Trong những năm trở lại đây, cùng với sự bùng nổ của Smartphone và Tablet, Internet trở nên dễ dàng truy cập hơn bao giờ hết từ bất kì nơi đâu. Điều này cũng đã gây ra những chuyển biến to lớn trong xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, từ đó trên thế giới xuất hiện 2 thuật ngữ có nghĩa trái ngược nhau là “Showrooming” và “Webrooming“. Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát sự chuyển dịch xu hướng mua sắm của người tiêu dùng qua lại giữa Showrooming và Webrooming, từ đó rút ra các điều cần làm để đẩy mạnh doanh số.
1. Showrooming và Webrooming là gì ?
– Showrooming: Về cơ bản, showrooming là cách mua sắm mà người sử dụng tới cửa hàng thật để xem đồ, sau đó check giá online và so sánh giá, cuối cùng quyết định mua hoặc mua ở cửa hàng hoặc ở 1 chỗ khác rẻ hơn.
– Webrooming: Như vậy, trái ngược với showrooming, webrooming có nghĩa là khách hàng sẽ xem mặt hàng trước trên Internet, sau khi ưng ý với kiểu dáng, hình thức thì người dùng mới tới trực tiếp cửa hàng để xem(hoặc đặt hàng nếu không có cửa hàng cố định)
Tuy nhiên, nếu trong những năm từ 2010 tới 2012, người ta có xu hướng showrooming thì từ 2013, người tiêu dùng đang ngày càng thiên sang xu hướng webrooming – nơi họ có thể xem trước các thông tin, hình dáng, mẫu mã của sản phẩm trước khi đặt mua với sự hỗ trợ của tablet và mobile. Đặc biệt là với giới trẻ, đây là giới có xu hướng webrooming cao nhất.
2. Xu hướng đang lên webrooming
Trong một nghiên cứu của mình, Viện Nghiên Cứu Đô Thị Quốc Tế, người ta chỉ ra rằng 50% số người trong độ tuổi 18-35 thích nhìn ngắm sản phẩm kĩ trước khi tới cửa hàng đẻ đặt mua, trong khi đó chỉ có 11% là cho thấy khi cần mua gì, họ sẽ tới trực tiếp cửa hàng để xem và sau đó mới quyết định mua. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với các cửa hàng bán giầy dép, 25% số người thích xem sản phẩm trước khi tới mua(hay đặt hàng), so với 10% số người muốn tới shop xem đồ rồi mới mua online. Con số này lần lượt là 21% và 13% trong lĩnh vực trang thiết bị thể thao. Sự khác biệt chỉ thấy trong các mặt hàng về chăm sóc sức khỏe cá nhân và mỹ phẩm, nơi khách hàng có xu hướng dùng thử sản phẩm trước khi quyết định mua.
Theo một nghiên cứu của Marketingquery, cả đàn ông và phụ nữ đều bị thuyết phục mua hàng ngay từ lần đầu tiên truy cập trang web. 75% đàn ông và 63% phụ nữ chọn cách xem sản phẩm online trước khi đi mua ở cửa hàng. Một điều thú vị nữa là, 53% ở nam giới và 40% ở nữ giới có xu hướng mua một món hàng quan Internet mà họ đã nhìn thấy nó ở cửa hàng nào đó.
Đã có một tranh luận rất thú vị về một kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu đô thị quốc tế cho rằng: “Hàng hóa online thường sẽ có giá rẻ hơn khi mua ở cửa hàng“. Trong khi nhiều người nghĩ rằng kết luận này là đúng thì một số người trẻ tuổi lại không cho là như thế, trừ phi đang có một đợt khuyến mại hay giảm giá cuối mùa. 20% trong số những người trẻ tuổi này cho rằng là mua hàng online sẽ có nhiều lợi thế hơn, nhất là khi được free ship.
Một nghiên cứu thị trường khác của Powerretail cũng đã chỉ ra rằng, hơn 80% người tiêu dùng US thích nhìn ngắm và lựa chọn sản phẩm online trước khi đi mua nó ở cửa hàng hay đặt hàng online. Bên cạnh đó, số người tiêu dùng tới cửa hàng để xem và mua sắm hiện vẫn đang chiếm phần trăm khá lớn, tuy nhiên 82% trong số họ thích được xem ảnh mẫu của sản phẩm trước khi tới cửa hàng để có được hình dung về sản phẩm rõ ràng hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng Webrooming và Showrooming vẫn sẽ tồn tại song song với nhau, tuy nhiên với sự phổ biến ngày càng lớn của các thiết bị kết nối Internet, người tiêu dùng vẫn có xu hướng tìm kiếm hình ảnh về sản phẩm trước khi họ tới các cửa hàng để mua sắm.
Kết luận: Như vậy, đâu là yếu tố giúp cửa hàng A cạnh tranh với cửa hàng B với cùng một mặt hàng, cái gì trong webrooming giúp tạo ấn tượng ngay lập tức với khách hàng ??? Câu trả lời không phải tới từ giảm giá, giảm giá và giảm giá….mà là hình ảnh của sản phẩm xuất sắc, kết hợp cùng với dịch vụ bán hàng, sau bán hàng chu đáo.
————-
Credit
Illustrated images by Shopify
– Bản quyền bài viết © by Chimkudo | Studio – Chụp ảnh sản phẩm –
Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết
0 responses on "Webrooming VS Showrooming - Cuộc chiến về xu hướng mua sắm của người tiêu dùng"