fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 22: Baroque ở Tây Ban Nha

Tội họa ở Tây Ban Nha trong thế kỷ 17, chịu ảnh hưởng sâu đậm Ilcủa tôn giáo, phát xuất từ lòng mộ đạo dưới triều cua Hapburg. Vua Philip II, III và VI bảo bệ cho chính thống giáo khỏi sự xét hỏi của tòa án Dị giáo – một hội đồng xét xử mọi hành vi “Dị giáo” gồm cả giáo dân Tin Lành. Phong cách Baroque ở Tây Ban Nha, lấy đối tượng thiên nhiên làm đề tài, mặc dù trong đó cũng có tranh huyền thoại và tĩnh vật,

Jusepe de Ribera, “The Flaying of Marsyas”, khổ 234-183cm.

Mặc cho tình hình tôn giáo dưới triều đại Hapburg rất căng thẳng, nhưng ảnh hưởng của bậc thầy Caravaggio vẫn để lại dấu ấn rộng rãi vào đầu thế kỷ 17. Bảng màu sậm tương phản mạnh mẽ, rất hợp với truyền thống hội họa Tây Ban Nha ở điểm ảm đạm, đường nét hiện thực, đặc biệt môn điêu khắc tôn giáo. Trường phái “Caravaggism”, đã sớm thành lập nhờ họa sĩ tiên khởi Jusepe de Ribera (1591-1652). Ông dùng màu sậm, và thường xen vào những ảnh hưởng bất thường. Khi sang Ý, ông tới thẳng La Mã, tiếp nhận ảnh hưởng của Caravaggio, rồi đến thành phố Naples, nằm dưới quyền của triều đình Tây Ban Nha, và ở lại Ý đến cuối đời, gặt hái toàn sự thành đạt như ý. Trong tranh tôn giáo của Ribera, người ta cảm nhận được lòng mộ đạo, xen lẫn thú vui trần thế hơn tranh Caravaggio và ngang tầm ở mức độ đau đớn và sự đau khổ trong bức tranh huyền thoại. Ông vẽ thần Apollo trừng phạt Marsyas bằng sự lột sống da. Marsyas thách thần Apollo thổi sáo và thua cuộc, nên tùy Apollo muốn phạt cách nào tùy ý.

Ribera tìm người mẫu để vẽ trong giới ăn mày, rồi cứ thế về y theo. Người mẫu phô ra các điểm bất toàn như răng sâu, thân hình vặn vẹo, da dẻ cáu bẩn đã thổi luồng gió hiện thực, dẫn đường vào nền hội họa thế kỷ 17.

VELÁIQUEZ, THIÊN TÀI TÂY BAN NHA

Diego Velázquez (15991660) thành danh họa sĩ từ trước 20 tuổi. Ông tiếp thu ảnh hưởng Caravaggio để rồi vượt cao, trở nên bậc thầy hội họa thế giới. Màu của ông tỏa sáng, sống động không kém những bậc thầy từ thời Phục hưng. Ánh sáng trong tranh ông đủ sức đối chiếu với bóng tối trong danh tác Mona Lisa. Độc đáo nhất là họa sĩ đã thu gọn thời gian vào không gian một họa phẩm.

Diego Velázquez, “Las Meninas”, 1656, khổ 276 x 320cm.

Las Meninas (Quý nhân), cho thấy quan điểm nghệ thuật của Velazquez. “Độ cao kỹ thuật không thiếu tầm sâu nghệ thuật ở nhân tâm”. Chính vì tâm đi ra này, Las Meninas được tôn là kiệt tác phẩm, hiện được bảo toàn trong tủ kính chống đạn trên tầng cao của Bảo tàng viện Prado ở thủ đô Madrid.

Mới vào nghề, Velázquez đã được chọn vào các công trình lớn do vua Philip IV mở ra. Trong đó, bắt đầu xây tòa lâu đài xa hoa, gọi là Buen Retino xây từ năm 1631 đến 1635 gồm nhiều phòng để trưng bày 800 bức tranh. Đại sảnh đường (Hall of Realms) treo 27 họa phẩm của các họa sĩ Tây Ban Nha, có cả bức Breda qui thuận của Velázquez, kèm một số tranh của Zurbarán. Sau đó, đức vua cho khởi công một khu săn bắn trên khuôn viên lâu đài Pardo, gọi là công viên Torre de la Parada. Velázquez là họa 3 nước ngoài, đã vẽ chân dung cho thái tử Balthasa Carlos mới đăng quang, và hai anh hề, một người tên là Francisco Lezcano.

Diego Velázquez, “Chúa trên Thập giá” 1631-1632, khổ 169 x 250cm.

Cách hòa màu của Velázquez khác hẳn các đồng nghiệp trong triều. Họ thấy ông về màu sắc thô tháo, vệt cọ nhấp nhô, nhưng lạ thay khi ngắm nó từ xa, họ thấy các nét và màu sắc lởm chởm kia kết thành hình họa thật kỳ diệu. Hãy xem dải ren ánh vàng, nữ trang óng ánh, đối má ửng hồng trẻ trung, hay cái đầu già nua cúi gầm… Velázquez đều nắm bắt và vờn vẽ cho ta xem một cách say mê, thích thú. Ngay cả hình tượng tôn giáo ông cũng mô tả đến nơi như trong bức Chúa trên thập giá, đã lộ hết nét sầu bị đến cùng đích.

Diego Velázquez, “Franc 2 Lezano”, 1636-1638, khổ 83 x 107C

Ở đề tài vẽ hề cung đình ông khéo tả nét ngộ nghĩnh, nhưng xem kỹ, lại khoác tính cách buồn thảm đến rơi lệ, so với bức ông vẽ Chúa bị đóng đinh, như có sự liên hệ bí ẩn.

Diego Velázquez, “Vulcan – Tổ thợ rèn”, năm 1630, khổ 290 x 223cm.

Trong thể loại huyền thoại, ngọn bút thần kỳ của ông cũng thổi vào một tinh thần tôn giáo, tương thông với tinh thần nhân bản. Khi vẽ Vulcan, tổ thợ rèn, ông đã biến nó thành một tác phẩm bậc thầy, trong đó một bên là nhân vật thần kỳ, hiện xuống từ một thế giới khác, thân hình trẻ trung, đầy sức sống trên đầu phát tia hào quang. Tự tin sẽ làm nhóm người lao động kia hiểu được mình. Bên kia, là mấy thợ rèn, ai nấy đều lực lưỡng, tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng không sợ hãi. Hai bên tuy không hiểu biết nhau, nhưng ở đây, Valázquez có thể bấm bụng cười thầm vì trò đùa đáng yêu này.

ZURBARAN: LỜI NGUYỆN LẶNG LẼ

Francisco Zurbarán, “Tinh Vật Cam’, 1633, khổ 110 x 63cm.

Họa sĩ Francisco Zurbarán (1598-1664), là người đồng thời với Velázquez, họ cùng thành phố Seville. Zubarán là họa sĩ vẽ tĩnh vật siêu đẳng; bức “Tĩnh vật cam”, tuy vô tư nhưng nó lại có tác dụng như một lời nguyện thầm lặng, lại vang vọng trong “ánh mắt” người xem và không kém phần “tôn nghiêm”.

Francesco Zurbarán với tác phẩm “Thánh Bonaventura qua đời”, năm 1629khổ 225 x 250cm.

“Thánh Bonaventura qua đời” là một họa phẩm mang ý nghĩa trong sáng, một biến cố không biến động. Tác phẩm như nằm giữa thời gian vô biên, khoác vào cái thấy trong cái vô hình, nói lên ý nghĩa của nó. Diễn viên trong bi kịch nổi bật ở nguồn sáng trước đêm vô tận, tác giả lấy cái chết của một vị thánh làm chủ điểm, rất đắc dụng. Bí ẩn trong hành trình từ sinh đến tử, được trình bày cho người xem nắm bắt “sờ mó được”.

QUÊN LÃNG BẬC THẦY

Có thể nói, một họa sĩ bậc thầy quan trọng trong nền nghệ thuật Tây Ban Nha, sau hai bóng dáng vĩ đại Velázquez và Zurbarán, lại cùng sống dưới thế kỷ 17 ở thành phố Seville là Bartolomé Esteban Murillo (1617-1682). Đáng buồn là Murillo bị người đời phê phán thiên lệch ngay vào yếu điểm. Chỗ mềm mỏng của ông nằm về mặt cảm tính. Điều sai lầm là họ nhắm vào đó mà đánh đồng cá tính và giá trị trong tài năng của ông. Thực ra, ông không mạnh mẽ và sâu xa như Velázquez và Zurbarán, nhưng bù lại ông có sự mềm mỏng, dẻo dai kèm theo chiều sâu của nó. Tài ba của Murillo có thể khiến người thưởng ngoạn bị thuyết phục bằng những hình tượng thần thánh.

Bartolomé Esteban Murillo, “Thánh gia” (The Holy Family), năm 1650, khổ 188 x 145cm

Người đời nay chấp nhận cuộc đời có hai mặt tốt xấu mà Murillo lại quá thiên về lý tưởng, quá dịu dàng. Ước muốn hiện thực của chúng ta, đi ngược lại tình yêu và hiểu biết gia đình của Murillo. Chúng ta ngạc nhiên thấy sự thể hiện dịu dàng trong tranh của ông. Hãy lấy bức”Thánh gia” ta thấy vẻ dịu dàng của Thánh Giuse như thiếu vắng nét biểu tượng mà ta hằng trông đợi, nhưng lại ẩn sự thu hút, càng ngắm, càng hay. Chúa con và con chó con, được mô tả đầy nét yêu thương.

Bartolomé Esteban Murillo, “Hai phụ nữ bên cửa sổ”, năm 1670, khổ 106x127cm.

Nhưng có lẽ chúng ta tán thưởng tài năng của ông hơn cả, là tính cách trường tồn nằm trong tranh, tuy nó không vĩ đại. Trong bức “Hai phụ nữ bên cửa sổ”, ghi lại bao nét rực rỡ từ ánh mắt đep mượt mà, có điều gì hiểu biết trong hai khuôn mặt. Một người, như bà chị chăm sóc cô chủ, chị ta che nụ cười sau góc khăn, nét cười lan hồng trên má. Mắt chị lấp lánh đằng sau nụ cười cô chủ, vì đã thấy và hiểu cuộc đời hơn cô chủ. Về điểm này, Murillo quả là một bậc thầy lột tả được nét tinh tế, thể hiện hai nét mặt một già, một trẻ.

Trong họa phẩm tuyệt tác này, gờ cửa xắn thẳng xuống và bệ cửa sổ lại đóng khung cho hai nhân vật, mà cô gái diễn tả tình cảm với ánh mắt nhìn đời chua xót, nhưng họa sĩ đã phú cho chị kia sự lựa chọn mộc mạc, khéo gói trong nét mặt thể hiện.

TẤM THÂU THỊ

Các tỉnh hợp nhất ở Bắc Hà Lan tuyên bố độc lập năm 1579 Lượt cảnh chiến tranh kéo dài và đây lui quân Tây Ban Nha khỏi đất nước họ bằng hiệp ước Münster, ký năm 1648. Trở thành . nước theo đạo Tin Lành, được tự do phát triển theo truyền thống của họ. Một trật tự văn minh mới được ra đời, dựa trên công lý và tự chủ. Các nhà thờ được dọn quang theo tinh thần Tôn giáo Can Vin (Calonist) Hội họa cũng đổi mới, nhằm vào tính hiện thực, cốt đơn giản cuộc sống bình thường.

Ta có thể khó nhận ra họa sĩ Rubens (1577-1642) và Rembrandt (van Rijn, 1606-1669) cả hai là người cùng thời, sống tới giữa thế kỷ 17: Rubens ở xứ Flanders (thủ đô Antwerp), còn Rembrandt ở phía Bắc (thủ đô Amsterdam) thuộc khối Hợp Nhất, nay là Hà Lan.

Họa sĩ Rubens lớn tuổi hơn Rembrandt, ngả về cổ điển và danh tiếng nổi như cồn, mang nặng tính cách Hà Lan; tuy nhiên cái nhìn của ông tự phát, không lệ thuộc dòng cổ điển. Trong khi, ở Rembrandt, chúng ta thấy rất gần gũi với ông vì có lẽ ông rất đam mê chân dung tự họa. Chính lý do đó giúp chúng ta có thể dõi theo từng nét tình tự trong đời ông, nó cũng giúp ông sống một cách phóng khoáng theo sở thích, đồng thời còn thu thập vô vàn lợi lộc, mà chỉ cần trổ tài vẽ chân dung cho mình và cho người. Rembrandt là người biết sống quân bình từ nội tâm lẫn bề ngoài. Ông là bậc thầy điều khiển nét cọ và chất liệu thể hiện trên hóa phẩm, lột tả tính cách và thần thái nhân vật một cách kỳ diệu.

Rembrandt, “Móc mắt Samson”, năm 1636, khổ 236 x 300cm.

Rembrandt xuất thân trong một gia đình trung lưu, cha ông là chủ nhà máy xay bột mì. Vào thời kỳ này, giai cấp trung lưu vươn lên rất mạnh mẽ, điển hình là một nghệ sĩ có óc sáng tạo vượt trội như Rembrandt. Ngay từ lúc còn trẻ, ông đã được xã hội nông nhiệt đón nhận vào hàng nghệ sĩ sáng chói. Các họa phẩm ban đầu của ông thiên về nhạc kịch câm, đặc tài của ông là khéo gợi lên những nét tinh tế của nhân vật. Vẽ đề tài mô tả chuyện tích trong thánh kinh, qua bức Móc mắt Samson, ông đã đạt đến cảnh giới siêu tuyệt. Xem nó, chúng ta chợt rùng mình trước cảnh tượng dã man, tàn bạo khi lưỡi dao thọc vào con mắt vô phương tránh né của vị anh hùng một thời ngang dọc, thì nay dành chịu bị móc mắt một cách dễ dàng. Trong khi chàng dúm người vì đau đớn cùng cực, thì kiều nữ Deliah ù té bỏ chạy, không dấu khỏi sự kinh hoàng cao độ. Qua họa phẩm, ta thấy ngay yếu tố cường điệu cực điểm của cây cọ miêu tả đến độ siêu tuyệt.

Rembrandt, “Chân dung tự họa lúc tuổi 21”, năm 1627, khổ 16 x 20cm.

Chân dung Tự họa lúc 21 tuổi, tô màu sẫm và tạo vẻ bí ẩn khi còn trẻ, có lẽ đã dự phần vào làng “nghệ sĩ”. Bức tự họa của Rembrandt vào tuổi trung niên, phản ảnh rõ nét mặt đã thành đạt, ẩn sự tự tin, nhìn ra chăm chú, mà vô tư. Sang bức tự họa cuối đời (10 năm trước khi qua đời) lúc đó ông khá nghèo nàn, nét mặt tuy hằn rãnh thời gian, nhưng đã gỡ bỏ mọi kỳ vọng, ánh mắt đạo mạo như không lưu tâm đến cảnh đời mà chỉ tự ngắm mình, tự xét mình một cách thẳng thắn, chân thực. Đây là một họa phẩm tự thú, gây xúc động chưa từng thấy của một họa sĩ tự họa, đẩy nghệ thuật lên mức tối thượng, nhưng lại phát xuất từ một thất bại riêng tư.

Rembrandt, “Chân dung tự họa”, năm 1659, khổ 66 x 83cm,

CHÂN DUNG DIỄN NGHĨA

Rembrandt, “Phụ nữ cầm quạt lông chim”, năm 1660, khổ 83 x 100cm.

Rembrandt là đại họa sư về mặt diễn tả tình tự chân dung. Đôi khi, trong bức chân dung ông chỉ ngoáy một vệt màu vào đó để nó “nói lên” từ tâm tư người xem tranh, “Chân dung Phụ nữ cầm quạt lông chim”, khiến người xem như đắm hồn vào nỗi u buồn một cách can đảm và sáng suốt, Vậy chúng ta thấy các điều đó ở đâu? Sao ta biết chắc rằng người phụ nữ kia có một cuộc đời u sầu và niềm vui khác thường? Để vận dụng thủ pháp nghệ thuật biểu cảm, Rembrandt chỉ cần vẽ bà ta ra “đúng như thật”, cho ánh sáng chiếu ra chập chờn như thế trước kia, đây là một gương mặt đẹp đẽ, yêu kiều. Đôi tay tuyệt mỹ, thoải mái cầm quạt lông chim (đà điểu) phe phẩy. Đôi khi, ông “kể chuyện” bằng hình và sắc, để mỗi người xem tùy kiến thức đã có, mà tự hiểu ra. Bức Joseph bị oợ Potiphar cáo buộc, trích từ một biến cố trong sách Sáng Thế Ký, gợi ý nhiều họa sĩ lấy đó làm đề tài. Lão Potiphar có vợ trẻ, theo đây bà vợ cáo buộc chàng nô bộc trẻ trung đẹp trai mưu toan cưỡng hiếp bà. Joseph – sau này trở thành vị anh hùng dân tộc – ông cự tuyệt bà chủ ve vãn, nhưng lại bị bà vụ cho tội toan hiếp dâm.

Rembrandt, “Joseph bị vợ Potiphar buộc tôi”, năm 1655, khổ 97 x 105cm.

Ở đây, Rembrandt không nhằm phân biệt điều thiện với cái ác, công và tội. Nhân vật chính là bà vợ có cặp mắt quỷ quyệt, cử chỉ gượng gạo, không thu hút được lòng tin của ai. Trong khi Potiphar buồn bã lắng nghe trong bóng tôi, tỏ vẻ bất tín, ông biết rõ Vợ cũng như đầy tớ của mình. Tinh thần độ lượng đã khiến ông bó tay. Rembrandt khéo làm người xem thấy được bao sự buồn phiền giữa ba bên, chẳng ai tin ai, lại thù ghét sự dối trá. Bỏ qua tình vợ chồng keo sơn, Joseph bị bêu xấu, mà chẳng hề khẳng định, chẳng chống đối, và cảm động nhất là không tự xót xa. Chàng trai quá rõ Potiphar không sao tảng là trò đóng kịch của vợ. Chỉ tội cho Joseph lâm vào tình cảnh nan giải, đành chịu trận. Họa sĩ không tỏ ra bất cứ dấu hiệu công khai nào, vì ông ngầm làm ta hiểu, chỉ Chúa mới rõ lòng chàng, khiến chàng an lòng để mặc thiếu phụ ăn vận xa hoa, tự xử với lòng bà, bàn tay phân bua của bà không chỉ thẳng vào chàng trai, mà chỉ áo choàng đỏ của chàng, vắt cuối giường bà. Tay kia bà ép lên ngực tỏ vẻ đau lòng.

Bà chịu đựng, không phải chỉ vì bị chàng trai trẻ từ khước tình dục, mà còn do nhận biết thân phận hẩm hiu của mình. Rembrandt diễn đạt tính tình người nữ đồng thời lột tả thái độ thiếu tin tưởng của người chồng, tay hờ hững với qua ghế chứ không chìa ra cho vợ.

Họa sĩ để cho ánh sáng và màu sắc tự nói lên sự trình diễn biến từ nội tâm nhân vật đến ngoại cảnh bao quanh họ. Chính ánh sáng hình sắc đó tỏa sáng hào quang phong cách của một bậc thầy hội họa.

TÂN GIAI NHÂN DO THÁI

Rembrandt, “Tân giai nhân Do Thái” (The Jewish Bride), 1665-67, khổ 168 x 122cm.

Rembrandt để lại bức họa không tên, nhưng đời sau dựa vào vài chi tiết ở áo cưới để đoán nhân vật là người Do Thái giáo. Tuy chỉ là hai người vô danh, nhưng họa sĩ cho ta biết rõ là họ đã thành thân, sống đời vợ chồng rồi. Bàn tay người nữ đặt dưới bụng có thể là cử chỉ trân trọng hay âm yếm bào thai mới nhú lên. Bàn tay chồng đặt nhẹ nhàng lên ngực vợ gần bảo vật đeo dưới dây chuyền hẳn là tặng vật ngày cưới. Bàn tay vợ ấp ủ, trân trọng tay chồng trên ngực, mọi cử chỉ cộng hưởng với ánh mắt âu yếm, thầm lặng mà nồng ấm, lan tỏa bầu khí riêng tư của đôi tình nhân trung niên này. 

TĨNH VẬT TRUYỀN THỐNG

Willian Heda, “Tĩnh Vật”, năm 1637, khổ 55 x 45cm.

Tinh thần loài người là mãi phấn đấu đạt đến đích hợp nhất, quyến rũ. Với Rembrandt thì vẽ tĩnh vật không lôi cuốn ông mấy, nhưng ta vẫn thấy vài họa phẩm thuộc loại này ông vẽ rất xuất sắc. Người ta cho rằng “vẽ tĩnh vật là một lời tuyên ngôn”, riêng Rembrandt lại dặt dấu hỏi. Tuy nhiên với Heda lại khác, tranh tĩnh vật của ông là một sự tò mò vô tận, Heda, tên thật là Willem ClaesZ, 1597-1680. Bức “Tĩnh vật”, vẽ bàn ăn tỏa sáng nào ly, đĩa thức ăn còn thừa để ngổn ngang… được vẽ một cách thật trang trọng.

Cái vĩ đại trong thể loại tĩnh vật là sự vĩ đại của từng phần cũng như trong tổng thể. Cảnh này vẽ sau bữa ăn, những hạt chưa tách ra, là một nguyên thể còn y trong nó. Cái ly long lanh trong suốt khiến người ta có thể xem từng chi tiết một cách thú vị, Xin chú ý lưỡi dao viên sáng thế nào, xem đáy ly hình chuông biến đổi sắc độ ra sao, khi ta thấy suốt qua đó. Heda mô tả viền miệng ly, bày ra nét khúc xạ qua ánh sáng chiếu vào.

Jan de Heem, “Bình hoa”, năm 1645, khổ 57 x 68cm.

De Heem (tên thật là Jan Davidsz, 1606-1683) vě “Bình hoa” mang tính thực tại, tỏa sáng, muốn vươn tới đối cực trong thể loại này. Trong khi, tranh Heda lặng lẽ thì tranh của Heem khua vang lạc thú. Cả hai đều muốn nhấn mạnh với ta ý nghĩa thông thường trong họa phẩm của họ và đều đạt được tâm tình muốn bày tỏ, chẳng khác gì họa phẩm của Rembrandt. Người ta có thể ngờ tranh tĩnh vật của nghệ sĩ Hà Lan trả lời người xem bằng ngôn ngữ thầm lặng của thể loại này. Nó đòi người nghệ sĩ phải đủ tài phát huy nốt lên bổng, xuống trầm của bức họa. Vậy họa sĩ Hà Lan vẽ phong cảnh có gợi cảm không?

VERMEER TRONG CÕI TRẦM LẶNG

Jan Vermeer, “Người cân nữ trang, khoảng 1664, khổ 38 x 42cm.

Tranh Vermeer tạo một cảnh giới trầm tư thanh tịnh, cô đơn mặc dù trong cuộc sống thường nhật, Vermeer sống trong gia đình ồn ào giữa 11 người con với dâu rể đầy đàn. Họa phẩm “Woman Holding a Balance (Người cân nữ trang)” tiêu biểu cho một lối hiện thực độc đáo Hà Lan vào thế kỷ 17. Vermeer chuyên về đề tài bình dị trong đời sống hàng ngày: những người phụ nữ làm việc nhà, viết thư, chơi đàn. Bút pháp hiện thực của ông đạt độ miêu tả cực kỳ chính xác mà thi vị vô cùng. Hình thức cũng giản dị mộc mạc như đề tài, cái vẻ bình dị đến độ khiến ta ngạc nhiên, tự hỏi nó đẹp ở chỗ nào và ý nghĩa ở điểm nào.

Thể hình nhân vật nữ của Vermeer nếu không “xấu” thì cũng không thể gọi là “người đẹp” được. Ông không vẽ khỏa thân, phải chăng là vì thiếu người mẫu có thân hình quyến rũ. Tại sao Vermeer chỉ để mắt đến người nữ tì rót sữa vừa mập vừa thô? Người cân vàng ngọc thì mặc áo, choàng khăn, kín đáo từ đầu đến chân.

Hình như họa sĩ cố ý loại trừ mọi vẻ đẹp phô trương thể hình bề ngoài để hướngnhìn vào cái đẹp đích thực của hội họa ở bố cục hình sắc. Ông còn vận dụng những họa tiết, hình tượng ẩn dụ để khơi lên nội dung tư tưởng thâm trầm ấn hiện trong vùng tối ở hậu cảnh bức họa. Người ta cho là Vermeer vẽ hình tuy phóng lớn được nhưng vẫn không thật, không tinh tường lắm. Chỗ độc đáo của nó là chép lại bóng sáng tối, thu nhỏ cảnh vật thật. Mỗi cái đều được vẽ lại rõ ràng hình dạng và tinh túy nội tại.

MỘT THÀNH PHỐ THĂNG HOA

Jan Vermeer, “Cảnh bến Belft (View of Delft), năm 1658, khổ 117 x 100cm.

Nhà văn Marcel Proust (Pháp) đã dùng cả đời văn học của ông vào sự phục hồi sức sống, ký ức để tư tưởng về bức “Cảnh bến Belft”, là tác phẩm vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Người ta thấy bức họa không khoa trương, như ta về đất đai, phong cảnh ở một thành phố Hà Lan. Vermeer không phát minh, chỉ tả lại cảnh tượng, không thêm bớt, trả lại nét vốn có của nó.

Thành phố với bến tàu qua bóng nước và thánh địa Jerusalem an bình. Sự khác biệt thật sâu xa, nhưng không vô lý ở chỗ cảnh trí pha trộn những nóc nhà, ngọn thápmột cách đơn giản, vùng sáng đối lại bóng bến nước thật nhịp nhàng. Trên khung trời, mây mưa cuộn lên, rồi tỏa ra để lộ bầu trời cao xanh.

Vermeer, “Chị đầu bếp”, năm 1656-1661, khổ 40 x 45cm.

Bên bến, có vài bóng người bé xíu, trông sinh động như thể họ là ta, tuy ta chưa ở đó. Tàu thuyền cặp neo bến bờ bình an tưởng như cảnh “Thiên Đàng Tại Thế”. Ngắm sang bức “Chị đầu bếp”, ông cho ánh sáng thấm đẫm góc bếp một cách lặng lẽ. Chị bếp đang đứng rót sữa, ta thấy dòng sữa như tỏa sáng, thời gian dường như chúng lại, ánh sáng như làm bừng sáng thân trên, soi rọi tận đáy hồn và mãi mãi thánh thiện. Nét đơn giản của khăn xanh thoáng lóe lên trước mắt ta, nó không đẹp, nhưng là cái đẹp nhờ ánh sáng phát quang. Nét mặt quê mùa, mộc mạc như hòa nhập vào việc làm. Hơn cả ta suy ngẫm, Vermeer đã phải nhập vai khi vẽ chị bếp. Ông đích là một nghệ sĩ thực thụ, nhưng khiến ta sửng sốt khi ông đã bị bỏ quên qua bao năm.

KẺ BẤT CẦN ĐỜI

Frans Hals, “Chân dung Willem Coymans”, năm 1645, khổ 63 x 77 cm.

Họa sĩ Frans Hals (1582/83-1666) cũng là một trường hợp bị đời thờ ơ, nhưng không giống Vermeer. Ta có thể thông cảm với gia tộc Caymans giàu có, thấy bức họa chàng trai Willem Comans, vẽ một cách vội vã, đường nét thô, xếp nếp như cổ tay áo và ánh sáng chiếu lên nét mặt, mang tính nhục cảm. Tuy nhiên, chính Willem có thể rất ưa thích tranh vẽ mình (Ông này bảo trợ cho họa sĩ).

Willem là một người có máu liều, chơi ngông. Ngàn vàng đổi một trận cười như không, chàng họa sĩ không đào sâu cá tính nhân vật như danh họa Rembrandt, hoặc ngắm người mẫu dưới ánh sáng huy hoàng như Vermeer.

Frans Hals vào làng hội họa bằng một loạt tranh chân dung, mở đầu bằng bức Kỵ Sĩ Cười nổi tiếng, tiếp theo là những bức phác họa loại người sống lang thang, say sưa chè chén đều được vẽ vào những năm từ 1620-1625. Hals múa bút, vẽ nên đủ loại mặt dễ thương và đáng ghét. Gia đình ông tới thành phố Anwerp (Hà Lan), ở khu Hearlem (thuộc miền Bắc theo đạo Tin Lành), từ lúc còn nhỏ xem tranh người ta cứ tưởng ông sống ở miền Nam (vùng có đông người Thiên Chúa giáo), mới có phong cách buông thả, lộ rõ trên tranh như vậy. Hals vẽ những gì ông nhìn thấy, tưởng như liều lĩnh, bất cẩn. Ông vẽ khéo như người làm xiếc đi trên sợi dây chắc, mảnh, nhưng không hề sơ xuất trong nét cọ. Người ta ngạc nhiên thấy ông diễn tả một cách dễ dàng ở chỗ cần nhấn mạnh, bắt mắt. Xem ông vẽ điều “khó nhất, bằng cách dễ nhất” theo cách nói của một người Mỹ bàn về hội họa.

Hals là họa sĩ giỏi điều khiển ánh sáng, tạo nên phẩm chất tinh tuyền trong tranh. Nhưng vào cuối đời, ông sống rất nghèo khổ, chính cuộc sống ấy đã in dấu ấn, đánh dấu tài năng vĩ đại của ông bằng những họa phẩm lưu danh thiên cổ.

Frans Hals, “Ban điều hành trại tế bần Haarlem”, năm 1664, khổ 250 x 170cm.

Bức “Ban điều hành trại tế bần Haarlem”, được họa sĩ vẽ không lâu trước khi qua đời, đây là một tác phẩm đặc biệt quan trọng. Vẽ bức này, ông đã quên mình, trổ hết kỹ thuật điêu luyện, phô bày các bà trong ban điều hành có dáng mệt mỏi, nhưng vẫn rõ cá tính mỗi người, gắn kết nhau trong nhiệm vụ điều hành.

HỘI HỌA HÀ LAN

Tranh của Pieter de Hooch (1629-1684) bày cạnh tranh Vermeer sẽ khiến ta thấy Vermeer thật tài tình. De Hooch, một nửa là Vermeer, vì màu sắc ông dùng, nhưng về cái gọi là thần tình thì chưa đủ. Nửa kia là Hals, thấm vào tranh ông và khiến nó tương thông với cảm nhận của chúng ta.

Pieter de Hooch, “Sân nhà người Hà Lan”, năm 1660, khổ 68 x 58cm.

Điều này ta có thể xem là Hooch rất có duyên, tuy chưa ngang tầm với các họa sĩ đại gia đương thời. Ta hãy xem bức “Sân nhà người Hà Lan”, tạo sự gần gũi với ta như các nhân vật ở đó được chụp lại bằng máy ảnh. Cảm nhận thực tại này thật quyến rũ lòng ta. Trông cô bé con, ta cảm thấy bé sắp di qua cánh cửa dàng kia, như ý ta. “Cái sắp” của một động tác sắp xảy ra như ánh sáng, thời tiết, làm và chơi vậy.

Jan Steen, “Giải trí ngoài vườn”, năm 1652, khổ 27 x 33cm.

Cảm giác thời gian ngừng đọng, rồi trôi đi như “cái đẹp” trong bức “Giải trí ngoài vườn”, do Jan Steen (1626-1679) vẽ. Các họa phẩm của Jan đều tỏa ra sức sống mộc mạc nông dân thanh nhàn và không khí vui vẻ. Bức này mô tả cảnh tượng một chiều chớm hạ, cho người xem một thoáng riêng tư êm đềm.

Albert Cuyp, “Chăn bò bên sông”, năm 1650, khổ 73 x 45cm.

Đây cũng là đề tài Albert Cuộp (1620-1691) thường vẽ, cuộc vui thú phần lớn tận hưởng gần dàn bò sữa, diễn ra dưới bầu trời rực ánh thái dương như một thiên đàng tại thế. Đàn bò đứng yên bên bãi biển nước lặng, Con thuyền từ từ lướt đi dưới nắng chiều. Khiến ta cảm nhận được sự thanh bình, yên ả. Nắng chiều với đàn bò, xem ra không mấy thú vị về mặt nghệ thuật, tuy nhiên nghệ thuật Baroque cho ta thưởng thức cái đẹp tự nhiên như thế này. Họa sĩ, thường “chỉ ra” cái đẹp trên cạn, dưới nước, đồng ruộng mênh mông, núi rừng uy nghi trong nghệ thuật xưa và nay.

Jacob van Ruisdael, “Cảnh rừng”, năm 1660-1665, khổ 130 X 105cm.

Jacob van Ruisdael (1628 đến 1682), với bức “Cảnh Rừng”, cây cối rậm rạp, thấp thoáng ánh nước và đường chân trời từ rễ cây trốc gốc, chỉ lên bầu trời tăm tối, chia tay con người mà không thuyết lý dài dòng, làm tâm tình người ta rối mù. Đây chính là nghệ sĩ vẽ phong cảnh bậc thầy ở Hà Lan. Cảnh tượng này nhuốm màu tang thương, nhưng không làm người ta vào đường tuyệt vọng. Chú Jacob – Salomon van Ruisdael (1600-1670), vē cảnh sông nước cũng thần tình như vậy.

Pieter Saenredam, “The Grote Kerk, Haarlem”, năm 1636-1637, khổ 82 x 60cm.

Họa sĩ Pieter Saenredam (1597-1665), chuyên thể hiện quang cảnh nội thất thánh đường, như trong bức “The Grote Kert, Haarlem”. Vẽ bức này, ông đã vận dụng ánh sáng một cách tuyệt vời, làm trong thánh đường sáng rực, chiếu rõ từng mảng khối trong lặng lẽ, ta thấy tài ông như tương quan với lối diện tả sâu thẳm của Vermeer, nhưng xem kỹ, lại vừa xa lạ, vừa gần gũi. Ý nghĩa “nội thất” như bị cuốn đi sạch sẽ, ta cũng không khỏi nghĩ đến tranh của Saenredam, ông chuyên vẽ “cái bên trong” nhà thờ, tuy tranh bất động mà như thở ra nguyên khí sống động.

Người Hà Lan có tình yêu khôn lường với cảnh trí thực tại của giáo phái Tin Lành, tuy thấy tường tận, nhưng nó vẫn tiềm tàng cái bao la, không gượng ép trong ý nghĩa tôn giáo, cũng không cứ phải là phong cảnh tĩnh vật hay chân dung. Vì nó vẫn chứa cái gọi là “tranh lịch sử”, nhưng họa sĩ nổi tiếng nhất về mô tả, vẫn là Gerard Dou (1613-1675).

Gerard Dou, “Nhà ẩn tu”, năm 1670, khổ 34 x 46cm.

Họa phẩm của Dou là cỡ nhỏ, nhưng thanh tú, kỹ thuật hoàn mỹ. Dù lời khen này khá máy móc, nhưng Dou là người đáng khen hơn ai hết. Các họa phẩm của ông quí giá như nữ trang, nó khiến người ta luôn khao khát chiếm hữu. Dou vẽ trong hang của “Nhà ẩn tu”, thật tuyệt vời. Kỹ thuật của Dou phức tạp nhưng không hề phát huy tí tinh thần nào của Rembrandt.

 

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 22: Baroque ở Tây Ban Nha đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Năm 31, 2019
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.