Đến đây chúng ta tạm gác chương Gothic với nỗi đau hiện thực của Mathias Grünewald, để tập trung vào phong trào trọng đại của Phục hưng Ý, nay lan lên phương Bắc, và lần ra sợi chỉ xuyên suốt thời kỳ này. Thế kỷ 16 là thời đại mới cho nền hội họa ở Hà Lan và Đức. Nghệ sĩ phương Bắc chịu ảnh hưởng sự đổi mới vĩ đại ở phương Nam; thời đó, nhiều họa sĩ hội tụ về nước Ý du học; thời Phục hưng liên hệ đến khoa học, triết lý và lan sang nghệ thuật rất rõ nét ở phương Bắc. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Bắc Nam. Ở Ý, phong trào Nhân Bản phương Nam, đã làm sống lại nền văn hóa cổ điển. Trong khi ở phương Bắc, sự thay đổi đã bị chèn ép bởi mối bận tâm vì cuộc Cải cách tôn giáo, để trở về với nền tảng giá trị xưa của Giáo hội Công giáo.
DÜRER VÀ CHÂN DUNG Ở ĐỨC
Tourer không những là họa sĩ vĩ đại, mà còn là nhà tư tưởng bao quát suốt thời Phục hưng, các danh tác của ông đều được tôn dinh toàn cõi châu Âu (Bắc và Nam Âu). Thế kỷ 16, xuất hiện một lớp người bảo trợ mới không thuộc giới quí tộc, mà là lớp người giàu sang, họ tha thiết mua tranh khắc gỗ. Thế kỷ này còn quan tâm phong trào Nhân Bản khoa học và thị trường sách vở, lúc đó đã có nhiều cuốn được minh họa bằng tranh khắc gỗ. Tranh của Durer có cái nhìn xuyên suốt và chính xác vào nội tâm, đặc biệt là thể loại chân dung của Đức, và một bậc thầy nữa về loại này chính là Holbein.
Con người vĩ đại, hẳn là họa sĩ Đức (ở Bắc Âu), trong thời Phục hưng Albrecht Direr (1471-1528). Chúng ta biết nhiều về ông hơn các họa sĩ khác vào thời đó nhờ ông để lại thư từ của bạn bè; ông tiết lộ rằng, các cuộc du hành đã cho ông biết, người ta hâm mộ tranh ông ở nước ngoài hơn là trong nước. Ông chịu ảnh hưởng các họa sĩ Ý, đặc biệt là đường nét mang phong cách thành Viên. Nhất là bậc thầy Bellini, lúc Dürer gặp mặt, thì ông ấy đã già lão. Dürer rất ham học hỏi, ông là họa sĩ Bắc Âu duy nhất đã thấm nhuần sách vở bàn luận về các cuộc đối thoại lý thuyết khoa học áp dụng vào nghệ thuật, để viết ra luận đề tỷ lệ vào năm 1528. Dù ông để lại nhiều tài liệu, nhưng tư tưởng ông xem ra còn quá sâu sắc, khó hiểu hết được.
Ông đã tổng hợp được những quan điểm bất toàn về con người. Ông hối hả, sung sướng trong công việc. Ông kết hôn với nàng Agnes, tính nết cô ta thật khó chịu, nhưng không ai biết quan hệ của họ thực sự ra sao. Theo cách sống công khai thì ông là người kín đáo, và điều này đã khiến tác phẩm của ông thêm phần xúc cảm.
Trong thời Trung cổ, người Đức quan niệm nghệ sĩ là người thợ khéo”. Điều này Direr khó mà chấp nhận, trong bức chân dung tự họa(là bức thứ hai trong 3 bức vẽ ông chọn) với dáng dấp quí phái, trẻ trung, mái tóc loăn xoăn, nét mặt bình thản, trang phục kiểu cách hảo hạng, trông oai phong khi so với cảnh núi non hùng vĩ ngoài khung cửa ngầm tả cảnh trí cao rộng mênh mông ngoài kia. Ông tự xem mình không chỉ là dân tỉnh lẻ và ông ngầm xem người khác cũng như mình không hơn không kém.
Trong tác phẩm “Đức Mẹ mà Chúa Hài Đồng” ông đã vẽ theo lối cận cảnh, bán thân như các tiền bối ở Venice, có lẽ bậc thầy Bellini đã từng vẽ như vậy. Với Direr thì Bellini là mẫu người có tài biến mẫu mã lý tưởng thành hiện thực. Nhưng Direr không hề tin vào lý tưởng sôi sục mà đem lòng mong mỏi. Ông tả Đức Mẹ tròn trỉnh, có nét đẹp kiểu Bắc Âu, và Chúa Hài Đồng có cái mũi hỉnh và cái nọng ú na ú nần. Ông còn cho Chúa Con, tay cầm quả táo bọc ra sau, giống hệt bức tranh khắc Adam và Eva nổi tiếng trước kia. Chúa Con, trông nét mặt tựa như thở dài, dấu “trái cấm” tai họa sau lưng, khiến “Ngài” phải xuống thế chuộc tội cho nhân loại. Một bên Ngài là vách đá óng chuốt và bên kia là khung cửa kiểu cổ. Mặt Ngài nửa như thanh thản nửa như nặng nhọc, còn Đức Mẹ ánh mắt xa xôi, tỏ ra chia sẻ nỗi niềm. Bức tranh màu sắc đẹp đẽ, hình thể hấp dẫn, hai điểm này đã khiến Dürer trở thành người có tài, khiến người thưởng ngoạn thông cảm ông tận đáy lòng. Tranh ông như có “chất ám ảnh”, người ta cảm thấy nó có lực nội tại, dẫn đến chân lý trong đó. Chính nó chất chứa ý thức bên trong ngay sau sắc màu, hình thể, do đó nó tự bật sáng.
Đã từ chối nghệ thuật và triết học Gothic của Đức trong quá khứ, Direr là họa sĩ Thệ Phản (Protestant) vĩ đại, đã gọi Martin Luther rằng “Người Công giáo đó đã giúp tôi thoát bao lo buồn”. Đó là nỗi lo bí mật, đã dấu sự nhút nhất để giữ lòng tự trọng khỏi biến thành tự mãn. Dù không vì lý do gì mà họa sĩ Công giáo không được vẽ đề tài “Bốn Tông đồ” , hoặc tại sao một nghệ sĩ như vậy không được chọn vẽ hai tông đồ đầu tiên (John và Peter) kế đến là Paul và Mark, hai thánh này chỉ là học trò chưa được Chúa kể vào hàng Phúc Âm, dù họ đều giỏi thuyết giảng lễ đạo. Đây là điểm mà giáo hội Thệ Phản ghim vào. Bốn vị mang bốn cá tính: lạc quan, tỉnh táo, nóng nảy, u trầm. Dürer là người quan tâm đến y học và tâm lý, để từ đó ông tìm ra bí ẩn về con người.
Họa sĩ Dürer xuất thân từ một gia đình người Hungary, cha làm thợ rèn, họ đến Nuremberg lập nghiệp từ năm 1955. Trong họa phẩm “Phụ thân Họa sĩ”, Durer tả cha ông bằng dáng vẻ đáng kính. Dùng bút pháp chì, nét sắc gọn, nó hoàn tất với độ bóng đậm đà. Tuy nhiên, cũng như nhiều bức khác, có thể tranh này chưa hoàn thành vì nền tranh còn sơ sài, khác xa so với chi tiết đã thành trong bức “Chân dung tự họa” của ông và trang phục của người mẫu mới chỉ là giai đoạn đang phác thảo.
NGƯỜI KHỎA THÂN CỦA CRANACHI
Lucas Cranach (1472-1553) nhỏ hơn Dürer một tuổi, cũng là người quyết đoán như Direr, nhưng tinh thần không tập trung bằng. Ngay hồi mới vào nghề, ông đã có những bản sao tranh khắc gỗ của Dürer, nên đã ảnh hưởng vào tranh của mình sâu đậm, đặc biệt ở đường nét minh bạch và dùng màu sắc rực rỡ. Tài nghệ Cranach như thể đúc kết “hai trong một”, và không ngừng giao động giữa hai cá tính anh em. Các họa phẩm khỏa thân đầy sức cám dỗ của ông đã được giới quí tộc hoan hỉ đón nhận. Các nhân vật của ông thường không có thực, nhưng có nét thanh tú, không câu nệ và còn lập dị nữa. Bản năng tính dục của họ được chắt lọc nhưng cũng đượm vẻ gai lạ nh. Nó khiến ta nghĩ rằng Cranach không thực bận lòng vì phụ nữ, mà còn sợ họ phần nào chăng?
Trong họa phẩm “Nữ thần mùa xuân”, tả nữ thần treo ngành cùng tên, nhưng dưới chân nàng có đôi gà gô (loại chim của thần Vệ Nữ) đã ngầm ám thị, nàng chỉ săn tìm người trần. Ngang hông che một tấm the trong suốt, lôi kéo mắt trần, ngắm vào “chỗ che” đó. Thân đeo trang sức như khiêu khích, hẳn nàng và ngủ, đầu gối lên cổ tay và đống y phục mượt mà, thân hình trong ngọc trắng ngà của nàng ườn ra đó, trong khung cảnh tự thấy mình tồn tại. Hai hàng chữ Latin trên góc trái bảo ta rằng, nàng là nữ thần của suối thiêng, nàng không phải người trần, mặc nàng khỏa thân cám dỗ. Người trần được cảnh báo, chớ làm phiền giấc điệp thần nữ. Cranach muốn mách ta rằng, bạn phải đến với tình yêu một cách tế nhị, trân trọng. Cảnh vật quanh nàng đều huyền bí, biểu tượng ý nghĩa thần bí trong hang đá tượng trưng cái hang tính dục linh thiêng của phụ nữ, xa xa là chiến trường danh lợi, thánh đường và gia đình là thực tại tính dục kỳ diệu, nó xảy ra trong thực tế cuộc đời.
HỌA PHẨM CUNG ĐÌNH
Họa phẩm của Cranach được giới quí tộc ở các cung đình thuộc Đức ưa chuộng. Xưởng vẽ to lớn của ông luôn bận rộn, chế tạo các phiên bản nổi tiếng và phổ thông, các tác phẩm tôn giáo của ông không phải lúc nào cũng được hoan nghênh, kể cả những bức chính thống giáo toàn hảo. Hãy xem bức “Đóng đinh chịu nạn và Đội trưởng cải giáo”. Trong hình tả đội trưởng đội mũ lông rộng vành, mình mặc giáp trụ xem ra chẳng ăn nhập gì dưới chân thập giá chịu nạn. Các bức kiểu này khi tuyển trạch, vẫn bị cho ra rìa dù chúng có sức mê hoặc rất mạnh.
Ông vẽ rất nhiều chân dung cho cung đình, trang sức lộng lẫy với vòng cổ đánh rất công phu, mái tóc dợn sóng, và trên hết là gương mặt trẻ thơ đăm chiêu, đã khiến họa phẩm “Công chúa Saxong”, thành hình ảnh duyên dáng, sống mãi nhờ bàn tay phù phép của nghệ thuật: Công nương mới cao sang làm sao, trang phục lượt là đỏ thắm mặc ngoài áo trắng, nữ trang vàng óng, mắt nai chăm chắm, thơ bé lạ lùng. Ông mô tả ánh mắt bối rối, đan xen dưới mái tóc dợn sóng, vòng cổ óng ánh không dấu nổi ấn tượng cao sang của một Công nương.
HOẠ SĨ HANS HOLBEIN
Họa sĩ này vẽ bé trai với trang phục rực rỡ, nét thơ bé tự nhiên như không, trái hẳn với những công nương khác, quá dụng công trong từng chi tiết chi ly. Bé trai của Holbein dĩ nhiên không phải thứ vô danh trong dòng Saxony, mà cậu là quí tử của Hoàng đế Anh quốc, Henry VIII, vang danh bốn biển.
Hans Holbein (1497/8 – 1543) thuở trẻ, học tại xưởng vẽ của bố ở Angsburg. Buổi đầu khởi nghiệp, ông rời quê mẹ (Đức), sang ở Basel (Thụy Sĩ). Tại đó ông gặp nhà học giả cải cách Desiderius Erasmus. Vị này tiến cử ông vào cung đình Anh quốc, và được vua Henry VIII bảo trợ. Cung đình nước Anh rất hợp với đề tài vẽ chân dung, nên Holbein vẫy vùng như cá gặp nước. Ông vẽ hoàng tử bé có khuôn mặt đầy đặn như quả táo, đôi mắt giống vua cha như hai giọt nước.
Mang ý tưởng biến hoàng tử bé thành một quả táo tròn quay, ngọt ngào, xinh xắn, hồng hào… chẳng ai ngờ một đứa bé mạnh khỏe thế này sẽ chết vào tuổi 15, điều kỳ diệu là bàn tay vàng của Holbein đã thuyết phục ngay người thưởng ngoạn tin vào sức khỏe “giả tạo như thật” kia của thái tử. Cả Đại Đế Henry cũng ôm ấp tương lai huy hoàng của cậu bé, tưởng sau này sẽ dự phần làm nhiều công nghiệp vĩ đại cho toàn cõi châu Âu.
Holbein rất thích thú chân dung ông vờn vẽ “người khác người”, nhưng vẽ trẻ thơ xem ra là cả một vấn đề. Việc này khó, vì trẻ chưa nên người, còn đang nảy nở nhưng Holbein lại tả được sức sống tiềm tàng đó. Ở đây bàn tay nghệ sĩ thần kỳ của ông đã nêu lên những gì trong một hoàng tử bé, mà tương lai sẽ là một ông vua – Edward VI.
MỘT PHÔ TRƯỞNG TẾ NHỊ
“Các vị sứ thần” là một danh tác điển hình của chân dung họa Holbein. Tựa đề bức họa lúc đầu là “Jean de Dinteville oà George de Selve”. Jean de Dintevill va2 George de Sche là hai thanh niên tuấn tú, phú quý, quyền | thế và học vấn uyên bác. Dinteville nhận chức Sứ thần triều đình Pháp tại Anh quốc năm 1533 khi mới 29 tuổi. Selve (bên phải) là một bác học, được Tòa thánh phong chức Giám mục (Đức Cha) khi vừa tròn 25 tuổi.
Lúc vẽ chân dung, George de Selve chưa nhận chức Sứ thần Pháp ở Venice (vào thời lệ thuộc Tây Ban Nha). Trong họa phẩm trứ danh này, hai vị Sứ thần được đặt vào bối cảnh đặc biệt, trông như một góc thư viện hoặc bảo tàng viện riêng của Bác học sĩ: Hai vị đứng dựa tay vào kệ cao bày những công cụ khảo sát Thiên văn, kệ dưới thấp dành cho Địa lý học. Ở phía trái kệ trên, ta thấy quả cầu biểu thị bản đồ thiên thể trên bầu trời nằm trong khung kinh tuyến, vĩ tuyến và có gắn dụng cụ đo lường góc độ, vị trí tinh tú… Kế bên là đồng hồ đo bóng mặt trời, cạnh đó là dụng cụ hải hành giúp thuyền trưởng nhắm hướng sao trên đường biển.
Một hình tượng bất ngờ mép tranh bên trái là hình Chúa chịu nạn trên Thánh giá để nói lên sứ mệnh cứu khổ nhân loại, đối điểm với sự phô trương phú quí trưởng giả cùng kiến thức khoa học uyên bác. Ở kệ dưới, ta thấy quyển sách mở, loại sách giáo khoa dạy môn toán số cho giới nhà buôn (xuất bản năm 1527). Phía sau quả địa cầu tượng trưng cho Địa lý học. Cây đàn lute thông dụng trong cung đình tượng trưng thú vui âm nhạc, văn nghệ và lạc thú ở đời. Một sợi dây bị đứt ám chỉ cái chết xảy đến bất ngờ của con người. Dưới cán đàn, cạnh cái compa là tập thi tụng của Tân giáo Luther. Gần đó là những ống sáo thường dùng trong dân gian thời đó.
Phía dưới chỗ đứng của hai thiên tài trẻ tuổi là hình phóng chiếu cái đầu lâu, nhắc nhở định mệnh của con người. Thông điệp luân lý của bức họa thật là trọn vẹn, sâu sắc. Phần lớn tác phẩm của Holbein là chân dung giới công hầu, mệnh phụ, quí tộc, nhưng có một số tranh ông vẽ dành riêng cho mình và người thân. Điển hình là tấm họa “Chân dung vợ và hai con nhỏ” – Philipp vaà Katherine ở ba nhân vật, họa sĩ cho thấy những gương mặt buồn bã, thiếu tình thương vì ông thường xa gia đình, sống cuộc đời lưu lạc do nhiều nguyên nhân như chính trị, tôn giáo, và tài chính nữa. Đây là một họa phẩm độc đáo, khác hẳn những bức vẽ chân dung thân chủ có vẻ “bề ngoài” khách quan, họa sĩ thường không muốn đi sâu vào nội tâm nhân vật.
Trong gương mặt sầu bi của vợ con, hiển hiện mặc cảm tội lỗi của người chồng bỏ bê gia đình, một tâm sự rất riêng tư mà họa sĩ không bao giờ thổ lộ bằng lời. Có lẽ bởi tâm trạng đặc biệt đó mà tranh chân dung dành cho khách thì không bao giờ ông “tò mò” đi sâu vào nội tâm họ. Trong nghề nghiệp ông luôn tự vệ bằng cách bảo vệ cái riêng tư của thân chủ, cố ý tránh lột tả tâm lý nhân vật trong tranh.
@Images & content from Wikipedia.com
Bài viết Lịch sử hội họa – Part 18: Thời Phục Hưng ở phương Bắc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây