Double Bastard Ale là một trong những hãng bia tôi yêu thích. Họ nổi tiếng vì chất lượng của những loại bia họ sản xuất luôn sánh ngang với tuổi đời của hãng. Bia nặng và ngậy, gần như giống như của hoàng gia, nhưng cũng mang vị hoa bia cực đậm khiến ta có cảm giác bia có hương vị gần như hoàn hảo. Kiểu như thấy ban nhạc rock The Ramones ở sự kiện tiệc tối sang trọng. Và với tất cả ý nghĩ như vậy, tôi sẽ thử tạo ra tấm hình mang linh hồn của Double Bastard. Và chúng ta cùng bắt đầu đi vào quy trình đằng sau hậu trường chụp bia Double Bastard Ale.
Để thể hiện sự quý tộc của hãng bia tôi sẽ sử dụng một trong những chiếc cốc đặc biệt của Stone. Chiếc cốc có vẻ ngoài sang trọng và phù hợp với ly whiskey đẳng cấp. Để tạo ra cảm giác “gần như hoàn hảo” tôi sẽ sử dụng nền gỗ. Điểm nhìn chính sẽ là vào dòng chữ trên chiếc cốc.
Tôi set up set chụp để tạo ra những đường dẫn hướng mắt vào chiếc cốc. Những đường dẫn hướng này là công cụ đắc lực để chỉ ra điểm nhìn chính của bức hình.
Tôi sử dụng quy luật một phần ba để dẫn mắt tới điểm giao phía dưới bên tay trái. Nếu bạn chưa quen với quy luật một phần ba này thì hãy nghĩ chúng như những đường kẻ trong trò cờ caro. Những điểm giao này là nơi bạn đặt chủ thể chính được tự nhiên và hấp dẫn hơn. Một khi đã đặt cốc nước vào đúng chỗ, tôi di chuyển chai bia ra xa, vào điểm giao trên bên tay phải. Ở trong ảnh cuối cùng, tôi di chuyển chiếc cốc sang trái một chút.
Một shot chụp thử với ánh sáng môi trường sẽ cho ta một cái nhìn mô phỏng hình ảnh cuối cùng trông như thế nào. Những vấn đề tôi gặp phải là:
- Ánh sáng quá đều qua cả bức ảnh, thiếu khối (shadow & highlight)
- Điểm nhìn chính không nổi bật, khó đọc.
- Vân gỗ không rõ, họa tiết gỗ mờ nhạt.
- Bia nhìn không hấp dẫn.
Bước đầu tiên để xử lí những vấn đề trên là sử dụng một nguồn sáng từ đằng sau lưng. Điều này sẽ làm nổi bật đường ven của chủ thể và mang lại họa tiết cho mặt gỗ cũng như làm tối viền ảnh.
Để làm vậy, tôi sử dụng đèn flash studio với grid. Grid giúp tôi có được 1 quần sáng tập trung vào một vùng nhỏ, cụ thể thay vì để ánh sáng đánh tứ tung không có định hướng. Tôi có những chiếc grid 10, 20, 30 và 40 độ. Để tìm ra được chiếc grid hoàn hảo, tôi sẽ phải thay đổi chúng đến khi tìm được hiệu ứng mong muốn. Đây là một loạt shot thử để bạn có thể thấy sự khác biệt.
Như bạn có thể thấy, những chi tiết ở viền bị tối đi vì lượng ánh sáng thừa đã bị lược bỏ. Tôi thường sử dụng grid 10 độ tùy theo kích cỡ của đồ vật tôi định chụp. Phía mặt nền bây giờ đã có khối, highlight và shadow thể hiện rõ hơn những vân gỗ. Những đường ven của chủ thể đỡ được thể hiện rõ hơn, trừ rìa phải của chiếc cốc vì chai bia đã chắn hết ánh sáng. Tiếp theo tôi sẽ dùng 01 main light (đèn chính) để lighting phần trước chai beer, đồng thời tạo chút ven cho ly beer bên phải.
Đèn chính với snoot làm nổi bật chai bia và viền của chiếc cốc mà không thêm quá nhiều ánh sáng lên bề mặt. Một trong những điểm khó nhất của bức hình này… đó chính là làm sáng dòng chữ trên cốc.
Lý do điều này khó là bởi vì dòng chữ là chất liệu vàng bóng…một chất liệu phản chiếu cực mạnh. Tôi chụp những chất liệu như vậy bằng cách đặt nguồn sáng đằng sau chủ thể và hắt sáng lại bằng một tờ giấy trắng. Tôi sử dụng soft box 25x70cm ở hai bên đèn Back-light. Những softbox này cho hiệu ứng ánh sáng nhẹ, ít gây mất tập trung. Tờ giấy 60×90 được đặt cạnh chiếc cốc.
Tips này thực sự hiệu quả để làm sáng vùng chữ, tuy nhiên nó lại sáng không đều, vì thế nên tôi sẽ di chuyển tờ giấy ở 1 vài vị trí khác nhau rồi chụp để các vùng khác nhau sáng lên, sau đó chúng ta sẽ ghép chúng lại trong Photoshop.
Tiếp đến là làm sáng chất lỏng trong cốc. Tôi thường sử dụng một tấm giấy trắng đặt đằng sau chiếc cốc để hắt lại ánh sáng qua cốc. Nhưng lần này tôi sẽ không làm thế vì tấm giấy trắng sẽ làm sáng lên logo đằng sau chiếc cốc. Logo gây rối cho dòng chữ nên tôi quyết định để màu bia đủ tối để giấu đi chiếc logo.
Tôi dùng một chiếc diffuser nhỏ hắt lại ít sáng hơn qua cốc bia để giữ được độ tối, nhưng vẫn đủ để làm sáng chất lỏng ở phía đáy và rìa trái của chiếc cốc. Điều này khiến cốc bia kì ảo và sang trọng hơn.
Bây giờ, chúng ta sẽ chụp chuỗi ảnh cuối cùng. Tuy nhiên trước đó, bước cần thiết nữa là tạo bọt cho bia. Tôi đã thử rất nhiều cách thành công nhưng đây là cách mà tôi yêu thích vì nó dễ thực hiện và dễ kiểm soát hơn. Tôi sử dụng bình oxy dùng trong sản xuất bia tại gia.
Chỉ cần cho phần đặt ống vào cốc, sau đó từ từ đẩy oxy vào. Một khi đã có được lượng bọt mong muốn, giảm lượng oxy và bỏ ống ra.
Tôi chụp một chuỗi ảnh bắt đầu từ Back-light với grid 10 độ, sau đó là Main-light cho chai beer, và softbox với tấm giấy trắng. Ảnh cuối cùng là ảnh tổng hợp của:
- Chỉ ánh sáng Back-light
- Back-light và Main-light
- 04 Ảnh chụp chữ trên cốc
Những điều chỉnh thô về màu sắc được thực hiện trên Lightroom, ghép ảnh bằng Photoshop và những thay đổi còn lại được tạo bởi Nik Collection trên Google.
Bài học rút ra: “lần sau nên dùng nhiều giấy trắng hơn để có thể chụp dòng chữ chỉ trong 1 shot”
VÀ THẾ LÀ XONG !
Như vậy chúng ta vừa đi qua hậu trường chụp bia – một shot chụp ảnh sản phẩm quảng cáo chuyên nghiệp. Chimkudo Academy hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các bạn có thể tái hiện tại những shot hình tương tự, đồng thời cung cấp cho người đọc những hiểu biết tường tận về quy trình vất vả đằng sau những tấm ảnh quảng cáo.
Credit
—
Bài viết gốc từ The Mash Pit
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý
Bài viết Phía sau hậu trường chụp bia Double Bastard Ale đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây