fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Yếu tố thị giác trong một bức ảnh food.

Nhiếp ảnh là ánh sáng. Nó là tấm gương phản chiếu những gì mọi người “nhìn”. Khi hai người cùng nhìn vào một bức ảnh, mỗi người sẽ “nhìn và cảm” nó nhiều cách khác nhau. Vì nhiếp ảnh là nghệ thuật tuyên ngôn cá nhân của từng cả thể nên sẽ không có 2 người nào cảm nhận về một tác phẩm như nhau.

Tuy nhiên, các bạn không thể nào chụp một bức ảnh cẩu thả rồi bảo: “Đấy là nghệ thuật của tôi”. Trong nhiếp ảnh, có một số nguyên tắc được coi là nền tảng của tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp. Vì vậy, chúng ta hãy cùng xem xét một vài nguyên tắc sau khi xắp xếp bố cục, qua đó sẽ cải thiện đáng kể chất lượng các shot chụp của chúng ta

“Khám phá nghệ thuật” trong mỗi bức hình là điều bất kì nhiếp ảnh gia nào cũng nên làm. Khi nhìn vào một ảnh, ta có thể bắt gặp rất nhiều yếu tố khác nhau như hình khối, màu sắc, texture… Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn của những yếu tố trên mới tạo ra sức hấp dẫn của một shot chụp. Việc của chúng ta là phải tìm được “tư duy” trong bức ảnh và biến nó thành kiến thức của mình.

Yếu tố thị giác trong một bức ảnh Food Photography.


Yếu tố thị giác là khái niệm được áp dụng để sắp xếp những yếu tố có cấu trúc trực quan trong quá trình làm việc sao cho bắt mắt nhất. Các nguyên tắc thiết kế và cấu trúc trực quan phụ thuộc rất nhiều với nhau. Bạn có thể coi nguyên tắc thiết kế là một “công cụ” có thể áp dụng vào bất kì bức ảnh nào để tạo ra sự hòa hợp giữa bố cục, màu sắc, texture của bức ảnh.

Nghệ thuật trong việc sắp xếp bố cục nằm trong cách bạn xếp đồ sao cho hiệu quả nhất để bức ảnh có thể toát lên thông điệp bạn muốn gửi. Rất có thể, bằng trực giác, bạn đã và đang xếp bốc cục của mình để nó nhìn “đúng đúng” nhưng biết về những nguyên lý thiết kế cơ bản có thể giúp bạn hiểu rõ hơn bí mật đằng sau những bức ảnh đẹp và kĩ năng của bạn sẽ được đẩy cao lên.

1. Cân bằng

Cân bằng đề cập đến việc sắp xếp chủ thể để tạo sự cân bằng thị giác trong một bức ảnh. Cân bằng được tạo ra khi đường nét, họa tiết, màu sắc và hình dạng được kết hợp hài hoà và sự cân bằng này sẽ tác động trực quan của mỗi yếu tố trong hình ảnh. Các yếu tố bên trong bố cục có một “sức nặng” trực quan, vị trí đặt của từng yếu tố có thể đem lại cho ta cảm giác bức ảnh đấy có cân bằng hay không.

Một bức ảnh không cân bằng sẽ khiến người xem thấy “thiếu thiếu” và khó chịu. Tuy nhiên, điều này khác biệt so với thể loại chụp bất đối xứng. Trong bố cục đối xứng, chủ thể được bố trí đều sang 2 bên hoặc trước sau của bức ảnh.

Bố cục bất đối xứng là khi các chủ thể của bức ảnh được đặt không đồng đều trong shot chụp nhưng lại mang lại sự thành công cho tấm hình.

Food Photography, nhiếp ảnh sản phẩm, nhiếp ảnh thương mại, nhiếp ảnh ẩm thực

@chimkudo


Mặc dù bố cục bất đối xứng xuất hiện nhiều nhưng nó ít khi được đầu tư. Nó dựa vào hình dạng to nhỏ của những chủ thể khác nhau của bức ảnh để tạo ra những cảm giác trực quan khác nhau. Vị trí của các chủ thể trong ảnh rất quan trọng trong bố cục bất đối xứng. Một tấm hình có “sức nặng” trực quan bị nghiên sang một bên thì rất dễ để cân bằng lại nhiều phương thức khác nhau.

2. Chuyển động

Chuyển động có thể là chuyển động thật hoặc có thể do ta đặt bố cục

Chuyển động theo đúng nghĩa đen, sẽ được nhiếp ảnh gia bắt cứng hành động khi đang làm gì đó hoặc đôi khi cố tình tạo ra sự mờ nhoè (motion blur) để nhấn mạnh thêm về sự chuyển động.. Ví dụ nếu chụp food, chúng ta sẽ có những hành động như: đổ, lắc, rán,ăn…chụp như vậy, chuyển động trong bức chụp đễ thu hút ánh nhìn của người xem.

Food Photography, nhiếp ảnh sản phẩm, nhiếp ảnh thương mại, nhiếp ảnh ẩm thực

@chimkudo

Không giống các hình thức nghệ thuật như nhạc hoặc phim, một bức ảnh được phải toát lên một góp chụp nào đấy. Nhiếp ảnh gia cần phải tạo ra một điểm nhấn và điểm đó sẽ dẫn người xem qua khung hình khi họ xem toàn bộ bức ảnh.

Food Photography, nhiếp ảnh sản phẩm, nhiếp ảnh thương mại, nhiếp ảnh ẩm thực

@Suutam

Bố cục di chuyển có thể khai thác qua những yếu tố thiết kế như đường nét, hình dạng hoặc màu sắc. Ví dụ bức ảnh trên, 2 chủ thể tương tự nhau, dạt sang 2 bên khác nhau nhưng ánh mắt người nhìn sẽ nhảy từ cốc này sang cốc khác. Đó chính là chuyển động.

3. Pattern

Khuôn mẫu là sự lặp lại của các phần tử có hình dạng, kết cấu hoặc màu sắc giống nhau. Các khuôn mẫu đứng với nhau tạo ra nhịp điệu cho hướng nhìn của người xem. Đồng thời, nó tạo cảm giác cấu trúc cho bức ảnh. Nhịp điệu dựa trên sự lặp đi lặp lại; Một cách dễ dàng để đạt được nhịp điệu là bằng cách sử dụng khuôn mẫu có hình dạng khác nhau.

Food Photography, nhiếp ảnh sản phẩm, nhiếp ảnh thương mại, nhiếp ảnh ẩm thực

@Chimkudo

Có nhiều cách khác nhau để khai thác khuôn mẫu. Nó có thể được sử dụng làm chủ thể chính nhưng đôi khi được sử dụng như một yếu tố để hộ trợ bố cục. Những yêu tố khuôn mẫu mang tính chất hỗ trợ sẽ giúp bạn nhấn mạnh được vào chủ thể của mình.

Khi đường nét, hình dạng và màu sắc trong một hình ảnh được sắp xếp, chính bản thân chúng có thể tạo ra các “khuôn mẫu” làm nổi bật hình ảnh. Khuôn mẫu, giống như kết cấu, được tìm thấy hầu như ở khắp mọi nơi; Bạn chỉ để ý một chút là ra thôi. 

4. Kích thước và tỉ lệ

Kích thước và tỉ lệ là 2 điều luôn đi đôi với nhau và ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ bức ảnh. Khi một hình ảnh không có kích thước và tỉ lệ hợp lý, nó đem lại cho toàn bộ bức ảnh cảm giác không hài hòa và khó chịu vô cùng.

Food Photography, nhiếp ảnh sản phẩm, nhiếp ảnh thương mại, nhiếp ảnh ẩm thực

@chimkudo

Kích thước đề cấp đến kích cỡ của đối tượng tới toàn khung hình. Tỷ lệ là kích thước tương đối của các vật thẻ với nhau. Trong Food Photography, chúng ta luôn luôn phải để ý món ăn, cách nó được bài và những đồ xung quanh để set tỉ lệ hợp lý.

Các nguyên tắc giữa kích thước và tỷ lệ cũng dùng để nhấn mạnh chủ thể. Đừng ngại khi chụp thử một đối tượng quá lớn so với khung hình. Biết đâu chủ thể sẽ nổi bật và thu hút hơn thì sao?

Mục tiêu cuối cùng là giữ cho các yếu tố hình ảnh và nguyên tắc chụp food trở nên cân bằng và hài hòa

Khi sắp xếp bố cục bức ảnh của bạn hãy tự hỏi: Làm thế nào để mọi thứ nhìn “ổn”? Những gì bạn thấy trong ảnh chụp thử có đúng với những gì bạn tưởng tượng? Làm thế nào bạn có thể sử dụng các đường nét, hình dạng, không gian, màu sắc và texture để tạo cảm giác những cảm giác cần có?…

Credit
—–
Bài viết gốc của  Gourmande
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Mọi trích dẫn phải đính kèm link tới bài viết. Hãy tôn trọng công sức lao động của người khác.

 

Bài viết Yếu tố thị giác trong một bức ảnh food. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Ba 12, 2020
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.