fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 21: Nghệ thuật Baroque ở Bỉ

Vào thế kỉ 17, Bỉ (Flanders) là thành trì bảo vệ đạo Thiên Chúa, đối đầu với Tin Lành ở Bắc u thuộc quyền Tây Ban Nha cai trị. Trong khi ở Bắc, Bỉ giành lại độc lập. Nhưng về ảnh hưởng nghệ thuật vẫn đậm dấu ấn Tây Ban Nha cà cao trào chống cải cách. Dấu ấn Ta thấy ảnh hưởng đó rất rõ trong các tác phẩm của Rubens và Van Dyck

Trong vòng một thế kỷ, Tây Ban Nha có một đạo quân mạnh nhất Châu Âu, là nơi bị công kích mạnh nhất từ Giáo phái Cải cách thuộc Tin Lành. Bỉ ở phía Bắc, thu hồi nền độc lập, thì xử Flanders vẫn nằm dưới bàn tay Thiên Chúa giáo, luôn khép kín quan hệ với Tây Ban Nha và đặc biệt đối đầu với nhau về việc Cải cách Tôn giáo, tuy vẫn còn liên hệ về mặt lịch sử và tương quan nghệ thuật. Từ đầu thế kỷ 17, nền kỹ nghệ Bỉ (Flanders) phát triển mạnh mẽ, nghệ thuật tập trung ở Antwerp là nơi có nền văn hóa đa dạng.

Bức “Trọng tài Paris” – Peter Paul Rubens

Danh họa Baroque ở phía Bắc (Antwerp) nổi tiếng nhất là Peter Paul Rubens (1577-1640). Người ta xem ông là người mở rộng tinh thần của bậc thầy Domenichino, nhưng đã phát triển thật huy hoàng. Trong đó, pha trộn một cách tuyệt vời phong cách đồ sộ của Ý và sự trong sáng của Bỉ, được họa sĩ Rubens thể hiện. Tác phẩm của ông hòa quyện với nét Nhân Bản của Thiên Chúa giáo, kèm theo dáng nhục cảm đầy sinh khí và tinh hoa.

Năm 1600, Rubens Sang Ý du học, rồi dành cả chục năm thăm viếng miền đất Tây Ban Nha, kết bạn với nghệ sĩ đó, đặc biệt, thân thiết với một nghệ sĩ tài ba xuất sắc, đang ở lứa tuổi 22 đó là họa sĩ Velázquez.

Với lòng ngưỡng mộ một Velázquez, Rubens đã ghi nhận: “Tôi xem cả thế giới là quê hương tôi”. Ông đã mang tinh thần bao dung, đa phương này vào tác phẩm của mình. Ông cũng rút ra tinh hoa của thời Phục hưng Cực thịnh, và thể hiện nó thành mô hình độc lập, đầy bản sắc. Tranh ông vận dụng màu sắc thật nhuần nhuyễn, phong phú và tài tình qua sự kế thừa sâu sắc của danh họa đại gia ở thành Viên là Titian. Hình họa của ông kết thành từng mảng lớn, dường nền chạy thành vệt sáng như Michelangelo thường vận dụng.

TÁC PHẨM TÔN GIÁO CỦA RUBENS

Peter Paul Rubens, Phu nhân Deborah Kip và các con”, 1624-1640, khổ 178 x 165cm.

Ông sống ở thủ đô Roma một thời gian để nghiền ngâm họa phẩm của nghệ sĩ đương thời: Carravaggio, chứng tỏ tầm ảnh hưởng lâu bền của nó trong ông. Đặc biệt trong các họa phẩm tôn giáo của Rubens đã phản ảnh hình thức Baroque một cách chân thực. Chúng ta khó phân biệt họa phẩm tôn giáo với niềm tin của họ, vì thể nhập cùng họ, có điều chúng ta biết Rubens có tinh thần sống đạo, nó được bộc lộ rất rõ trong bức “Hạ xác từ thập giá”. Bức tranh này còn cho ta thấy ông chịu ảnh hưởng của bậc thầy Caravaggio trong cách mô tả, ánh sáng và hình ảnh sống động. Cạnh đó, là ảnh hưởng của đại gia Michelangelo về cách tả xác chết rất đạt.

Bức họa này còn treo trong đại thánh đường ở Antwerp. Trọng tâm bức tranh là hạ xác chết “bất động mà động”. Nên tự thân, tranh đã “nói lên tất cả”, bao gồm tình cảm, động tác. Nhất là xác Chúa, trì kéo xuống như thế rất khó nâng đỡ, như khó phát tiết tình yêu. Người dự cuộc hạ xác cho ta cảm giác họ đến đó với cõi lòng tan nát, như thể tâm hồn, thể xác họ cũng chịu hình phạt theo – sự đóng đinh của Chúa trên thập giá.

BẬC THẦY CHÂN DUNG

Rubens không chủ trương thoát ly thực tại, ông chưa hề lập lờ hạ thấp chân lý cho người dời dễ chấp nhận, ông để lộ những điều khiếm khuyết qua tầm mắt, dù người mẫu có thể không nhận ra họ, khi ra mắt giới thưởng ngoạn.

Peterv Paul Rubens, Bức “Phu nhân Deborah Kip và các con”, 1624-1640, khổ 178x165cm.

Một trong số họa phẩm chân dung tuyệt tác, mang tên “Phu nhân Deborah Kip, và các con”, lột tả một gia đình u sầu, lộ ra nét mặt dò hỏi của ba đứa lớn, đứa nhìn thẳng ra, mang vẻ do dự sẵn có. Ba trẻ đều đẹp nhưng có phần căng thẳng, đứa con trai lớn thì ánh mắt và vẻ mặt càng rõ hơn. Đứa bé nằm ngửa trong lòng mẹ thật ngây thơ, nhưng bà mẹ không giấu được nỗi u sầu không tên.

Ở đây, chồng bà – Công tước Balthasar Gerbier là người tàn ác, sống buông thả mà họa sĩ Rubens không muốn khỏa lấp đi. Trong tranh, bà mặc y phục lụa là quí giá, nhưng tình cảnh thật u buồn, sự giàu sang vẫn không giấu được điểm xấu đang lẩn khuất đâu đây.

MỘT ĐẠI SỨ TÀI HOA

Sinh lực sống động lại thêm tính tình hiền hậu khiến con người Rubens có sức hấp dẫn quần chúng. Ông thành công trên mọi sân khấu chính trị và nghệ thuật ở vùng thuộc địa Tây Ban Nha.

Hầu hết các hoàng thân và vương hầu ở Âu châu đều đã tiếp kiến Rubens và đều thán phục ông là bậc thiên tài. Rembrandt được Hoàng thái hậu Marie de Medici tuyển làm họa sĩ hoàng gia Pháp để giúp bà “cạnh tranh” nghệ thuật với chính con mình, vua Louis XIII.

Louis đến tuổi đãng quang năm 1614, nhưng tiếc thay, không được Marie công nhận khả năng cai trị. Bà tiếp tục nắm quyền nhiếp chính cho đến khi bị vua Louis dành lại chính quyền và lưu đày hoàng thái hậu về vùng tỉnh lẻ. Khi được tự do, trở về kinh, bà ở Cung Luxembourg, một tòa vương cung kiểu Baroque cực kỳ lộng lẫy bên tả ngạn sông Seine.

Peter Paul Rubens, “Tuyên Cáo Nhiếp chính của Henri IV”, 1621-1625, khổ 727x391cm.

Suốt năm năm, thái hậu Marie đặt họa sĩ vẽ 48 bức họa khổ lớn. Bà trầm mình trong thế giới nghệ thuật làm nguồn vui giải thoát. Một trong những kiệt tác của Rembrandt trước tiên phải kể đến họa phẩm “Uy linh dương quyền” trong “Tuyên Cáo Nhiếp chính của Henri IV”. một tuyệt tác trong thể loại tự sự. Bút pháp của ông cực kỳ nghiêm túc, chặt chẽ từng nói: màu, bố cục không thừa không thiếu một dấu phẩy, dấu chấm. Nó đạt mức tuyệt đỉnh trong hội họa cổ điển Tây phương.

Trên tường đối diện trong hành lang dài của lâu đài treo họa phẩm “Nữ Hoàng Chiến Thắng” với rất nhiều chân dung nhân vật trong triều. Kế đến là những bức họa thành công đáng ghi nhớ như Giáo huấn công chúa, Cập bến Marseilles, Ngày sinh Nữ thần Dauphin…

CON MẮT RUBENS

Rubens có cái nhìn về cái đẹp vào thân hình phụ nữ khác với người hiện đại. Vào thế kỷ 17, người ta ưa mẫu người tròn trĩnh.

Họa sĩ Rubens là một người được số phận ưu đãi nhất trong lịch sử hội họa, như: đẹp trai, mạnh khỏe, học rộng, nhạy cảm, vui vẻ, giàu sang, có biệt tài ngoại giao, được giới vua chúa quí mến. Hai lần hôn nhân đều được như ý. Trong giới hội họa, ông lại được tôn vinh là một nghệ sĩ thành đạt chưa từng có. Ông sáng tạo bằng cả tài năng lẫn tâm hồn. Ngay từ thời trẻ, ông đã vui say sáng tác, và trở thành “họa sĩ cung đình” ở Mantua (Ý). Năm 1609, lúc 32 tuổi, ông giữ chức họa sĩ cung đình dưới triều nữ hoàng Isabella Brussel.

Nét tài hoa của Rubens, nắng ở chổ mạnh mẽ, mà chuyển tải được ý thức sâu xa, sống động, không bao giờ lơi lỏng trong chủ đề. Hơn nữa, người ta còn cảm nhận được sự ngọt ngào mà ông truyền vào tác phẩm, được chắt lọc qua “cái nhìn của ông. Nhân vật ông vẽ đều như trao cho nhau sự tin tưởng trọn vẹn, biết chấp nhận sự sai biệt và tin tưởng nhau.

Bức “Trọng tài Paris” – Peter Paul Rubens

Một ví dụ cho ta thấy ở bức “Trọng tài Paris”. Paris ngắm các nữ thần khỏa thân thật yêu kiều, tuyệt mỹ theo cái nhìn của Rubens Nữ thần Vệ Nữ (Venus) trở lại, gây ngạc nhiên thích thú. Nữ thần Juno khoác áo lông thú, đúng là người thắng cuộc (Minerva, nữ thần thứ ba, nhìn ngang với ánh mắt tò mò thú vị). Huyền thoại trong biểu tượng đặc biệt này, khác hẳn với ý nghĩa cuộc chiến Thành Troy. Điều thú vị là nét cân bằng tuyệt vời giữa sự trẻ trung và nữ hoàng trần trụi mà nghệ sĩ đã để cho tác phẩm tự lên tiếng bằng giọng điệu trang trọng và thanh nhã.

TRUYỀN NHÂN CỦA RUBENS

Jacob Jordaens, “Bốn nhà truyền bá Phúc Âm”, năm 1625, khổ 118 x x134cm.

Rubens có một xưởng vẽ lớn ở Antwerp, thu nhận nhiều họa sĩ phụ việc. Trong số đó, có Jacob Jordaens (1593-1678), ông sát cánh với Rubens, vẽ nhiều phác thảo quan trọng, đẩy mạnh sự phát triển của xưởng. Đặc biệt, họa phẩm “Bốn nhà truyền bá Phúc âm”, miêu tả thật sinh động, sắc nét với đường cọ đậm đà, khác hẳn bút pháp của Rubens.

Sau ngày Rubens qua đời, ông đứng ra chèo chống xưởng vẽ, thực hiện nhiều tác phẩm để đời. Jordaens thường vẽ lớp người và đề tài có tính cách khiêm tốn.

VAN DYCK

Peter Paul Rubens, “Marchesa Brigida Spinola Doria”, năm 1603, khổ 99 x 152cm.

Ở miền bắc, phong cách một họa sĩ cùng thời, và tài năng có phần ngang hàng với Rubens là Anthony van Dyck (1599-1641). Cách vẽ của Dyck mang nét lịch sự, quí phái tựa những bức Rubens vẽ thời còn trẻ, như bức Doria.

Van Dyck cũng có bức Marchesa, phô diễn một mình phụ cao sang, bệ vệ – xuất thân trong dòng tộc lớn: Grimadi đã được Dyck vẽ để đời. Ở đây, Dyck đã ngắt bỏ bớt tính “trần tục”, khác với lối diễn tả của Rubens. Thay vào đó là nét lịch lãm, tâm lý cao quí. Ông đưa ra nét so sánh giữa bà chủ cao quí, và kẻ phục dịch che dù, ở hai đẳng cấp. Nay xem hai bức, ta thấy cái đẹp của Rubens, lộ ra hết, trong khi bức của Dyck lại tinh tế.

Anthony van Dyck, “Vua Charles nước Anh đi săn”, năm 1635-1638, khổ 207-266cm.

Vẽ tranh sinh lợi là nghề của van Dyck. Ông đã trải qua thời gian ngắn vẽ ở xưởng vẽcủa Rubens, Dych du lịch nhiều nơi, ưa đâu thì ghé lại vẽ vời. Đến năm 1632, ông mới lấy triều đình Anh làm điểm dừng bước. Dưới sự ưu ái của Đại đế Charles I, ông tha hồ phát huy tài năng và trở nên một bậc thầy vẽ chân dung, mở ra ảnh hưởng sâu sắc ở Anh và châu Âu. Bức nào ông vẽ đức vua, ngài cũng dán mắt vào xem, bức thì vẽ cảnh cung đình, bức thì ngồi chễm chệ trên lưng ngựa hay lúc ngài mặc giáp trụ. Bức vẽ “Charles I nước Anh đi săn”, bày ở bảo tàng viện Louvre, có thể liệt vào hàng đại danh tác. Với tài năng xuất chúng, Dyck mô tả một hình tượng oai hùng, nhưng không kém phần học rộng, biết nhiều, ưa cả sự vận động dã ngoại. Toàn cảnh, toát lên vẻ thanh lịch, sang trọng. Được vua Charles phong tước Hiệp Sĩ và ông rất xứng đáng với danh hiệu đó.

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 21: Nghệ thuật Baroque ở Bỉ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Năm 31, 2019
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.