩa bóng, đó là một sự khẳng định đầy ý nghĩa. Tuy nhiên bút pháp “họa như điêu khắc”, vẫn thể hiện món nợ ông mang do ảnh hưởng ban đầu của Ghirlandaio, điều này lộ rõ trong các nét phác cắt đứt đoạn trong các tác phẩm của Michelangelo. Kỹ thuật sáng tác này rõ là ông đã hấp thụ từ vị ân sư mở nghiệp cho ông. Các đường nét hoàn thiện, lịch lãm trong tác phẩm như bức “Thánh John ra đời”  không hề có nét nào giống nhau, dù rất nhỏ. Trí tuệ vĩ đại của ông được thể hiện trong các tác phẩm đầu tay khác như bức “Thánh gia” (còn có tên gọi khác là Doni Tondo). Đây không phải là một bức hấp dẫn với vẻ đẹp nồng nàn, xa xăm, nhưng cái đẹp lan rộng của nó, vẫn tồn tại trong tâm trí người xem, trong khi nhiều bức dễ tiếp cận hơn lại nhanh chóng đi vào lãng quên.

NHÀ NGUYỆN SISTINE

Trong con mắt người đời ai cũng cho rằng chính bức bích họa trên trần nhà nguyện Sistine đã trưng ra một Michelangelo vĩ đại, ở tài năng đã lên tột đỉnh. Việc chùi rửa và phục chế gần đây đã làm cho kiệt tác này biểu lộ hết vẻ huy hoàng nguyên thủy, với bao màu sắc tuyệt mỹ. Tác phẩm siêu phàm như bật lên tiếng chào một ngày mới”, vang vọng với sức sống bền bỉ, mãi mãi được nhìn nhận ở mức độc tôn. Nó đã gây sửng sốt cho vô số người yêu chuộng nghệ thuật so với một danh tác cũ kỹ mà trước đây họ đã thấy.

Bức “Siêu nhân lgnudo”, trích từ bích hoa trên trần đền thánh Sistine, Michelangelo vẽ năm 1508-1512.

Bức “Siêu nhân lgnudo”, trích từ bích hoa trên trần đền thánh Sistine, Michelangelo vẽ năm 1508-1512.

Câu chuyện về “Sáng Thế” được thể hiện trên trần nhà nguyện không hề đơn giản chút nào. Một phần do chính Michelangelo đã là một người phức tạp đến mức gần như lập dị, một phần nữa do ông vẽ bức tranh này với niềm tin tưởng tuyệt đối, rằng mọi người ai cũng cần biểu lộ chính mình, phần nữa, do ông đã cố cân bằng chủ đề thành các sự kiện cho đạt mức độ vĩ đại của siêu nhân ignudi, rất gần gũi với người trần tục. “Nó” thể hiện một sức mạnh vượt trội, tuy nhiên ta vẫn không thể nắm bắt nó một cách chính xác, xem chân lý này thực ra là gì? Ý nghĩa của cân đối trong tranh là một ý nghĩa riêng tư, siêu nhân khó mà diễn đạt bằng lời hay “lý thuyết hóa” mà người ta phải thực nghiệm và sống với nó bằng nội lực vô song.

NHÀ TIÊN TRI VÀ THÁNH THỬ DO THÁI

Với một nguồn nội lực, dù được thể hiện dưới nhiều dạng thức dễ hiểu, trong các nhà tiên tri và tướng số vĩ đại đang ngồi trong cốc thật trang nghiệm, trong số các nữ tiên trị của Hy Lạp và La Mã cổ đại nổi tiếng nhất là nữ tiên tri xứ Cumae, theo tác phẩm “Aeneid”, đã chỉ dẫn cho Aeneas trong chuyến hành trình xuống lòng địa cầu. Michelangelo là một nhà thơ và học giả “hạng nặng”, một con người học thức sâu sắc và cũng là người cực kỳ thành khẩn. Cái nhìn của ông đối với Thượng đế là cái nhìn cực đoan như “nước với lửa”, nó khủng khiếp dữ dội mà thuần khiết. Các thầy số và nhà tiên tri, được mời đến để giải mã những lời phán truyền bí ẩn của Thượng đế, họ có trí tuệ và sự hiểu biết vô hạn. Họ đều là những người nói năng chuẩn mực, vô cùng thận trọng.

Bức “Nữ tiên tri xứ Erythracn. Michelangelo vẽ trên trần đền Sisa, từ năm 1508-1512.

Bức “Nữ tiên tri xứ Erythracn. Michelangelo vẽ trên trần đền Sisa, từ năm 1508-1512.

Ở đây, “Nữ tiên tri cứ Erythraean” ngả người tới trước, hoàn toàn bị thu hút vào cuốn sách. Họa sĩ không cố vẽ cho ta thấy bất kỳ nữ tiên tri nào vận trang phục theo đúng mốc lịch sử, hoặc gợi lại các truyền thuyết được kể lại bởi các tác giả xa xưa. Sự hấp dẫn trong tranh ông, nằm ở hình tượng mang đầy tính nhân bản, bằng chứng cho ta thấy rằng các giá trị tinh thần luôn được đề cao, tách biệt mọi cảm giác mơ hồ từ thời u mê. Vài nữ tiên tri được thể hiện bằng những người tuổi tác, lưng còng như để thông báo khả năng tiên tri tiềm ẩn của họ.

Bức “Ngày phán xét cuối cùng” (The Last Judgment), Michelangelo vē trên bức tường phía đông nhà nguyện Sistine năm 1536-1541, khổ 13,43m x 14,61m.

Bức “Ngày phán xét cuối cùng” (The Last Judgment), Michelangelo vē trên bức tường phía đông nhà nguyện Sistine năm 1536-1541, khổ 13,43m x 14,61m.

Sự cảm nhận mơ hồ về quyền năng của Chúa Trời (không phải quyền làm cha của Người) đã được làm rõ trong tác phẩm mang tính cách tuyên cáo Một ngày phán xét cuối cùng mà chúng ta đã từng biết đến. Đó là lời kết án cuối cùng của Michelangelo về một thế giới mà ông coi là đã mục rửa thối nát, một lời tuyên án đậm màu chính thống giáo sâu sắc, phù hợp với quan điểm thời đó. Ông tự vẽ mình ở vào địa vị phán quan, nhưng chỉ mang bộ da hay như chiếc phong bì, bao ngoài. Cái chết, vắt kiệt con người ông bằng phương tiện nghệ thuật. Sự an ủi duy nhất có lẽ ngay cả Thánh nữ Đồng Trinh cũng phải run lên khi xem khung cảnh như bão tố. Về việc bộ da này là của Thánh Bartholomen tử đạo qua lời hứa giải thoát của Ngài, ta có thể hiểu rằng dù mang bộ da đọa đày, họa sĩ vẫn được giải thoát một cách thần kỳ.

Bức “Truyền sức sống" (The Creation of Man), Michelangelo vẽ trên trần thánh đường Sistine năm 1511-1512.

Bức “Truyền sức sống” (The Creation of Man), Michelangelo vẽ trên trần thánh đường Sistine năm 1511-1512.

Gây ấn tượng lớn không kém nữ tiên tri Erythraean là thần tượng Adam trong bức “Truyền sức sống(Sáng tạo loài người)”, nâng bàn tay của ông lên Đấng tạo hóa(Đức Chúa Cha), thờ ơ với những đớn đau sắp tới trong cuộc sống đọa đày.

THIÊN TÀI RAPHAEL

Bức “Chúa chịu khổ hình trước Thánh nữ Đồng Trinh và các thánh”, Pietro Perugino vẽ năm 1485, bức giữa khổ 57 x 102cm.

Bức “Chúa chịu khổ hình trước Thánh nữ Đồng Trinh và các thánh”, Pietro Perugino vẽ năm 1485, bức giữa khổ 57 x 102cm.

Sau hai trường hợp phức tạp của Leonardo và Michelangelo, ta nhẹ nhõm hẳn khi tìm được ở Raphael (Raffaello Sanzio 1483-1520) một thiên tài không kém gì họ, nhưng cách sống lại bình thường giống mọi người đương thời. Ông sinh ra ở thị trấn Urbino bé nhỏ, một trung tâm nghệ thuật và được cha dạy dỗ uốn nắn ngay từ đầu Về sau, ông được gửi đến Pietro Perugino (1478-1523). Ông này giống như Verrocchio và Ghirlandaio, là một họa sĩ tài năng đáng kể. Tuy nhiên, trong khi Leonardo và Michelangelo nhanh chóng khơi tầm ảnh hưởng của thầy và về sau ta thấy họ xóa sạch dấu vết ảnh hưởng, thì Raphael lại sớm tỏ ra một tài năng thiên phú, ngay từ ban đầu, là người sẵn sàng hấp thu ảnh hưởng của thầy một cách tự nhiên. Bất kỳ thứ gì ông thấy qua đều bị ông thu tóm và không ngừng phát triển nhờ những gì ông đã học trước đó. Ở thời bắt đầu sự nghiệp, Raphael rất giống Perugino. Thực ra thì tác phẩm “Chúa chịu khổ hình trước Thánh nữ Đồng Trinh và các thánh” của Perugino từng bị cho là do Raphael sáng tác, mãi đến khi có các bằng Cớ đưa ra chứng minh rằng tranh đã tặng cho nhà thờ San Gimigniano vào năm 1997 – lúc đó, Raphael chỉ mới lên 14, nên chắc chắn nó là tác phẩm của Perrugino. Tác phẩm chứa đầy cảm xúc thâm trầm chứ không đầy ắp đam mê. Bối cảnh hấp dẫn của đức tin trầm lặng này chính là sự hoài nghi về phần tác giả, người mà nhà sử họa Vasari đã mô tả là một kẻ vô thần. Ông ta vẽ bất cứ thứ gì người ta yêu cầu chứ không phải những điều mà ông cảm nhận. Điều này, có thể giúp ta lý giải sự thiếu vắng tinh ý chân thực trong tranh ông.

NHỮNG TÁC PHẨM ĐẦU CỦA RAPHAEL

Bức “Thánh George giết rồng, Raphael vẽ năm 1504-1506, khổ 22 x 28cm.

Bức “Thánh George giết rồng, Raphael vẽ năm 1504-1506, khổ 22 x 28cm.

Trong các tác phẩm đầu tay của Raphael, ta vẫn cảm nhận được hơi hướng của Perugino như trong bức “Thánh George giết rồng” vẽ ra lúc ông mới ngoài 20 tuổi, trong đó hình ảnh công chúa cầu nguyện mang đậm phong thái sáng tác của Perugino. Chàng hiệp sĩ như thắp một ngọn lửa truyền cả cho chú ngựa trắng thông minh và áo choàng của Ngài tung bay khi tăng tốc độ, phóng ngọn thương giết rồng. Xem ra tranh thể hiện trên tầm cao hơn khả năng của Perugino. Ngay cả phần đuôi ngựa, cũng bốc lên như có điện. Lần đầu tiên, Raphael đã ở lại Florence suốt bốn năm (1504-08) vì mục đích cao cả. Lúc đó Leonardo và Michelangelo đều đang hoạt động nghệ thuật ở đó. Kết quả Raphael đã tiếp nhận được tinh hoa Phục hưng và kỹ thuật sáng tác mới, đặc biệt là nhờ tác động từ Leonardo, nên các họa phẩm của ông có một sức sống mới, năng lực tạo hình sinh động và mạnh hơn rất nhiều.

Bức “Tiểu họa Đức Mẹ Cowper", Raphael vẽ năm 1505, khổ 45 x 60cm.

Bức “Tiểu họa Đức Mẹ Cowper”, Raphael vẽ năm 1505, khổ 45 x 60cm.

Chúng ta đã thấy những gì ông học được từ Leonardo như trong bức “Tiểu học Đức Mẹ Cooper” tranh vẽ mềm mại, các đường viền ở đó cân đối đến mức hoàn hảo. Khuôn mặt bà mẹ như sắp mỉm cười, như cầu nguyện trong khi ôm Chúa Con, mặt “đứa trẻ”, hết sức thoải mái hoàn toàn tin tưởng vào mẹ. Họ nhìn chúng ta với vẻ mơ màng vì sự ngọt ngào thật trừu tượng, bao hàm sự hướng nội mà ta thường thấy ở tranh của Leonardo những nét đã vững chãi và vô tư hơn. Phía sau nhân vật này là phong cảnh tĩnh lặng của nông thôn, rồi nổi bật lên hình ảnh một nhà thờ nằm cheo leo trên đỉnh đồi.

HỌA PHẨM VỀ SAU CỦA RAPHAEL

Bức “Đức Mẹ Alba” (The Alba Madonna), Raphael vẽ năm 1510, đường kính 97cm.

Bức “Đức Mẹ Alba” (The Alba Madonna), Raphael vẽ năm 1510, đường kính 97cm.

Về sau, ông quay về với đề tài Thánh Nữ và Chúa Con nhiều lần, và mỗi lần lại có một bố cục thanh lịch, tinh tế khác nhau. Bức “Đức Mẹ Alba”, trái lại có hơi hướng hùng tính của Michelangelo, tuy vẫn dịu dàng như phong cách của Raphael, nhưng cũng hơi nặng nề, khối mảng phối hợp theo nhau. Cảm xúc được nâng lên cao ở nét mặt trông chờ của Mẹ Maria.

Khung cảnh trải dài ở hai bên, tập trung vào đây, và sự chuyển động lướt nhẹ, xa mãi cho đến khi chạm vào nếp áo phía trên khuỷu tay của Mẹ. Rồi sắc độ như kéo nhau, dồn ngược lại, dáng người của Bà nghiêng sang trái và ý nghĩa đã hoàn toàn bộc lộ: tình yêu không bao giờ đơn phương, nó có cho đi và nhận lại. Cuộc đời Raphael rất ngắn ngủi, nhưng lúc sinh thời ông là một trong những thiên tài không ngừng tiến bộ và phát huy năng lực siêu phàm.

Bức “Bindo Altoviti, Raphael vẽ năm 1515, khổ 45 x 60cm.

Bức “Bindo Altoviti, Raphael vẽ năm 1515, khổ 45 x 60cm.

Từ khi Vasari mô tả bức “Bindo Altovity” như là “Chân dung tự họa thời trai trẻ” của họa sĩ thì các sử gia thích thú nghĩ rằng chàng thanh niên sáng sủa này chính là Raphael. Trong thực tế người ta vẫn truyền rằng ông đẹp trai, rất trầm tư và dịu dàng. Đây chính là những gì chân dung này biểu lộ trước mắt chúng ta. Và người ta đã đồng ý đây chính là Bindo thời trẻ, và bởi lúc đó ông ta mới 22 tuổi (trong khi Raphael đã 33), Bindo không phải là một thanh niên “tưởng tượng” mà chính là một chàng trai có thực, người đã có một tư thế chững chạc trước mắt họa sĩ.

Raphael là một trong số các họa sĩ vẽ chân dung có thần nhất. Ông ra sức tìm người mẫu ăn ý để vẽ. Nhờ vậy ông nổi danh là họa sĩ chân dung tuyệt đỉnh. Bindo Altoviti cũng đẹp trai, thành đạt (là chủ ngân hàng) giàu có và khá giống Raphael. So hai người, ta có cảm giác họ có địa vị tương đương, vì diện mạo cao quý của họ lộ ra trước mắt chúng ta một cách rõ ràng. Nửa khuôn mặt người mẫu chìm trong bóng tối, như tạo cho chàng trai kia sự bí ẩn, trưởng thành chững chạc và số phận của chàng. Đôi môi chàng đầy đặn và gợi cảm, cân đối nhờ đôi mắt sâu kiến nghị, với cái nhìn thách thức, hơi có vẻ ngạo nghễ, gần như khinh người. Chiếc áo mượt mà bị che khuất một nửa, buông thả có tính toán, thừa nét phong lưu với chiếc mũ bê-rê bình dị, cùng chiếc áo chẽn quí giá mà giản dị. Chàng giơ một tay (khuất trong bóng tối) lên ngực một cách trầm tĩnh, có thể là khoe chiếc nhẫn, cũng có thể để thể hiện tâm lý ổn định.

Nhưng Raphael đã không cho chàng kia chỗ đứng thực thụ: Bindo Aldoviti như lơ lửng trong màu xanh phát sáng rực rỡ, nằm ngoài thời gian với vẻ thanh xuân vĩnh cửu của chàng. Hoàn toàn yên chí bởi chàng đã được nghệ thuật của bậc danh họa phù phép, tránh khỏi mọi bất trắc trong đời. Có chỗ tối kết hợp với tay áo, thả chìm xuống. Nhìn vẻ phóng khoáng lấp lửng như điềm đe dọa. Đối với một khán giả biết rõ đời Raphael ngắn ngủi là bao thì họ sẽ nghĩ rằng đây là chân dung tự họa của danh họa trẻ tuổi đầy quyến rũ. Cảm giác chung khi xem tranh chân dung chính là họa sĩ tự họa, vì chúng ta chưa bao giờ thoát khỏi cuộc sống của mình, đủ để nhìn nhận mọi sự bằng con mắt khách quan đối với mọi vật hiện hữu quanh mình. Bức tranh này lại cho ta thấy hai người nhập một: họa sĩ và Bindo “khi còn trẻ”.

Bức “Trường học Athens", Raphael vē năm 15101511, đáy tranh rộng 772cm.

Bức “Trường học Athens”, Raphael vē năm 15101511, đáy tranh rộng 772cm.

Ngày nay người ta không còn ưa thích Raphael nữa, vì tranh của ông quá hoàn hảo, không có gì sai sót so với thời đại đầy bất trắc của chúng ta. Tuy nhiên, hình tượng tuyệt vời của con người trong tranh ông không ngừng làm chúng ta xúc động: các tuyệt tác của ông ở Vatican tỏ ra không kém cạnh khi so với bức bích họa trong nhà nguyện Sistine. Ví như bức “Trường học Athens”  đã làm cho các tượng đài đồ sộ của các nhà hiền triết vĩ đại xa xưa, trở nên bất tử và bức này không có đối thủ xét theo vẻ đẹp cổ điển của nó. Ảnh hưởng vĩ đại của Raphael lên các thế hệ họa sĩ kế tục, nhìn chung còn ấn tượng mạnh so với những gì ông đã làm nên trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình.

THỜI PHỤC HƯNG CỰC THỊNH Ở VENICE

Ở Raphael luôn sống an vui với tâm trạng tự tin vào mình, vào sự vật trên đời chính sự tự tin này phân biệt ông với một thiên tài yểu mệnh khác ở thành Viên là Giogione (Giorgio da Castelfranco, 1477-1510).

Giogione thành đạt kém hẳn so với Raphael (và đời ông cũng ngắn ngủi hơn nhiều). Ngay một số tác phẩm hay được gán cho ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Tuy vậy ông lại có duyên ngầm, rất đặc biệt không thể tìm đâu khác ngoài hội họa. Ông đã học nghề trong xưởng vẽ của danh họa Venice là Giovanni Bellini, ông khéo vẽ nét mềm mại bằng các đường viền và các màu ấm, lấp lánh. Đặc trưng của Bellini đã được kế thừa trong tranh của Giorgione. Cũng như Raphael, ông không thuộc về thế giới này, phong cách vẽ đặc sắc của ông dễ nhận thấy ở các hậu duệ thành đạt như Titian và Tintoretto. Mối liên hệ của ông gắn với thế giới tâm linh khác, tuy đó là nơi ta sẵn sàng đáp ứng theo bản năng, dù không phải lúc nào ta cũng hiểu cặn kẽ.

Bức “Bão tố” (The Tempest), do Giorgione vẽ năm 15051510, khổ 71 x 75cm.

Bức “Bão tố” (The Tempest), do Giorgione vẽ năm 15051510, khổ 71 x 75cm.

Bức “Bão tố” là một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất và nó còn tồn tại đến giờ. Tầm quan trọng của nó lại liên quan đến sự phát triển của hội họa thành Viên, với sự ngự trị về phong cảnh, có giá trị riêng của nó. May thay, người ta đều chấp nhận bức này chính là của Giorgione. Nhưng người lính bất động, trầm lặng nghiền ngẫm trong cơn giông tố này là ai? Và cô gái gps trần trụi, đang cho con bú, hoàn toàn không để ý gì đến bất kỳ ai xung quanh kia là ai? Người ta cố tìm cách đọc được ý tưởng bức tranh ra thành lời trong cuộc đào thoát sang Ai Cập này, thường vấp phải thất bại bởi không thể giải thích được về sự trần trụi của người phụ nữ kia. Dù vậy, nhiều cảnh khác đã được tìm hiểu, tất cả đều toát lên vẻ khéo léo tài tình và đều mang trong đó một ý nghĩa nào đó.

Sự biện minh này chưa hề nhận được sự trợ giúp nào từ sự phân tích của khoa học. Người ta khám phá bản phác thảo đầu tiên của tác phẩm, vẽ một phụ nữ trần trụi thứ hai, đang tắm dưới suối. “Ý nghĩa thực” dường như cố trốn tránh chúng ta, nhưng có lẽ chính sự tránh né đó cũng bao hàm một ý nghĩa nào đó chăng? Chúng ta được thấy một thế giới thắp sáng nhờ một tia chớp loé lên, và dưới vầng sáng đó, ta có thể quan sát được những điều bí ẩn, mà cho đến nay vẫn còn giấu kín trong bóng tối.

Bức “Ba nhà thông thái", do do Giorgione vē, (được Sebastiano del Piombo hoàn tất năm 1509, khổ 141 x 121cm.

Bức “Ba nhà thông thái”, do do Giorgione vē, (được Sebastiano del Piombo hoàn tất năm 1509, khổ 141 x 121cm.

Bản chất thi ca nồng nhiệt của vài tác phẩm, chắc hẳn là của Giogione, đã tô đậm phẩm chất nghệ thuật hội họa Phục hưng thời cực thịnh, để sống mãi với thời gian. Dù tranh được hoàn tất bởi bạn thân của Michelangelo là Sebastiano del Piombo, nhưng bức “Ba Nhà Thông Thái” vẫn cho thấy rõ sự phong phú trữ tình ở đó. Câu hỏi về chủ đề thực của bức tranh, dường như không gây tranh cãi gì cho họa sĩ. Rõ ràng là ông định về một bức Ba Nhà Thông Thái trong đó, ba vua phương Đông đã nhìn thấy ngôi sao lạ xuất hiện vào ngày Chúa Giáng Sinh như để dẫn họ lên đường đến máng lừa (nơi Chúa sinh ra). Người ta cũng cho rằng Ba Vua là những nhà thiên văn, từ ý niệm này Giorgione đã thả hồn vào một chuyến du lịch, tìm tòi quan điểm triết lý, theo dõi đường di chuyển của vì sao lạ bằng kính thiên văn và cân nhắc về ý nghĩa của nó.

Ở đây cũng có ba thời kỳ của một đời người. Khi thể hiện tác phẩm họa sĩ đã dựa trên tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, được nâng đỡ tinh thần và tranh luận sâu sắc với một người trưởng thành chín chắn, và một người lớn tuổi thông tuệ, rạng rỡ trong bộ quần áo mượt mà óng ánh như lụa. Mỗi chi tiết của ba nhân vật này đều có ý nghĩa sâu đậm về mặt tâm lý, cậu bé ăn mặc giản dị, cậu tỏ ra đơn côi, như hoàn cảnh thường gặp ở những chàng trai trẻ. Có ai chia sẻ hy vọng và ước mơ của cậu đây? Hai người lớn quay mặt vào nhau, dường như đang bàn luận điều gì, tuy nhiên cả hai cũng tỏ ra đơn lẻ như chàng trai nhiệt huyết kia! Hai người lớn, tuy không còn hăng hái như người trai trẻ, nhưng họ có thể bàn luận, tìm hiểu điềm báo rất đáng tin.

Nhà thông thái đứng giữa có vẻ là người đang có vấn đề vướng mắc, nên hai tay buông thả một cách hờ hững. Bên cạnh, ông cụ lớn tuổi lại lộ dấu hiệu suy tư, tay nắm bản đồ tinh tú. Tuy vậy, ba dáng người này chỉ chiếm nửa không gian bức tranh. Phần còn lại cho chúng ta ý nghĩa rõ hơn. Với toàn đá và cây trong vách đá, hiện ra một miệng hang tăm tối, và bên ngoài là một cảnh quan phong phú đang bừng lên trong ánh hoàng hôn rực rỡ.

Hai khả năng mở ra trước họ: hoặc tiến sâu vào “cái chưa biết” là cái hang tăm tối kia, hoặc lùi ra với cái đẹp quen thuộc của miền quê yên tĩnh; hoặc sâu vào ý nghĩa tinh thần, hoặc trở ra với những cái không phải tìm tòi chật vật! Mỗi người tự mình phải đối mặt với những mời gọi khác nhau. Nghiêm túc suy tư để tìm ra đường lối khôn ngoan hơn, không được tham khảo mà phải tự trách nhiệm gánh vác mọi hậu quả trên con đường mình đi.

Nhìn phong cảnh chung quanh họ trong cảnh sắc mùa thu, đã tạo cho họa phẩm sự rung cảm sâu sắc. Các học giả bàn về hội họa, cho rằng bộ râu quai nón của ông già hiền triết, gợi ta nhớ đến học thuyết của Aristotle; và người đàn ông đứng giữa mặc bộ quần áo phương Đông, làm ta nhớ đến tư tưởng Hồi giáo; rồi chiếc kính lục phân trong bàn tay bất động của cậu bé đã xác nhận học thuyết mới theo trường phái tự nhiên mà ngày nay ta gọi là “khoa học”. Các điểm đó, dù đúng hay sai, dường như không quan hệ cho bằng tính trữ tình, gợi ý trong “sự đi tìm” đường lối.

TIỀN BỐI TITIAN

Bức “Mục đồng chiêm ngưỡng”, Giorgione vẽ năm 1505, khổ 112 x 91cm.

Bức “Mục đồng chiêm ngưỡng”, Giorgione vẽ năm 1505, khổ 112 x 91cm.

Tấm gương hoàn hảo trong phong cách Giorgone đã thẩm thấu vào Titian là người tiếp tục hoàn tất mấy tác phẩm của Giorgione để lại sau khi ông qua đời, là bức “Mục đồng chiêm ngưỡng” còn gọi là “Giáng sinh trong hang”. Ý kiến trung dung ngày nay cho rằng, tác phẩm này chính tay Giorgione vẽ, nhưng cũng có thể do Titian vẽ. Xét về một mặt, thì đề tài một nghệ sĩ nhắm vào là cái họ ưa chuộng, nhất là “nắng chiều” và tranh này nhấn mạnh vào ánh sáng và phong cảnh là ảnh hưởng của Giorgione. Rồi sau đó, là một trong những điều mà Titian quan tâm nhất: Nó kết hợp được nhiều nét gợi cảm, và dù còn vài hoạt động diễn ra phía sau, nhưng ấn tượng ngự trị nổi nhất, vẫn là sự tĩnh tại và lặng lẽ như tờ.

Mọi việc trần tục hầu như đã ổn cả. Bộ ba Thánh Gia, và các mục đồng, dường như chìm vào cảnh mộng vĩnh cửu, một cảnh hoàng hôn vô tận mà chẳng đồng hồ nào đo lường nổi. Ngay cả thú vật cũng mê mải cầu nguyện, cảm tưởng ngắm xem, không như chứng kiến một điều có thực, mà là suy tưởng về mặt tinh thần, nó hết sức thuyết phục. Giorgione đã đem chúng ta vượt qua giới hạn vật chất vây hãm trong thực tại, mà vẫn không chối bỏ nó.

TITIAN: HỌA SĨ “HIỆN ĐẠI”

Titian (Tiziano Vecellio, 1488-1567), người kế tục Giorgione đã được Trời ưu ái dành cho quãng đời lâu nhất trong lịch sử hội họa trái hẳn với Raphael và Giorgione. Ông còn là một trong các danh họa gặp nhiều may mắn (hai người kia là Rembrant và Matisse), những người biến đổi và trưởng thành qua từng giai đoạn trong sự nghiệp của họ cùng tuổi tác trôi dài theo năm tháng. Tài năng của Titian trong thời kỳ đầu, đã quá tuyệt, Titian trong thời sau này càng không ai sánh kịp.

Bức “Chúa hiện ra với Magdalen", Titian vẽ năm 1512, khổ 91 x 110cm.

Bức “Chúa hiện ra với Magdalen”, Titian vẽ năm 1512, khổ 91 x 110cm.

Trước khi làm việc với Giorgione, Titian đã trải qua một thời học việc trong xưởng vẽ của Giovanni Bellini. Sự tinh thông các loại hình và kỹ thuật sơn dầu của Bellini, đã làm biến đổi nền hội họa ở thành viên, và có tầm quan trọng rất lớn trong kỹ thuật hội họa của Titian, đồng thời cũng ảnh hưởng tới định hướng hội họa ở phương Tây sau này. Chính ở các tranh của Titian là nơi ta có thể nhận ra lời tiên tri cho tự do của hội họa. Chất liệu thực của tác phẩm được đánh giá qua các đặc tính diễn đạt tự nhiên của nó, vốn hòa hợp nhưng vẫn thể hiện tính cá biệt trong mỗi bức tranh. Titian có lẽ là một trong những họa sĩ vĩ đại và quan trọng nhất của thời Phục hàng. Không giống các tiền bối, ngay thuở đầu, ông đã được đào tạo làm thợ chạm khắc thiết kế, kim hoàn và nhiều nghề thủ công khác, ông đã cống hiến toàn sức lực và cả đời mình cho hội họa, và cũng là người mở đường cho hội họa hiện đại.

Tác phẩm “Chúa hiện ra với Magdalen” (Noli me Tangere), cho ta thấy chàng họa sĩ Titian thích thú với tác động tương phản trong đời sống, giữa nàng Magdalen nồng nàn, sôi nổi, sang trọng với bộ y phục đẹp đẽ nõn nà mời mọc, trong khi Chúa Cứu Thế khổ hạnh đang lùi xa khỏi nàng với cử chỉ nhã nhặn vô bờ. Chúa như múa lượn trong tự do lúc hồi sinh, nàng Magdalen thì đang ngả người một cách nặng nề vì dục vọng đầy tràn. Một cây non sau đó, cho ta thấy nguồn sống mới vừa bắt đầu, và một thế giới bao la đang trải về các ngọn đồi xanh biếc xa xa như đang chứng kiến cảnh này, bỏ mặc Mary Magdalen với dục vọng của nàng. Bức tranh nói lên nỗi cô đơn lẻ loi, đó cũng là hoài niệm của Giorgione gợi ra về một thế giới vắng bóng thi ca. Nhưng xét về cơ bản thì tâm trạng này mang nặng ảnh hưởng trần tục.

Titian có tài thấu thị thực tại thật lạ lùng. Bằng kỹ thuật siêu việt, ông đã bày ra một con người thực, rất mềm yếu, nhưng lại biến nó thành một họa phẩm tuyệt đỉnh, một cái đẹp toàn mỹ.

TITIAN VẼ CHÂN DUNG

Bức “Chân dung Ranuccio Farnese", Titian, năm 1542, khổ 73 x 90cm.

Bức “Chân dung Ranuccio Farnese”, Titian, năm 1542, khổ 73 x 90cm.

Bức chân dung do Titian vẽ vào tuổi trung niên của ông, đã lộ ra chiều sâu tâm linh đặc biệt. Lúc này ông không say sưa đưa kỹ thuật vào hình ảnh hay chuyển chở tư tưởng, nhưng ông lại biểu hiện một chiều sâu “tự phát”.

Ông vẽ chân dung cậu Ranuccio nổi bật trong bộ triều phục, ngực áo lấp lánh huy hiệu bạc, như báo trước cuộc đời xông pha trận mạc… nhưng nét chân thực của cậu là bàn tay để trần như sẵn sàng gánh vác đời sống một cách thản nhiên. Cậu chưa đến độ tuổi chín chắn, nên vẻ mặt trẻ trung thật ngây thơ. Ta thán phục bàn tay nắng nót của họa sĩ đã khiến nhân

TITIAN VÀO CUỐI ĐỜI

Bức “Thần Vệ nữ và Adonis”, Titian vẽnăm 1560, khổ 135 x 106cm.

Bức “Thần Vệ nữ và Adonis”, Titian vẽnăm 1560, khổ 135 x 106cm.

Vào cuối đời, họa sĩ thường về nhiều tranh huyền thoại, giàu chất thi ca như Giorgione (qua đời đã lâu), nhưng nét của ông mang tính u sâu hơn. Thỉnh thoảng, ông nhắc lại cách bố cục, như muốn tìm kiếm đôi nét thấu thị khó hiện thực, như ta thấy trong bức Thần Vệ nữ và Adonis. Trong tranh, Vệ Nữ kèo nài chàng tuổi trẻ đẹp trai Adonis nán lại với nàng, vì linh cảm lời tiên tri rằng chàng sẽ bị giết lúc đi săn. Nhưng Adonis, không tin mà đi vào chỗ chết. Chàng như kẻ phiêu lưu vào cuộc chiến, trong khi thần Vệ Nữ đại diện cho phụ nữ, cố níu kéo “người hùng” ở lại. Điều trớ trêu là nàng được vô số chàng trai mơ ước, trong khi chàng vì lòng đam mê săn bắn mà dứt tình ra đi. Trong khi Vệ Nữ bất tử, còn Adonis cũng tưởng mình trẻ mãi, nên đã đi vào kết cục bi thảm.

TÌNH CẢM DẠT DÀO

Trước một bậc thầy vĩ đại như Titian, mà Ruskin – nhà phê bình sáng giá nhất thời Victorian đã cho rằng họa sĩ Tintoretto (1518-1594) còn siêu tuyệt hơn Titian. Tên họ của Tintoretto là Jacopo Robusti nhưng ông được biết dưới tên Il Tintoretto, nghĩa là “Thợ nhuộm bé nhỏ” vì nối nghiệp cha ông. Trong thành phố nhỏ như thành viên, các nghệ sĩ đều biết nhau. Dù Tintoretto đã vào nghề sau Titian 30 năm, nhưng ông thợ nhuộm bé nhỏ đã tuyên bố rằng: ông có thể gộp hai bảng màu của Titian và Michelagelo “làm một”. Việc tổng hợp bảng màu của hai “danh họa” làm một, quả vô cùng bạo gan vì hai đại danh họa này nổi tiếng nhờ đã “định dạng ánh sáng” nhẹ như “tơ hồ ng”. Còn nét “nặng ký” của bậc thầy thành Viên Tintoretto vẽ bằng một hứng khởi mãnh liệt, rồi phóng bút… tạo thành một bức tranh như nhất, hoàn chỉnh tuyệt mỹ.

Bức “Thánh Paul cải đạo”,Tintoretto vẽ năm 1545, khổ 235 x 152cm.

Bức “Thánh Paul cải đạo”,Tintoretto vẽ năm 1545, khổ 235 x 152cm.

Nỗi đam mê cùng cực của Tintoretto có thể là nỗi phấn khích có mãnh lực, có quyết tâm… mà chỉ ở một tài năng vĩ đại mới có thể điều khiển nổi tình cảm tuôn trào để cho ra đại tác phẩm, nhưng vẫn có phong thái nhún nhường. Vào lứa tuổi hai mươi, ông đã vẽ bức “Thánh Paul cải đạo” cho ta thấy sức tưởng tượng của ông lạ lùng dường nào.

Phần đông họa sĩ đều xem bức “Thánh Paul cải đạo” là một tấn bi kịch, vì lúc đó ông chưa được phong thánh, đã phóng xuống ngựa để nhận một thông điệp thiêng liêng đang chụp xuống vai ông. Tintoretto đã bày ra một khung cảnh khuấy động thật man dại. Cảnh tượng này như tuôn trào nguồn thiêng vào đời bình thường. Bên phải, ta thấy một con ngựa hoảng loạn, tuôn theo dòng nước, bên trái con khác hí vang nhảy dựng, trong khi kỵ sĩ bị tia sét đánh ụp, lóa cả mắt. Núi cao, cây cối vật vã, người vướng nhau ngã nhào, trời đen thẫm báo điềm xấu. Paul nằm dưới bóng ngựa ngã, nhưng không hoảng sợ. Ông dang đôi tay ra một cách liều lĩnh như muốn chống lại cơn hoảng loạn.

Bức “Tiệc ly”, Tintoretto vẽ năm 1592-1594, khổ 569 x 366cm

Bức “Tiệc ly”, Tintoretto vẽ năm 1592-1594, khổ 569 x 366cm

Nhiều hình ảnh mạnh mẽ còn nằm trong cách bố cục của nghệ sĩ thành Viên. Bức “Tiệc ly”, nay vẫn còn thánh đường San Giorgio Maggiore, đó là Bữa Tiệc cuối cùng, ăn để tưởng nhớ đến Thánh Thể trong thánh lễ. Sự tác động giữa các môn đồ rất thầm lặng (chúng ta phải xem kỹ mới tìm ra kẻ phản phúc Judas (Du-da), đặc biệt ở tâm điểm). Họa sĩ Tintoretto là người rất hứng thú với Thánh Thể, và dù nhiều điều xảy ra quanh phép lạ này, kể cả chó mèo, tôi tớ… đều mong manh, chỉ riêng Chúa Giêsu – thực phẩm Thiên Quốc – mới “là thực”. Các thiên thần lung linh, nhạt nhòa trong ánh “Quang Vinh Ngời Sáng Của Người”. Sự hiện hữu của loài người như vẫn có trong vầng hào quang thánh thiện ngời sáng. Không có khoảnh khắc hiện thực, chỉ ẩn một ý nghĩa thiêng liêng.

Bức “Chúa ở bờ biển Galilee”, Tintoretto vẽ năm 1575-1580, khổ 168 X 117cm.

Bức “Chúa ở bờ biển Galilee”, Tintoretto vẽ năm 1575-1580, khổ 168 X 117cm.

Họa phẩm Chúa Giêsu ở biển Galilee của Tintoretto đã khơi dậy niềm xúc cảm dạt dào như thể dòng đời chưa hề chựng lại, cho ta phát hiện một điều thiêng liêng trong cảnh phi thời gian. Ở đó, trên mặt biển bừng sôi cuồng nộ, Chúa Giêsu đứng đó, kêu gọi môn đệ. Nhìn xéo mặt Ngài, ta cũng nhận ra nét đơn độc thoáng qua.

Trong khi đó đám người trên thuyền đang bị sóng cuồng xô đẩy, trên thì mưa gió dập dồi. Tiếng Chúa gọi, như tháo gỡ nỗi sợ hãi không tên của họ. Vừa nghe tiếng gọi, Peter vui mừng bước xuống nước, mắt dán vào Chúa, sóng nước chồi hụp, quẫy đảo trên khoảng cách giữa thầy trò, dù sao thì họ cũng gặp nhau. Biến cả cuồng nộ trở nên vô hiệu trước sự hiện diện của Ngài. Tintoretto mô tả thiên nhiên tung hoành, thịnh nộ như muốn xé toạc khung vải… đã nói lên tron vẹn ý nghĩa Chúa kêu gọi, và người nghe gọi đáp lại tiếng kêu một cách nhiệt tình, dù thiên nhiên vô tình như ngăn trở ý định của họ.

Bức “Mùa hè”, Tintoretto vẽ năm 1555, khổ 194 x 106cm.

Bức “Mùa hè”, Tintoretto vẽ năm 1555, khổ 194 x 106cm.

Trong một họa phẩm như “Mùa hè”, nét cọ của danh họa Tintoretto đã khiến cho cây lúa bình thường “trở thành bất tử”, như lời nhà thơ kỳ bí Thomas Traherne ở Anh, vào thế kỷ 17 đã ca tụng khi ông ta nhớ lại thiên tài ở .

THẾ GIỚI VẬT THỂ

Họa sĩ Veronese (Paolo Caliari, 1528-1588) được gọi là nghệ sĩ “thuần túy đệ nhất”, tranh ông toàn cảnh gần như có ái lực của sắc độ trừu tượng, nó tỏa sáng nội tại bằng một nghệ thuật trang trí thanh cao vô vàn. Veronese có thể không sâu sắc như Titian hoặc Tintoretto, nhưng không dễ đánh giá thấp vì ông nhìn sự vật đúng như vậy, đẹp như vậy và đưa nó vào tranh cũng “là như vậy” lại nâng nó lên hàng lý tưởng, như cách ông ca tụng chất liệu trong vật thể vậy.

Bức “Thánh nữ Lucy và Người dâng tặng”, Paolo Veronese vẽ năm 1580, khổ 115 x 180cm.

Bức “Thánh nữ Lucy và Người dâng tặng”, Paolo Veronese vẽ năm 1580, khổ 115 x 180cm.

Cũng vậy, trong bức “Thánh nữ Lucy và Người dâng tặng”, như không muốn mô tả một nữ thánh “Tử Vì Đạo” mà ông chỉ “gợi hình”, và dành cho người chiêm ngưỡng tự gợi nhớ câu chuyện đã kể về bà. Ở đó, họa sĩ chỉ đề ra sự vinh quang của một phụ nữ trẻ trung, y phục lụa là rực rỡ trong ánh thái dương. Mặt bà thật yêu kiều, thu hút, dáng hơi e ấp, xem kỹ lòng tay bà chìa ra, ta thấy dấu con mắt trên đó là sự ám chỉ tỏ ra bằng hình thức như vậy. Ta thấy người dâng cúng cao tuổi, ngả sang phần chiêm ngưỡng hơn là tôn sùng nữ thánh. Trong họa phẩm, nét vẽ thật phong phú và thú vị trong sự giải bày ngọn nguồn.

Bức “Tìm ra Moses”, Paolo Veronese vẽ khoảng năm 1570, khổ 45 x 58cm.

Bức “Tìm ra Moses”, Paolo Veronese vẽ khoảng năm 1570, khổ 45 x 58cm.

Trong bức “Tìm ra Moses”, bày ra một cảnh lành mạnh, tràn trề hy vọng, khi họa sĩ vờn nét bút vẽ con gái vua Ai Cập và người hầu ăn mặc mượt mà. Cả hài nhi Moses nữa, trông thật xinh đẹp, thanh lịch. Phong cảnh nơi đây tươi mát và giản dị, cây hai bên trông rất cân xứng. Phu nhân nhìn đứa trẻ hấp dẫn một cách trìu mến. Quang cảnh tái hiện tích trong Thánh kinh chỉ là phụ, cái chính là nhân vật đẹp đẽ, làm ông vui sướng, cũng như người ngắm bị thu hút vào tranh.

Người ta dễ đánh giá thấp, coi ông là người chỉ có tài phối trí màu sắc. Thật ra, Veronese đem sự tô điểm lên cái đẹp chất ngất, trở thành nghệ thuật thuần túy. Có sức truyền cảm mạnh mẽ, họa phẩm của Veronese như bừng sáng lên từ chất liệu để trở thành cái đẹp vô song.

 

 

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 16: Thời Phục Hưng cực thịnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Một 4, 2019
Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z