Có nhiều cuộc tranh luận rằng độ dài tiêu tự có làm ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh không? Như các bài viết trước về cảm biến máy ảnh (Crop, Full-frame..) ảnh hưởng như thế nào đến độ sâu trường ảnh, bài viết này sẽ chỉ ra tiêu cự ống kính có ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh hay không bằng cách giữ nguyên các yếu tố khác như chủ thể, khẩu độ, background… và chỉ thay đổi tiêu cự ống kính.
Trong bài viết này, chủ thể chính là 2 quả táo được giữ nguyên trên bàn. Với mỗi tiêu cự ống kính khác nhau, máy ảnh sẽ được di chuyển để chủ thể (cả 2 quả táo) được xuất hiện đầy đủ, đẹp đẽ. Mỗi ống kính sẽ lấy nét vào điểm gần nhất trên bề mặt của chủ thể (Quả táo gần camera hơn).
Tất cả các shot đều được chụp ở khẩu f2.8 trên cùng 1 chiếc máy ảnh.
4 yếu tố về độ sâu trường ảnh trong bài viết:
- Khẩu độ
- Độ phóng đại
- Kích thước ảnh hoặc màn hình
- Yếu tố chủ quan – Quan điểm cá nhân
Tôi sử dụng View ngắm có Grid để chụp. Mục đích là làm sao cho chủ thể – Quả táo gần camera hơn có cùng kích thước trong mỗi ảnh khi thay đổi ống kính. Sau đó, tôi Crop khung hình cho kích thước bằng nhau để chúng ta có thể xem được tiêu cự ống kính ảnh hưởng như thế nào đến độ sâu trường ảnh.
Tôi sử dụng 4 ống kính sau:
- Lens Fisheye 15mm
- Lens 24mm
- Lens 50mm
- Lens 135mm
Bức ảnh đầu tiên là bức ảnh full-size, không Crop trên máy ảnh Full-frame ở tiêu cự 15mm. Quả táo chỉ cách chân máy chưa đầy 1 bước chân và chỉ 1 vài inches với ống kính.
Đây là bức ảnh được Crop được chụp bởi Lens 15 mm. Chúng ta có thể thấy rằng quả táo phía sau bị mờ 1 cách thú vị, và nhìn xa hơn so với thực tế bởi vì không có vật gì khác để tạo cảm giác về không gian, bên cạnh đó, máy ảnh và ống kính thì rất gần với chủ thể.
Tiếp theo, tôi chuyển sang ống kính 24 mm. Tôi di chuyển vị trí máy ảnh đi, theo hướng của trục ống kính để giữ cho các bức ảnh có chủ thể đặt giống nhau. Khi kích thước chủ thể giống hệt nhau, tôi đã chụp và sau đó Crop chính xác cùng một tỉ lệ như trước. Bây giờ, quả táo thứ hai bây giờ trông lớn hơn. Hiệu ứng tỷ lệ khoảng cách giữa hai quả táo được giảm bớt, chúng gần nhau hơn. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy những thay đổi nhỏ trong khoảng cách giữa “đường chân trời” của quả táo đầu tiên mà chúng ta có thể thấy. Quả táo thứ hai bị mờ ở mức độ tương tự như trước, nhưng nó lớn hơn nên nó có vẻ gần hơn và hiệu ứng mờ có vẻ nổi bật hơn ống kính 15mm.
Bây giờ chúng tôi di chuyển đến một 50 mm. Di chuyển máy ảnh xa gấp đôi khoảng cách so với ống kính 24 mm. Các hiệu ứng tương tự, thậm chí rõ ràng hơn khi bạn so sánh trực tiếp 15 mm với 50 mm.
Cuối cùng, đây là ảnh chụp với ống kính 135 mm. Máy ảnh tiếp tục di chuyển lùi lại để khung hình xuất hiện giống các bức ảnh trên . Hai quả táo trông khá gần nhau.
Quả táo thứ 2, tuy nhiên bị mờ đi rõ ràng. Đây là một trong những lý do mà các ống kính tele thường được sử dụng để tách đối tượng, nhưng vẫn giữ cho nó được kết nối với mọi thứ xung quanh thật mềm mại. Hãy nhớ rằng, tất cả các bức ảnh này được thực hiện ở khẩu độ f / 2.8.
Trong khi tôi chụp ảnh ở tiêu cự 135mm, đây là một shot từ một góc độ khác, trong đó ta có thể thấy được khoảng cách thực tế 2 quả táo.
Để dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thay đổi về phối cảnh và độ sâu trường ảnh, dưới đây là các ảnh chụp 15 mm và 135 mm:
Nếu bạn chụp ảnh chân dung với một ống kính góc rộng, bạn sẽ xoá được 1 chút phông nền, tuy nhiên bạn sẽ phải đứng rất sát với khuôn mặt của người mẫu và điều đấy làm khuôn mặt bị biến dạng, trông khá xấu xí, chưa kể người mẫu sẽ không được thoải mái.
Người ta sử dụng lên tele cho mục đích xoá phông. Người ta có xu hướng sử dụng chúng trong những trường hợp làm nổi chủ thể, cô lập đối tượng với môi trường xung quanh mà những lens có tiêu cự ngắn khó tạo ra được. Ống tele với tiêu cự dài còn được sử dụng trong chụp động vật hay thể thao vì không phải lúc nào bạn cũng có thể tiến lại gần được với các vận động viên hay chim chóc…
Bên cạnh tiêu cự ống kính đừng quên khẩu độ và khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp cũng là 2 yếu tố quan trọng với độ sâu trường ảnh.
Credit
—
Bài viết gốc của Jess Isaiah Levin từ classicalphotography.com
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Thương Mại ©ChimkudoPro – Lighten your values
Mọi trích dẫn bản dịch phải đính kèm link tới bài viết này.
Bài viết Tiêu cự ống kính và độ sâu trường ảnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.
Phản hồi gần đây