fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Shadows trong nhiếp ảnh – Tại sao quan sát Shadows giúp bạn hiểu được ánh sáng.

Có rất nhiều lời trích dẫn về mối quan hệ cũng như tầm quan trọng của ánh sáng đối với nhiếp ảnh. Bạn có thể đã đọc ở đâu đó rằng, từ “Photography” có nguồn gốc từ Hy Lạp, nghĩa là “Viết bằng ánh sáng”. Bạn cũng đã có thể từng nghe danh một nhóm nhiếp ảnh gia như Explorers of Light (Những người khám phá ánh sáng) của Canon. Chúng ta luôn tập trung sự chú ý của mình vào thành phần ánh sáng, nên đôi khi, chúng ta không nhận ra được tầm quan trọng của nơi mà không có ánh sáng hiện diện – vùng Shadows trong 1 bức ảnh. Cũng tương tự như “không thể có âm mà không có dương”, nhiếp ảnh cũng phải giống như Đạo giáo, phải đảm bảo sự hòa hợp, tồn tại song song giữa vùng sáng và vùng tối trong nhiếp ảnh. Hãy cùng khám phá mối quan hệ của shadow trong nhiếp ảnh qua bài viết này.

Một ví dụ khác về Âm và Dương khi ánh sáng và bóng tối hòa hợp với nhau trên cồn cát Bruneau ở Idaho.

Bên trái là Âm, bên phải là Dương. Áp dụng vào nhiếp ảnh, vùng tối phải có 1 chấm sáng ở đó và vùng sáng thì phải có chấm tối. Một nhiếp ảnh gia giỏi sẽ hiểu được “Đạo”, môi trường kép của sáng và tối (light – shadow) và sử dụng tốt cả 2 yếu tố để nâng tầng tác phẩm của mình.Âm và Dương trong những viên đá khi ánh sáng đổ ngang qua.

Bạn sẽ tìm thấy những gì bạn tìm kiếm

Những người mới bước chân vào ngành nhiếp ảnh thường được dạy để có thể quan sát và tìm kiếm ánh sáng. Đôi khi họ không nhận ra rằng việc tìm ra những hiệu ứng của ánh sáng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, và đôi khi việc đó còn dễ thực hiện hơn khi bạn quan sát vùng shadow.

Chúng ta sử dụng các khái niệm “Gắt”(Harsh) và “Mềm”(Soft) để mô tả “Quality” của ánh sáng khi chúng ta muốn mô tả ranh giới giữa vùng sáng và vùng tối. Một đường ranh giới được phân định rõ nét giữa vùng sáng và vùng tối thì được gọi là ánh sáng gắt. Một sự chuyển vùng mềm mại giữa 2 vùng đó thì được gọi là ánh sáng mềm. Chúng ta cần phải nhìn vào cả light và shadow để có thể nắm bắt được toàn diện nhất.

Đôi khi bức ảnh sẽ tự tìm đến bạn. Lúc mà tôi nhìn thấy ánh sáng ban ngày chiếu qua tấm rèm cửa, tôi lập tức đi lấy máy ảnh của mình.

Giống như nhiều thứ khác, bạn sẽ bắt đầu thấy, thực sự nhận ra điều gì đang tồn tại một khi bạn bắt đầu tìm kiếm nó. Việc chụp ảnh với chủ ý chụp shadows là một cách hay để tìm kiếm và quan sát ánh sáng trong nhiếp ảnh.

Mùa và thời gian của Shadow

Tôi viết bài này vào cuối tháng 11, nơi tôi ở – khoảng 43 độ vĩ bắc bắt đầu chuẩn bị bước vào mùa đông. Ban ngày trở nên ngắn đi, và shadow thì dài hơn. Vào ngày Đông chí – 21 tháng 12, mặt trời sẽ ở vị trí thấp nhất trên bầu trời tại bán cầu bắc. Đối với những người ở bán cầu nam thì ban ngày của hôm đó sẽ dài nhất và lúc đó là giữa mùa hè.

Tất nhiên, thời điểm trong ngày cũng đóng một vai trò quan trọng, bất kể ngày nào trong năm đi nữa. Lý do mà các nhiếp ảnh gia ưa thích lúc sáng sớm vào lúc chiều tà không chỉ bởi “giờ vàng” mà còn là do góc sáng thấp và shadow trông “dramatic” hơn.

Khi ban ngày trở nên ngắn đi, thì bóng đổ sẽ dài hơn.

Đúng là bạn có thể thấy được shadow ở bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng kích thước và tính chất của chúng sẽ khác nhau tùy vào từng thời điểm trong ngày hoặc trong năm.

Bên cạnh đó còn có cả ánh sáng nhân tạo. Bạn không điều khiển được mặt trời, nhưng bạn có thể điều khiển được các nguồn sáng nhân tạo. Bạn có thể điều chỉnh sự đậm nhạt, màu sắc và hướng, và nếu sử dụng các modifier bạn có thể chỉnh được cả độ gắt mềm của bóng.

Hãy nhớ rằng là độ gắt mềm của shadow là một yếu tố liên quan tới mối quan hệ giữa kích cỡ của nguồn sáng so với kích cỡ của vật thể.

Tất cả các bức ảnh đều chứa ánh sáng và shadow. Quan sát và học cách sử dụng nó sao cho tốt nhất chính là điểm mấu chốt của nhiếp ảnh.

Liệu bạn có thể phát hiện ra cách ánh sáng được sử dụng bằng cách quan sát shadow không?

Một softbox sẽ tạo ra shadow mềm bởi vì nó làm tăng kích cỡ của nguồn sáng so với kích cỡ của vật thể. Bạn cũng sẽ có shadow mềm hơn khi mà bạn di chuyển nguồn sáng lại gần vật thể.

Shadow sẽ cho chúng ta thấy

Nhìn vào bức hình, phân tích shadow chúng ta sẽ nắm bắt được:

Direction – Hướng

Phần chuyển vùng tinh tế của ánh sáng và shadow sẽ tạo ra shape và form cho những quả táo này.

Nhìn vào bức hình và xem bóng đổ về hướng nào. Nguồn sáng sẽ nằm chính xác ở phía đối diện của hướng bóng đổ hoặc phần tối nhất của vật thể.

Shape và Form

Cách ánh sáng chiếu và bóng đổ sẽ cho chúng ta nhận diện được hình dáng của một vật thể. Nhiếp ảnh là một phương tiện 2D mà chúng ta sử dụng để tái hiện một thế giới 3D, và ánh sáng, shadow sẽ giúp thêm vào độ sâu, chiều hướng và hình dáng của vật thể.

Chụp một quả trứng với nguồn sáng trực tiếp cùng hướng với máy ảnh, bạn sẽ có một bức ảnh 1 hình oval 2 chiều và không biết được độ sâu, khối của quả trứng.

Giờ nếu di chuyển nguồn sáng sang góc 45 độ, shadow sẽ bắt đầu giúp diễn tả hình khối thật của quả trứng.

Di chuyển nguồn sáng tới góc 90 độ so với góc máy ảnh, và nhận thức của bạn đối với quả trứng trong bức ảnh lại thay đổi.

Cách đánh sáng ngang, thấp cùng với ánh sáng gắt và chuyển vùng của shadow sẽ thể hiện được chi tiết của những vật thể này.

Bất kể vật thể là gì, hướng của ánh sáng và vùng trong shadow là những yếu tố để diễn tả vật đó.

Texture – chi tiết

Thường thì chúng ta luôn muốn kiểm soát texture của vật thể trong bức hình, đối với một vài vật, chúng ta muốn diễn tả rõ chi tiết tốt nhất có thể. Ánh sáng gắt đánh qua vật thể từ phía bên, đằng sau, trên hay dưới vật thể sẽ tăng sự rõ ràng của texture bằng cách tạo ra cả vùng sáng và tối xen kẽ.

Muốn bức ảnh trông drama hơn? Hãy tìm cách sử dụng sáng tạo ánh sáng và shadow trong bức ảnh của bạn.

Đôi khi chúng ta muốn giảm thiểu texture, có thể là khi chụp ảnh chân dung. Nguồn sáng lớn như softbox hay ánh sáng của một ngày trời mây, sẽ làm mềm bóng và giảm texture.

Mood và drama

Thứ nằm trong ánh sáng và shadow, thứ nằm trong vùng sáng và vùng tối, cách thức và nơi mà bóng đổ – tất cả những điều này kết hợp với nhau để truyền tải mood của một bức ảnh.

Hãy để ý cách đánh sáng bên không truyền thống tăng drama cho những bức ảnh này.

Dưới đây là một ví dụ khác để xem cách ánh sáng và bóng tối phối hợp với nhau.

Chúng ta có thể áp dụng việc sử dụng cả ánh sáng và shadow khi chúng ta chụp chân dung.

Nhiều photographer đi rất xa chỉ để chụp vùng Palouse ở phía đông bang Washington. Sự hòa quyện giữa ánh sáng và bóng tối ở các ngọn đồi chính là điểm thu hút của nơi này.

Đều cùng là một shot chụp, một bên màu và một bên là đen trắng. Hãy để ý việc bức ảnh trắng đen thể hiện rõ đường nét, hình khối và tone rõ ràng hơn..

Đánh sáng 3 điểm tiêu chuẩn có thể giúp tạo ra một bức chân dung ổn, hài lòng. Nhưng, khi chúng ta muốn tăng hình khối, hình dáng, texture hay tạo ra một bức chân dung đanh sắc hơn, mood hơn, chúng ta sẽ cần ánh sáng trông drama hơn và cụ thể hơn là cách mà ánh sáng và bóng tối tương tác với nhau.

Màu và đen trắng

Nếu bạn đã làm việc đủ lâu với ảnh đen trắng, bạn sẽ có thể nhận ra một trong những lý do để chọn ảnh đen trắng thay vì ảnh màu là bởi vì nó không có sự xao nhãng gây ra bởi màu sắc trong bức ảnh. Trong nhiếp ảnh, một bức hình đen trắng sẽ thiên về tập trung thể hiện đường nét, chi tiết và tone.

Shadow cũng đóng vai trò như một chủ thể trong bức hình bên cạnh những vật thể khác trong những bức hình này.

Khi chụp shadow photography, bạn cũng có thể muốn một sự nhấn mạnh vào những điều tương tự. Vì vậy, nếu bạn không quen chụp ảnh trắng đen, bạn nên thử khi chụp shadow photography bởi vì 2 kỹ thuật này thường xuyên bổ trợ cho nhau.

Shadow là chủ thể.

Mọi bức ảnh đều có vùng sáng và shadow.

Một photographer giỏi sẽ để ý cách mà 2 yếu tố này tương tác với nhau để bổ trợ cho bức ảnh. Đôi khi, thay vì để shadow là một thành phần của bức ảnh, bạn có thể muốn biến shadow thành chủ thể – đối tượng chính của bức hình.

Tôi đã nói rằng là bạn sẽ tìm thấy những gì bạn tìm kiếm, Việc chụp ảnh với chủ ý chụp shadows là một cách hay để tìm kiếm và quan sát ánh sáng trong nhiếp ảnh.

Bức tranh ở bên trái, shadow đã bổ sung cho chủ thể. Ở bức hình bên phải, shadow là chủ thể.

Hãy cùng nhìn một số ví dụ trong shadow photography.Hãy thử chụp với mục đích chỉ để lấy phần shadow và bạn sẽ tìm ra được một số bố cục thú vị.

Sáng sớm hay chiều muộn khi mà ánh sáng chiếu thấp là khoảng thời gian lý tưởng để “săn bóng”

“A Little Fork Music” Shadow có thể làm bạn bất ngờ. Bạn có thấy bàn tay đang gảy đàn không?

Tìm kiếm và quan sát shadow trong nhiếp ảnh

Giờ thì tất cả là ở bạn… hãy ra ngoài kia với chiếc máy ảnh của mình và đi săn bóng. Bạn luôn được nghe nói rằng photographer nên tìm kiếm ánh sáng. “Mr Kodak”, George Eastman là một người hiểu biết rõ về nhiếp ảnh và ông ấy nói rằng:

Ánh sáng tạo nên nhiếp ảnh. Hãy ôm chặt lấy ánh sáng. Ngưỡng mộ nó. Yêu thương nó. Nhưng quan trọng nhất, hãy thấu hiểu ánh sáng. Hãy hiểu nó bằng với tất cả khả năng của bạn và bạn sẽ có được chìa khóa để mở ra nhiếp ảnh.
– George Eastman

Tôi chân thành công nhận lời khuyên của ông. Tuy nhiên, tôi cũng muốn khuyên rằng khi bạn học về  Dương – ánh sáng, bạn đừng bỏ qua “Âm” – shadow. Chúng có một mối quan hệ bất biến, là hai mặt của một đồng xu, cả hai đều nên được ôm chặt, ngưỡng mộ, yêu thương và thấu hiểu.

Việc luyện tập chụp shadow trong nhiếp ảnh sẽ giúp bạn trở thành một photographer giỏi hơn. Khi quan sát được shadow, bạn cũng sẽ nhìn thấy được ánh sáng.

Credit

Translated from website: digital-photography-school.com
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý

Bài viết Shadows trong nhiếp ảnh – Tại sao quan sát Shadows giúp bạn hiểu được ánh sáng. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Hai 11, 2020
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.