Nghệ thuật thời kỳ La Mã và Hy Lạp có thể được coi là giai đoạn đặt nền tảng vững vàng cho toàn bộ nên nghệ thuật của Châu Âu về sau này thông qua những tác phẩm mang tính thẩm mỹ và mỹ thuật cao.
Qua hàng nghìn năm phát triển, các tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc cũng như đồ gốm sứ được sản xuất trong thời kỳ này được coi là biểu trưng của cái đẹp. Mặc dù những người Hy Lạp sống rải rác trên một vùng đất rộng lớn, trên nhiều vùng lãnh thổ và thành phố khác nhau nhưng thời kỳ này họ đều có chung một tín ngưỡng, tôn giáo – cái được phản ánh rất rõ ràng trong các tác phẩm thời kỳ này.
Mặc dù không có sự phân biệt rõ ràng giữa các xu hướng, chúng ta có thể tạm chia nghệ thuật thời kỳ này thành các giai đoạn nhỏ hơn như : Geometric, Archaic, Classical(Cổ điển) và Hellenistic(Hy Lạp hoá). Các kĩ thuật chế tác thời kỳ này đã đạt tới đỉnh cao của hoãn mỹ như các kĩ thuật chạm trổ, điêu khắc, các kĩ thuật vẽ tranh tường lộng lẫy và bên ngoài các toà nhà, quảng trường lớn. Đặc biệt thời kỳ Classical được biết tới nhiều nhất do ở thời kỳ này, Hy Lạp và Athen đã đạt tới thời kỳ đỉnh cao về kiến trúc, nghệ thuật mà một trong số các công trình đó còn tồn tại tới ngày nay, điển hình là điện Pantheon – Một hiện thân của đỉnh cao kiến trúc và điêu khắc. Sau thời kỳ này, các nghệ sĩ thuộc giai đoạn Hellenistic đã kế thừa và phát triển các kĩ thuật thời kỳ La Mã.
Một ví dụ điển hình của thời kỳ hậu Helenistic này có thể kể tới là bức tượng Gia đình Laocoon(Laocoon và các con trai) đang bị con rắn của Poseidon xiết cho tới chết khi Laocoon có ý định lật ngược thế cờ trong trận chiến thành Tơ Roa(Trojan). Đỉnh cao về điêu khắc đã được thể hiện ở nét mặt hoảng hốt tới tột độ của 3 cha con nhà Laocoon – mà chính sau này trở thành nguồn cảm hứng(ảnh hưởng) lớn tới các thế hệ điêu khắc sau này như Michelangelo.
Tuy nhiên, nổi tiếng nhất trong thời kỳ này phải kể tới bức tượng Thần vệ nữ Milo(Venus de Milo). Sự nổi tiếng của nó chủ yếu nằm ở phần hai cánh tay bị mất. Ban đầu, bức tượng được tạc ra và có vẻ như là sẽ được sơn lên cùng với gắn thêm các trang sức(các lỗ gắn trang sức vẫn còn)
Xung quanh cái cánh tay của “nàng” người ta đã thêu dệt bao giả thuyết nhưng có vẻ như là giả thuyết là nàng đang se sợi cotton có vẻ phù hợp mặc dù vẫn không được chấp nhận .
Mặc dù vẫn còn những điều tranh cãi xung quanh các bàn tay, bàn chân hay tư thế của các bức tượng nhưng không thể phủ nhận chúng đều là những đại diện xuất sắc cho nền nghệ thuật phát triển rực rỡ thời kỳ Hy Lạp và La Mã này, qua đó tạo tiền đề và cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ thời kỳ sau.
Phản hồi gần đây