fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 24: Thời đại Rococo

Theo chân Antoine Matteau, ta cùng bước vào thời đại Rong 1 Phong cách này hình thành tại Pháp và trở thành một ảnh hư chính trong nền nghệ thuật khắp châu u trong thế kỷ 18. một nghệ thuật trang trí mới, phát xuất từ chữ rocaille, nghĩa là có đá đẹp.

Phong cách Rococo nối lên đầu thế kỷ 18 được xem là hậu trang trí, là biến cách của phong cách Boroque. Ban đầu, có lẽ chỉ nước Pháp mới chủ mục vào nó. Nhà tiên phong lớn trong phong cách này là Jean Antoine Watteau (1684-1721). Nền tảng trong tranh ông thường lộ nét buồn bã, đau đớn, ẩn trong các hình hài duyên dáng mà đăm chiêu theo xu hướng từ thế kỷ 17 hơn là thế kỷ 18. Wateau gốc người Hà Lan, phần lớn cuộc đời ông sống lưu sống lưu vong tại Pháp. Hoàn cảnh này đã là ra ý niệm không phụ thuộc vào chốn nào vĩnh viễn trên dời. Ý đó tuy riêng tư, nhưng dễ làm chúng ta đón nhận với lòng thông cảm sâu sắc. Thuở mới học nghệ thuật, ông được huấn luyện ở tỉnh lẻ chứ không phải ở thủ đô Paris, như vậy lại là cái hay, vì ở đó đã củng cố nền móng hàn lâm nghệ thuật quá chặt chẽ. Ông sang Bỉ, theo học Claude Andran, và hoàn toàn tiếp thu được cái hay cái đẹp trong họa phẩm: Vòng đời Marie de Medici, của bậc thầy Rubens. Chúng ta có thể thấy vài điều phát sinh từ động lực xác thịt của Rubens mà Watteau chỉ vẽ ra một cách tế nhị trong cỡ tranh nhỏ.

TÌNH YÊU TRONG ĐIỀU BUỒN

Jean Antoine Watteau, “Leo đồi Cytherea”, năm 1717, khổ 194x129cm.

Wateau là người sáng chế ra nghệ thuật về thể loại: Lễ hội Tình yêu. Trong đó những người yêu nhau khiêu vũ, ca hát, ve vãn nhưng luôn bị mất mát, thua thiệt. Trong bức “Leo đồi Cytherea”, có lẽ chúng ta đặt không đúng tên gốc vì quá xa xưa. Bức tranh mô tả người tình lìa xa nhau, thay vì leo lên ngọn đồi tình yêu, cùng nhau thề hứa với thần Vệ nữ (Venus). Lời của họ thì gắn bó lứa đôi, nhưnghọ phải miễn cưỡng xa nhau. Chưa bao giờ tình yêu lại dễ chấp nhận và chắc chắn như vậy. Chia tay thần Vệ nữ với ngôi nhà mát mẻ và đi tìm hạnh phúc lứa đội. Ở đây, Wateau không cần nói thắng ra đôi tình nhân của ông được thấm đẫm tình yêu, mà phải buồn bã chia tay. Một tình yêu không đem lại nguồn vui.

Jean Antoine Watteau, “Hài kịch Ý”, 1720, khổ 76x63cm.

Các họa phẩm nổi tiếng khác của Watteau chỉ khác nhau ở mức độ quang cảnh nhiều hay ít, nhân vật là người Ý hay Pháp. Hai quốc tịch trên, tuy có khác về sự trình diễn, nhưng hai dân tộc đều gặp nhau ở chủ đề tình yêu và thất vọng. Bức “Hài kịch Ý” có hề và diễn viên vui nhộn, lại có nữ diễn viên xinh đẹp và các pha tán tỉnh thú vị. Nhưng nhân vật nòng cốt lại lạ lùng, nghiêm trọng là Pierrot, cao lớn hơn mọi người, ra mắt trong bộ trang phục trắng, đứng bất động và như một điềm báo trước.

Còn có cả âm dội báng bổ của Pilate, đem Chúa Cứu Thế ra cho dân chúng nhạo báng. Ở điểm này, không thể nói Watteau không “nói thắng” ý nghĩa của tiếng dội này. Kẻ này không đội mão gai, nhưng có hàng hoa rơi dưới đất, mặc cho sự giày xéo. Toàn cảnh, được chiếu bằng thứ ánh sáng lập lòe, có người cười… đã cho ta cảm giác rờn rợn, ớn lạnh.

PHONG CÁCH MẠNH MẼ

Sau Watteau là François Boucher (1703-1770), nét vẽ của Boucher chắc, mạnh, không pha nét thần kỳ. Có lẽ ông là người khỏe mạnh, so với Watteau là người thể chất yếu nhược. Nghệ thuật của Boucher theo phong cách Rococo, ngại sự nghiêm trang, thiên về tinh thần trang trí thực thụ của Rococo.

Francois Boucher, “Diana tắm”, năm 1472, khổ 73x57cm.

Tuy nhiên, dù với tinh thần trang trí này, Boucher đã đưa vào tranh các phụ nữ khỏa thân vô cùng duyên dáng và cao quý. Ông giúp ta có dịp chiêm ngưỡng thân hình tuyệt mỹ, tròn trịa và thật là ngây thơ của nữ nhân yêu kiều. Ông quả là một đại gia trong lĩnh vực ca tụng, tuyên dương cái đẹp, đúc kết cả tinh hoa trời đất vào thân xác phụ nữ. Hãy xem kiệt tác: “Diana tắm”. Nét cọ của ông có mãnh lực tuyên dương mọi chi tiết ông vẽ ra, kế cả nền đất đường nét thu hút của nhân vật phụ. Nói chung cảnh trí hoang dã ở đây như cũng nói lên” được cái đẹp như ý của họa sĩ.

Đầu thế kỷ 20, giới hội họa đánh giá thấp Boucher, họ bảo ông là nhà trang trí, một họa sĩ của sự đam mê, nhưng về tính nghệ thuật thì chỉ có phần nào. Họa phẩm của ông ngoài vòng cương tỏa của các họa sĩ đương thời, đặc biệt về phái nữ. Lạ một điều, giới phê bình nhận ra “tinh thần” nghệ sĩ đáng trân trọng trong tầm mắt của họ. Ở cái đẹp ông thổi vào con chó, bờ sông và hai nhân vật chính, đã gợi lên bao niềm xúc cảm vô bờ.

Francois Boucher, “Venus an ủi tình yêu”, năm 1751, khổ 84x107cm.

Boucher không hề thèm muốn, nhưng về mặt này, ông từa tựa Rubens, ông vẽ “Venus An ủi Tình Yêu”, nhân vật trong đó tựa hồ bồng bềnh trên nền tranh, nữ thần và ba em bé khỏa thân, tất cả có dáng vẻ kỳ cục, nàng ngồi trên ổ lót lông chim, giữa đá m lau sậy. Không hề có điều gì thật hay mang một ý nghĩa. Nhưng thú vui và cái đẹp lý tưởng thì lại rất thực, rất thơ, vượt xa ý nghĩ tầm thường.

TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG

Họa sĩ Fragonard (Jean Honoré, 1732-1806) nổi lên sau Boucher, ông sinh ở Grasse, miền nam Pháp, ở đây là trung tâm kỹ nghệ làm nước hoa. Fragonard là một họa sĩ nhạy bén, ông học được kỹ thuật của bậc thầy Boucher, cũng yêu thích cái đẹp trên thân hình phái nữ trẻ tuổi, nhưng ông tỉnh táo về cảm tính hơi

Jean Honore Fragonard , “Màu da người mù”, năm 1765, khổ 198x216cm.

Tài của Fragonard vừa sắc bén vừa dễ thương, đặc biệt khi ông dàn trải ra một quang cảnh có con người và thiên nhiên như trong bức “Màu da người mù”, đây là trò trẻ em nhưng được người lớn chơi. Dù ông tô màu tươi sáng và không gian thoáng đãng, mà vẫn như báo trước một điều gì. Đám mây quần tụ chiếm hết nửa tranh, gợi ý một điềm báo dù chưa chắc là ý của họa sĩ muốn chỉ về cuộc cách mạng Pháp, xảy ra trước ngày ông mất. Một tổn thất lớn cho Fragonard khi người bảo trợ của ông bị phá sản, bao nhiêu hợp đồng họ ký với ông cũng tiêu tan. Sau năm 1793 trở đi, dù có nhiều thành công về nghệ thuật, nhưng suốt quãng đời còn lại ông sống trong cảnh ảm đạm, không danh tiếng.

Jean Honore Fragonard, “Cô gái đọc sách”, năm 1776, khổ 65x81cm.

“Cô gái đọc sách”, ánh lên sắc nâu thật nhẹ, sắc sẫm phong phú và nhạt theo nét viền quanh cô gái. Lưng cô dựa vào chiếc gối hồng êm ái. Tay áo yêu kiều của nàng dựa trên thanh ghế cứng chắc, nằm ngang. Nàng xem chăm chú, là người trần mà trông nàng cứ như tiên nữ của Boucher vẽ.

Vẻ ngọt ngào gần như thu hút trong “Cô gái đọc sách , không làm ta tối mắt vì vẻ khỏe khoắn và mạnh mẽ toát ra. Nó đóng khung nét mềm mại trong góc ngang bằng, xổ ngang của tay ghế và vách tường, kèm nét dịu dàng của cô gái đang đọc sách. Đây chính là những điểm vượt trội trong tranh Fragonard. Ta hãy xem cái cổ và ngực cô gái, nét viền cổ uốn lượn tới nếp nhăn áo lụa, ẩn dưới đó là bộ ngực tròn trĩnh. Trong bức “Màu da người mù”, chủ đề của tranh nằm trong sự trang trọng. Như Boucher, Fragonard có chiều sâu, tài ông dễ gây cảm xúc một cách rõ ràng.

NGHỆ SĨ CHÍNH HIỆU PHONG CÁCH ROCOCO

Jean-Baptiste-Siméon Chardin (1699-1779), là họa sĩ vẽ theo phong cách yêu thương như Fragonard. Ông đã dạy chàng họa sĩ trẻ Fragonard khai tâm trước khi cậu tìm được bậc thầy giàu kinh nghiệm Boucher.

Jean-Baptiste-Siméon Chardin, “Chị vú chăm chú”, năm 1738, khổ 37x46cm.

Chardin được làng hội họa xếp vào hàng “Rococo” chính hiệu dù đề tài hấp dẫn của ông thường xoay quanh các em nhỏ, tớ gái trẻ, nhằm sáng tạo chiều sâu. Bức “Chị vú chăm chú”, chỉ nhằm tả một vú em chuẩn bị trứng cho bữa tối. Chị đứng trong bếp,  mê mải lo việc, tô một màu dễ thương, đúng mực. Chị bày bàn như làm lễ ban phúc gồm: bánh mì, ly, tượng trưng vật thiêng và bình trắng lớn đựng nước để làm lễ rửa tội.

Jean-Baptiste-Siméon Chardin, “Sòng bài”, năm 1735, khổ 66x82cm.

Bức họa này không tượng trưng điều gì bí ẩn, tất cả chỉ là phông có màu bội sắc (overtones). Ở đây, màu trắng của vải, trứng, bình nước và khăn lau đều thật tinh khiết. Màu cam hồng trên khăn bàn và bánh mì làm nổi bật sàn nhà và tô đựng. Chardin thường gửi gắm thông điệp đạo lý trong tác phẩm, như ta thấy ở bức “Sòng bài” ngụ ý cuộc sống bất ổn mà người còn trẻ không hay biết. Bức Bọt xà bông, nói lên sự vô dụng, đời hư ảo trong phần lớn cuộc nhân sinh. Nhưng xét kỹ, nếu tính đạo lý càng rõ thì tác dụng càng kém.

Jean-Baptiste-Siméon Chardin, “Tĩnh vật và thú săn”, năm 1760-1765, khổ 60cm x 50cm.

Thông điệp đạo lý rõ nét như lễ chúc phúc của chị vú với trứng hay những điều chất chứa trong họa phẩm tĩnh vật. Đây là bức nổi tiếng hơn cả trong số tranh tĩnh vật xưa nay đã khiến chúng ta xúc động nhất. Vẽ thỏ và chim – những thú nhỏ vô hại – bị giết nằm một cách trang nghiêm trên mé bàn bếp. Hắt bóng lờ mờ lên vách, ngọn nến dường như được thắp lên “từ bên trong”. Nhân danh con người, Chardin tôn vinh lễ vật hy sinh, không riêng gì cho thú vật mà còn cho loài cỏ cây cũng “hy sinh” cho sự sống chúng ta. Ta có cảm giác rằng Chardin cúi đầu mặc niệm trước tác phẩm ông tạo ra.

Chardin không hề đánh bạo xem tác phẩm của ông là một chủ đề lớn, ông trình bày nó dưới một mái nhà, lặng lẽ, không bị kịch hóa bằng thủ pháp khéo léo này, đã khiến tác phẩm của ông bỗng trở thành chủ đề lớn”.

ROCOCO Ở Ý

Ở Venice (Ý), có rất nhiều họa sĩ đại tài theo phong cách Rococo, các họa sĩ khéo vận dụng nước và màu, tạo nên họa phẩm đẹp vô vàn. Đại gia Giambattista Tiepolo (1696-1770) là một trong 5 họa sĩ kiệt xuất trong thể loại tranh này. Có thể nói các sắc màu sống động ở thành Viên (Venice) đều hội tụ và được ông đưa vào ngự trị trong các họa phẩm muôn đời của mình.

Họa phẩm vĩ đại của Tiepolo đều là tranh bích họa, chiếm một không gian uy nghi trên vòm… đẹp vô cùng tận. Vì vậy, ông luôn được mời vẽ bích họa trên vòm, đúng với sở trường của ông. Nhưng nếu họa phẩm bị dời xuống, dựng đứng trong viện bảo tàng thì người xem dường như ngờ ngợ trước bức họa mà đáng lẽ người ta phải ngước mắt từ dưới lên trần mới xem được.

Giambattista Tiepolo, “Đám cưới Rezzonico với Savorgnan”, năm 1758.

May thay, bức họa “Đám cưới Rezzonico với Savorgnan” ở Venice vẫn duy trì tranh vòm tại chỗ, khiến bao người thưởng ngoạn đều phải ngước cố ngóng nhìn với niềm thú vị vô biên. Bức này vẽ để mừng ngày cưới của hai gia tộc vương tôn, là Ludovico Rezzonico và Faustina Savorgnan, đã được bàn tay vàng của Tiepolo dốc hết tài năng tuyệt đích của ông vào đó. Chú rể Ludovico vươn mình ngóng tới xem con sư tử của Thánh Mark đang nằm bên ông và giơ cao ngọn cờ với hai huy hiệu nhập một. Apollo – thần Mặt trời đứng trên xe ngựa phóng tới, một tay giữ cô dâu, tiếng kèn thắng lợi vang lên, chim hót ríu rít từ xa, nữ thần mắn đẻ lấp ló ngắm đứa trẻ sắp đầu thai. Mặt gương soi tương lai còn trong suốt, nhưng bằng tài năng của mình, Tiepolo đã có thể sáng tạo ra những hình ảnh vinh quang vô song.

Giambattista Tiepolo, “Hoàng hậu Zenobia khích lệ quân sĩ”, năm 1730, khổ 366x262cm.

Tiepolo đã mượn kiểu xe ngựa của thần Apollo được vẽ trên vòm lâu đài Kaisersaal Würzburg, từng nổi tiếng là kiệt tác, ra đời từ năm 1750-1753. Nay, Tiepolo lại mang nguyên hình ảnh huyền thoại rực rỡ đó vào họa phẩm kể trên. Đề tài của bức họa “Hoàng hậu Zenobia khích lệ quân sĩ” ở lâu đài Kaisersaal đã từng là đề tài ưa chuộng của nhiều họa sĩ. Ngày nay, người ta biết rằng gia tộc Zenobio ở thành Viên đã đặt vẽ nữ hoàng nhưng khuôn mặt lại là Zenobia mang giáp trụ như tranh mô tả.

Tích chuyện Hoàng hậu cai trị xứ Palmyra từ thế kỷ thứ ba, nhưng ở đây họa sĩ Tiepolo chỉ mượn hình ảnh hào hùng xa xưa để vẽ ra cuộc đối chọi giữa nam và nữ theo cách nhìn trong thế kỷ 18. Điều này ngụ ý phụ nữ là cai quản, còn nam giới chỉ biết nghe. Đây quả là một họa phẩm thật ý nhị, nhưng vẫn không kém phần nghiêm túc.

CUỐI THỜI ROCOCO Ở VENICE

Francesco Guardi, “Hải cảng phế tích ở Ý”, năm 1730, khổ 178x122cm.

Trong khi phong cách Rococo trở nên lỗi thời dần trên khắp châu Âu, thì nó phát huy được phù phiếm cao độ trước sự chứng kiến của các họa sĩ đại tài ở thành Viên. Ở đây, các họa sĩ đã thực sự chứng tỏ sức mạnh của Rococo, họ đã vẽ ra bao họa phẩm vô cùng xuất sắc. Như Francesco Guardi (1712-1793), đã tạo tác ra những họa phẩm trữ tình (nửa mộng nửa thực), ông là người chấm dứt trào lưu Rococo. Ông sinh trong một gia đình hội họa nổi tiếng, nghệ thuật của ông thật phóng túng ấn tượng và thú vị. Chúng ta không mấy tin vào tài kiến trúc của ông, tuy nhiên ta dễ chấp nhận ý tưởng bay bổng gói ghém trong tranh ông. Trong bức “Hải cảng phế tích ở Ý”, chúng ta thích thú thưởng thức đám mây, bầu trời mênh mang, ăn khớp với quang cảnh thực và mộng. Tài giỏi của Guardi ở chỗ ông dễ thuyết phục người tinh tường tin đó là “cảnh thực” để ru hồn ta, dù ta cũng có cảm tưởng nó là họa phẩm trữ tình. Chất thơ trong họa mà ru được hồn ta thì chắc chắn nó sẽ trường tồn với thời gian.

VỀ CẢNH THÀNH PHỐ

Một trào lưu vẽ mới đã làm sống lại trường phái Cổ điển, đã được một nghệ sĩ còn dính dấp rất nặng trong trường phái Rococo, đó là họa sĩ Canaletto (Antonio Canale (1697-1768) là dân Thành Viên, chuyên vẽ phong cảnh. Ông sinh sau bậc thầy Tiepolo một năm, nhưng lớn hơn đàn em Guardy vài tuổi. Cả hai là nghệ sĩ Rococo nòng cốt. Tuy nhiên ông được sắp vào hàng Tân Cổ Điển (Neoclassical), sáng tác rất mạnh mẽ.

Ngay từ lúc khởi nghiệm, Canaletto chọn cách vẽ cảnh thành phố làm chủ đề chính, gắn bó mãi với nó, và trở nên lẫy lừng nhờ cách ông mô tả chính xác, tỉ mỉ cảnh trí trong thành phố. Nhiều họa phẩm của ông là phong cảnh quê hương nơi ông sinh ra – Venice, tự nó đã là một thành phố mộng mơ tuyệt vời, chúng có thể là phong cách ngoại cảnh theo Rococo, nhưng tinh thần thì thuần nhất.

Canaletto, “Sân bóng”, năm 1720, khổ 163x125cm.

Một mẫu toàn bích, mang cảm quan Canaletto khi ông vẽ đá đen bóng, đá, gỗ, sông nước và bầu trời cao vút, làm hậu cảnh thành Venice, mọi thứ ẩm ướt và lộn xộn, tuy nhiên đều dung chứa nét đáng yêu nhất của thành phố này. Như bức “Sân đá” xem ra chẳng thơ mộng tí nào, vậy mà Canaletto đã bày ra một cái sân tuyệt vời khi ông cho ánh sáng và bóng tối xen nhau từ trời chiếu xuống.

Canaletto, “Vịnh San Marco trong Lễ Thăng Thiên ở Venice”, năm 1740, khổ 183x122cm.

“Vịnh San Marco trong ngày Lễ Thăng Thiên ở Venice” được vẽ như tắm ánh sáng rực rỡ từ mặt trời cổ điển. Tầm đền đài nhà cửa giăng ngang, tuy lô nhỏ, nhưng cân đối lạ lùng. Tài ba của Canaletto vẽ ra mới tuyệt diệu làm sao. Cảnh vật ở đây không đượm không khí thơ mộng, mà chỉ riêng bầu trời là yêu kiều, diễm lệ.

Du khách Anh đến Venice đều thích xem tranh Canaletto, họ đều được mãn nhãn trước tài nghệ xuất sắc của ông. Ông đến Anh năm 1745, sống ở đó 10 năm, vẽ nhiều cảnh ở London nhưng không được giới mê tranh tán thưởng.

Ông có người cháu là Bernardo Bellotto, đôi khi cũng được nhắc đến vì lầm với ông chú Canaletto. Việc tranh của hai chú cháu khiến người xem khó phân biệt là của Canaletto hay Bellotto thật ra không đúng. Tuy Bellotto vẽ nhiều “chi tiết” hơn. Bậc thầy, vẽ bầu trời trong sáng, ta có thể nhìn ra từ điểm đó. Cá tính tuyệt hảo bao quát ở cả hai chú cháu, khiến người ta dễ lầm lẫn, đến độ thúc thủ.

NGƯỜI KHAI SÁNG TRUYỀN THỐNG ANH QUỐC

Thẩm mỹ của người Anh nặng nề về cái thật hơn cái thấy. Các nhà bảo trợ nghệ thuật ưa được vẽ chân dung cho họ cũng như cảnh nhà cửa đất đai và thành phố nào họ đến thăm. Trớ trêu là William Hogarth (1697-1964), ông là nghệ sĩ đầu tiên và chính thức chuyên vẽ chân dung, nhưng lại thành danh với thể loại biếm họa (Pictorial satire), lại tương hợp với người đồng hương Hogarth.

Hogarth đã đem thể loại này lên một đỉnh cao, một dạng nghệ thuật mới mẻ hoàn toàn, ông là người theo giáo điều một cách sống động, người chống đối Rococo Ý hóa rất quyết liệt, vì thời đó nó đã xâm nhập sâu rộng sang London. Ông chủ trương đồng hóa nó vào nền nghệ thuật ở Anh. Ông muốn xây dựng cho Anh một truyền thống riêng và chính ông là người đã mở ra con đường đó.

Trong loạt tranh chân dung, Hogarth nhằm vào giới trung lưu đang trỗi dậy, chen chân vào hàng ngũ quí tộc cao kỳ, và nhận thức sắc bén về sự vô lý của con người, đã khiến ông không cưỡng nối mà đi vào con đường châm biếm, vừa hợp lại vừa có lợi cho ông, cho xã hội và công luận. Ông muốn xem chủ đề của mình như một màn kịch.

William Hogarth, “Một cảnh trong vở Ăn mày”, năm 1728, khổ 61x51cm.

“Một cảnh trong vở Ăn mày”, rút ra từ một vở đại hài kịch do John Gay diễn, được soạn từ năm 1728. Trong đó, Đại úy Macheath và tên cướp đứng dương oai chính giữa, trong khi hai mệnh phụ, người yêu đại úy, lo van xin tên cướp và ông bố đạo đức giả. Hogarth tạo cảnh hài hước cặp đôi thú vị vô cùng, hai mặt tốt xấu không như điều họ thấy, một ông yêu hai bà nên tự rơi vào mối rắc rối cuộc đời. Đây là nét rất dí dỏm, nhưng cũng rất có chiều sâu của Hogarth.

William Hogarth, “Đám trẻ nhà Graham”, năm 1742, khổ 183x163cm.

“Đám trẻ nhà Graham”, có thể sánh với đại gia Velázquez, nhờ sự gần gũi, chia sẻ với chúng ta một giây phút đặc biệt. Bức họa vẽ bốn đứa trẻ, chúng có lồng chim và con mèo. Mặt đứa nào cũng rạng rỡ. Một lúc sau, ta mới hé thấy cảnh này thố lộ con mèo tia lên thèm muốn nhìn con chim kêu chiêm chiếp, mà tụi trẻ thích nghe cho vui tại như nghe nhạc, thật ra, đó là tiếng nó kêu xin lũ trẻ che chở mà chỉ có em bé thấy con mèo đang chực chờ nhưng nó không hiểu có điều gì đáng sợ. Hogarth đã cho ta thấy sự vô tội bị đe dọa và bóng tối bao trùm lên mấy đứa trẻ đang tươi cười.

Bài viết Lịch sử hội họa – Part 24: Thời đại Rococo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Bảy 24, 2019
Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z