fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lịch sử hội họa – Part 7: Nghệ thuật thời đầu Thiên Chúa Giáo và Trung cổ (Phần 2)

MINH HỌA CHỮ VIẾT TẮT

Cuốn Book of Kells mới thực là bản thảo minh họa chữ tắt sáng giá nhất. Ở đây tính phức tạp trở nên thống nhất dù rất quấn quít nhưng vẫn được kềm chế. Có sự nghịch lý phi thường ở chỗ khó mà tưởng tượng làm thế nào lại có sự hoàn thiện trong một chuỗi như thế mà lại chỉ được vẽ bởi bàn tay của con người. Một trong những trang chữ viết tắt tuyệt vời nhất là từ Christi autem generatio (“Chúa Giáng Sinh”) trong cuốn Phúc âm thánh Matthew. Từ Christi, rút ngắn lại là “XPI” ghi chiếm gần hết trang sách. Autern, viết tắt là h trong khi từ genreratio lại được ghi rõ cả

KellsFol034rChiRhoMonogram

Chữ Tên Chúa Chi-Rho từ bộ “Book of Kells”, viết năm 800

Hình thức thu gọn Tên Chúa được viết gọn bằng hai ký tự XP, chữ Hy Lạp là “chi” và “rho“. Hai từ này biểu tượng viết tắt là Chi-Rho. Toàn bộ mẫu trang trí lộng lẫy này dựa trên dạng vật thể và tinh thần mà kết hợp thành ý nghĩa.

Toàn trang sách trang trí dày đặc bằng những nét, khuôn mặt, hình dạng, hoa văn và con thú (hình đầu người không phải là trọng tâm để người Ái Nhĩ Lan minh họa). Có hình đầu người (hay thiên thần), cả ba đều mang tam ngôi nhất thể thần bí; lại có ba con bướm, mèo giỡn chuột (hay chúng là mèo con) và một con rái cá lộn mình đớp lấy con cá. Nhưng chúng ta phải tìm kiếm mới nhìn thấy những vật này, bởi chúng được ngụy trang trong những hình xoắn lộng lẫy trang trí theo kiểu hình học. Những mặt người nổi lên, thoáng qua ở đâu đó, làm chúng ta thấy rõ thực tại vây quanh trong cuộc sống là Chúa. Chính tên Người mà ngay cả từ viết tắt đơn giản cũng được đặt vào nơi tôn quí.

Trang này đề ra với mong ước ta dễ nắm bắt được giá trị của nó, nếu đem so với Phúc âm Lindisfarne. Bản thảo này viết tại Northumberland ở miền Bắc nước Anh, trước năm 698, bởi tu sĩ Eadfrith. Ở đây, chữ minh họa cũng thật mỹ lệ nhưng nó còn thua xa đường nét phức tạp bộ Sách của Kells.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, food stylist, food styling, food photography, học chụp ảnh, học nhiếp ảnh, dạy chụp ảnh

Thánh Matthew từ “Phúc m Vàng Harley”, năm 800

TRANH MINH HỌA TÂY BAN NHA

Điều gây cảm xúc mạnh nhất của thời Trung cổ là cách minh họa theo kiểu Tây Ban Nha. Cuốn sách Khải Huyền cuối cùng trong bộ kinh tân ước đã cung cấp một kho tàng hình ảnh dồi dào khó cạn kiệt. Tu sĩ Beatus sống vào thế kỷ thứ 8 tại Liebana, Tây Ban Nha đã viết lời bình luận về sự khải huyền (còn được gọi là sách Khải Huyền) rằng nó đã khơi dậy cảm hứng khác (có thể là người Tây Ban Nha hay cũng do người Tây Ban Nha đào tạo), đã sáng tác tại tu viện SaintSever ở Gascony, hình dung bức Chúa Cứu Thế và 24 Trưởng lão Tông đồ trong một bản sao của Beatus vào thế kỷ thứ 11. Quanh mép vòng lớn có Chúa và là linh hồn các vị thánh được Ngài ban phúc, nên họ tinh khiết và tự do như chim. Họ mang niềm hân hoan tuyệt vời, trong đó có cả bốn tác giả Phúc âm, họ nâng ly chúc mừng Thiên Chúa, trong lúc đó các thánh có đôi cánh, dang rộng tay về khung trời vinh quang vĩnh hằng.

Chúa Cứu Thế và 24 Trưởng lão Tông đồ”, từ sách Khải huyền của Beatus

Chúa Cứu Thế và 24 Trưởng lão Tông đồ”, từ sách Khải huyền của Beatus

TRANH MINH HỌA ANH

Giống như những tu sĩ Ái Nhĩ Lan, người Anh cũng viết những bản thảo đẹp tuyệt vời, đây là một trong vài giai đoạn mà diễn giả người Anh nổi tiếng thế giới về tài hội họa trong một nước ít người vẽ nhất. Matthew Paris, mất năm 1259 là một tu sĩ tại tu viện của Thánh đường Albans, ở ngoại ô London, với tuổi đời 42 năm, người ta tìm ra trong tu viện một loạt sách, trong đó ông không chỉ viết, mà còn vẽ hình minh họa, ông nổi danh là một người minh họa xuất sắc. Như cuốn Thánh ca Westminster, thánh bổn mạng những kẻ lang thang, Thánh Christopher vẽ trong bức Ẵm Chúa Hài Đồng qua sông

Thánh Christopher ẵm Chúa Hài Đồng qua sông

Thánh Christopher ẵm Chúa Hài Đồng qua sông

Một tác phẩm nổi bật khác của Thánh đường Albans, được mọi người biết là sách Thánh ca Oscott được minh họa bởi một nhà họa sĩ vô danh, có tài vẽ đường nét tinh tế, cô đọng mang tính huyền ảo thanh nhã, và làm người xem mê mẩn. Thánh Peter (Phêrô) được nhận ra nhờ chìa khóa ông cầm và đứng trên một tảng đá, là một trong mười vị thánh được vẽ trong sách thánh ca.

Thánh Phêrô Vác Thánh Giá trong “Thánh ca Dscott"

Thánh Phêrô Vác Thánh Giá trong “Thánh ca Dscott”

NGHỆ THUẬT THÊU CỦA NGƯỜI ANH

Cái được gọi là Thảm thêu Bayeux thật ra đó không chỉ là một tấm thảm, mà nó còn được thêu bằng len, lót vải trong một thời gian dài người ta nghĩ nó được làm tại Normandy bởi các tỳ nữ của Hoàng hậu Matilda vợ của kẻ xâm lăng William. Tuy nhiên, mới đây người ta chứng minh rằng nó được Giám mục Odo – em cùng cha khác mẹ của Williwam đặt làm và được dệt tại Anh. Nó cũng cho ta thấy sự hào hứng mà chúng ta đọc ở các bản thảo của người Anh. Một loạt người Anglo-Saxon ca ngợi những cột tranh vui hài hước, nó nói lên những chuyện hào hứng về cuộc chinh phục của người Norman (nước Anh) đầy sức quyến rũ. Nó được làm từ một mảnh tuyết len xoăn dài, có đường viền trên dưới và có lời bình chú động tác trên bức tranh. Trong cảnh đặc biệt này, mấy anh em của Vua Harold nước Anh, bị bọn lính Norman giết một cách hung bạo. Đường biên trên trang trí các loài cầm thú còn ở biên dưới thì có đầy hình ảnh lính tử trận, các loại vũ khí, áo giáp của họ bị bỏ lại, được xếp thành từng loại.

Cái chết của anh em Harold, từ “Thảm thêu Bayeux", dệt năm 1066 – 1077

Cái chết của anh em Harold, từ “Thảm thêu Bayeux”, dệt năm 1066 – 1077

TRANH MINH HỌA CỦA NGƯỜI PHÁP.

Một cuốn sách lễ đẹp (sách kinh đọc trong các lễ quanh năm ở nhà thờ) còn lại từ thế kỷ 14 tại tu viện Thánh Denis ở Paris do một môn đồ của Jean Pucelle, minh họa tại một phân xưởng ở Paris. Có một trang nêu ra những nghi thức tế lễ cho ngày lễ của thánh Denis, bằng một mẫu chữ “O” và hai tiểu họa kể lại mối quan hệ của thánh với hoàng gia. Dù chúng ta không biết truyền thuyết bò được ẩn náu trong nhà thờ khi Hoàng tử Dagobert đuổi bắt nó, cuối cùng hoàng tử và vua cha Clotaire hòa thuận với nhau, qua một giấc mộng của thánh Denis, chúng ta còn thấy những tranh tượng vẽ rất công phu còn sống mãi trong những cuộc phiêu lưu thần thánh trong sách lễ.

Tạo mẫu chữ “O” (trong sách “Lễ thánh Denis”)

Tạo mẫu chữ “O” (trong sách “Lễ thánh Denis”)

Khi họa sĩ Giotto, người Florence bắt đầu vẽ bích họa ở đầu thế kỷ 14, thì chính thiên tài của ông đã làm thay đổi khuynh hướng về tranh ở châu Âu. Tuy nhiên nghệ thuật của nhà minh họa thì không bị cắt ngang. Cùng thời với Giotto và trước thời ông cũng đã có những ảnh hưởng, tuy chưa rõ rệt, các nghệ sĩ viết bản thảo cố Công tỉ mỉ, phức tạp của họ đến mức tuyệt đỉnh bởi Giotto đã để trí tưởng tượng tự do bay bổng.

William Blake, minh họa từ “Những ngày xa xưa”, năm 1794

William Blake, minh họa từ “Những ngày xa xưa”, năm 1794

ẢNH HƯỞNG TỪ HỘI HỌA CỔ ĐIỂN

Người ta có thể nhận thấy những tác phẩm khác như những bức họa và tranh khảm của họa sĩ người Ý, Pietro Cavallini (sống trong những năm 1273 – 1308) đã đi trước lối miêu tả tự nhiên của Giotto. Ông ta chỉ làm việc ở Rôma, chắc hẳn Giotto đã nhìn thấy một số mẫu vẽ của ông ở đó vào những năm tháng đầu trong sự nghiệp. Phong cách của Cavallini chịu ảnh hưởng mạnh từ nghệ thuật La Mã cổ. Thật không may là hầu hết tác phẩm còn giữ gìn đến nay phần nhiều đều chưa hoàn tất.

Mẫu vẽ ở dưới là một phần tốt nhất còn tồn tại trong bích họa của ông tại nhà thờ Santa Cecilia ở Trastevere, Rôma. Ba tông đồ ngồi trong đó, tạo thành một phần trong nhóm vây quanh Chúa trong bức Cuộc phán xét cuối cùng. Một Tông đồ trẻ, ta không nhận ra, ngồi ở giữa, chúng ta thấy vẻ dịu dàng, nghiêm trang mà không kém phần siêu thoát. Ông là một vị thánh dễ thân gần, tuy vẫn là “thánh”.

Bức vẽ “Cuộc phán xét cuối cùng", Pietro Vavallini, năm 1295

Bức vẽ “Cuộc phán xét cuối cùng”, Pietro Vavallini, năm 1295

 


Tổng hợp và biên tập bởi ChimkudoPro
Mọi chia sẻ và trích dẫn đều phải đính kèm link tới bài viết gốc

Tháng Chín 12, 2018
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.