fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

3 kĩ thuật bố cục “hoàn hảo” trong food photography

Là một nhiếp ảnh gia ẩm thực, tôi yêu thích rất nhiều khía cạnh khác nhau của bộ môn nghệ thuật này. Có thể khó tin nhưng việc thưởng thức những món ăn không phải việc tôi thích nhất. Ngoài việc chỉnh sửa hậu kì, các kĩ thuật về bố cục là 1 phần làm tôi cực kì hứng thú. Tôi cũng là 1 người ham học hỏi nữa, vì thế, tôi thường nghiên cứu tìm tòi về các kĩ thuật này. Đó là lý do tại sao những bức ảnh của tôi trông đẹp mắt và hấp dẫn.

Sự thật là có nhiều kĩ thuật về bố cục có sẵn mà chúng ta ít sử dụng. Khi tôi tổng hợp danh sách những kĩ thuật cần thiết, tôi nhận ra rằng chúng ta thường sử dụng khá ít những kĩ thuật đấy trong 1 bức ảnh.

Tại sao kĩ thuật về bố cục lại quan trọng?

Chúng ta luôn phải tạo ra sự hứng thú trong công việc chụp ảnh ẩm thực của mình.

Việc tạo hứng thú trong công việc là một cách cho phép người xem kết nối với câu chuyện của chúng ta. Câu chuyện về những món ăn rất quan trọng với những người cầm máy. Đó là lí do tại sao chúng ta làm những điều đấy và chính nó cũng là động lực thôi thúc chúng ta hoàn thiện bản thân hàng ngày hàng giờ.

Do đó, phải đảm bảo rằng người xem cảm nhận được tất cả cảm xúc và mục đích từ hình ảnh của chúng ta. Đôi mắt của họ sẽ phải nhìn ngắm khung hình lần lượt theo như ý đồ của người chụp, kết nối với thức ăn cùng với những thông điệp họ tạo ra. Chính vì thế, bố cục cực kì quan trọng trong Food photography.

Nhưng tôi nghĩ phần khó nhất chính là chúng ta nên sử dung kỹ thuật nào trong từng trường hợp. Thật sự rất nhiều sự lựa chọn.Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Khi tôi mới bắt đầu nghiên cứu các kĩ thuật về bố cục, tôi khá hào hứng để thử tất cả những kĩ thuật mà tôi học hỏi được. Thực hành, luyện tập rồi củng cố để những kĩ thuật ấy phù hợp với phong cách của mình. Và tôi nhận ra rằng, những kĩ thuật này không sử dụng độc lập, nó hỗ trợ và sử dụng đồng thời với nhau.

Trong 5 năm hoạt động với tư cách là một nhiếp ảnh gia về ẩm thực, tôi học được rất nhiều thứ và khá chắc về những kĩ thuật nào sẽ giúp ích cho bức ảnh của mình và những kĩ thuật nào thì không.

Hiện tại tôi có 1 list các kĩ thuật cũng như công cụ thường sử dụng để tạo nên phong cách của mình (bao gồm styling theo phong cách tối giản). Điều hấp dẫn nhất chính là cách bạn sử dụng những công cụ, kĩ thuật để tạo ra phong cách riêng cho mình. Điều này rất hay ho đấy.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

3 kĩ thuật “hoàn hảo” trong bố cục nhằm khơi gợi cảm hứng

Sự thật là để biết hết cách sử dụng các kĩ thuật cũng như quy tắc về bố cục trong Food photography sẽ khiến chúng ta bị quá tải, đôi khi sẽ bị rối và khiến chúng ta loay hoay trong khi thực hiện.

May mắn là có 1 vài kĩ thuật luôn hữu ích trong mọi trường hợp khiến cho công việc của bạn suôn sẻ, dễ dàng hơn.

Dưới đây là 3 kĩ thuật tôi luôn sử dụng trong phong cách của mình. Hãy xem chúng là gì và cách tôi sử dụng chúng nhé.

Layering: Kỹ thuật bố cục quan trọng nhất trong nhiếp ảnh thực phẩm

Khi đọc đến đây chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên và nghĩ rằng: 1 câu nói thật táo bạo. Nhưng tôi rất nghiêm túc về điều này đấy.

“Không có món ăn nào xấu, chỉ là cách sắp xếp không hợp lí thôi”

Đúng vậy. Thậm chí là chiếc bánh Brown này.

Nếu món ăn của bạn trông có vẻ “không được đẹp đẽ” cho lắm. Bạn cần tập trung vào các layer của món ăn đó.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Vậy, Layer là gì?

Một cách đơn giản, layer là các lớp được chồng lên nhau trong 1 tập hợp. Theo nguyên tắc thông thường, sử dụng ít nhất 3 layer trong hình ảnh của bạn để nó đạt chất lượng đẹp nhất.

Ví dụ, như trong bức ảnh về bánh Brown, 3 lớp được xếp chồng lên nhau chính là đĩa ăn, món ăn (bánh), đồ trang trí (hoa).

Các layer thường thấy khác sẽ là khăn, đĩa, bát, bìa, dĩa, …. Chú ý rằng, thức ăn là 1 layer. Không tính các layer trong món ăn.

Tips khi sử dụng layer cho bức ảnh của bạn hoàn hảo hơn:

  • Các layer phải được sử dụng hợp lý. Không đặt các phần trang trí của món ăn nếu món ăn đó không có. Dễ hiểu hơn, nếu bạn không ăn nó, đừng xếp nó lên.
  • Các layer cần được sử dụng 1 cách tinh tế và tối giản.
  • Layer có thể sử dụng để che bớt 1 phần khuyết điểm của món ăn
  • Các layer thêm vào bức ảnh phải khơi gợi được cảm xúc và kể câu chuyện của người chụp thay vì gây xao lãng người xem.

Các layer cùng đồ Props sẽ biến bức ảnh của bạn từ Zero thành Hero đấy. Đấy là điều tôi luôn sử dụng trong công việc của mình. Nếu không hiệu quả? Hãy thêm những layer mạnh mẽ và tinh tế hơn.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Repetition – Lặp lại: Một kỹ thuật bố cục tác động mạnh đến cảm xúc
Repetition là tất cả về việc lặp đi lặp lại một khía cạnh cốt lõi hoặc chủ đề trong hình ảnh của bạn. Điều này giúp tạo ra pattern gây cảm hứng cho thị giác của người xem.

Hãy nghĩ về nó, khi bạn lặp lại một cái gì đó, nó trở nên lớn hơn và thú vị hơn. Pattern là một kỹ thuật bố cục thực sự mạnh mẽ trong Food photography và nó cực kỳ đơn giản để thực hiện. Loại kỹ thuật này rất hữu ích khi bạn có nhiều món ăn phải styling. Đừng lo lắng nếu món ăn của bạn đang chụp không có bất kỳ Pattern nào rõ ràng, chìa khóa ở đây là tạo ra các pattern với chính đối tượng: cắt, đặt lên đĩa,… tùy bạn.

Tip: Kĩ thuật lặp lại tác động rất mạnh tới cảm xúc của người xem nhưng chú ý phải thích hợp với phong cách của bạn nhé.

Mỗi khi tôi bế tắc khi suy nghĩ về bố cục của bức ảnh, kĩ thuật này luôn cứu tôi 1 bàn thua trông thấy. Bạn cũng sẽ ngạc nhiên với những gì Repetition mang lại cho bức ảnh Food của mình.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Triangles – Tam giác: Một kỹ thuật nâng cao để tạo năng lượng hấp dẫn

Một thực tế thú vị, con số yêu thích của tôi là số ba. Vì vậy, rất an toàn khi nói rằng tôi bị cuốn hút vào một hình tam giác bởi vì nó được tạo bởi ba đường thẳng. Biểu tượng hình tam giác có từ hàng ngàn thế kỷ trước, nó gắn liền với sức mạnh, sự ổn định và có chút huyền bí, thần thánh.

Kết hợp bố cục tam giác vào hình ảnh của bạn là một cách mạnh mẽ để hợp nhất các đối tượng lại với nhau và tạo ra sự chuyển động trong khung hình. Sử dụng kĩ thuật này là cho phép người xem kết nối giữa các đối tượng chính, tập trung vào hình ảnh, tránh gây xao nhãng.

Trong bức hình của mình, tôi thích sử dụng số lẻ. Do đó, kĩ thuật bố cục tam giác cũng hay được tôi áp dụng. Bên cạnh đó, nó cho tôi tạo ra hình ảnh trôi chảy và nhiều năng động.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Làm thế nào để sử dụng những kỹ thuật về bố cục này trong những shoots chụp của bạn?

Tôi hy vọng rằng ba kỹ thuật trên đã khiến bạn phấn khích và suy nghĩ về cách bạn sẽ sử dụng chúng trong hình ảnh của mình. Hãy quay lại đầu bài viết một chút nhé. Tôi bảo rằng bạn sẽ bị phân vân khi nghiên cứu quá nhiều bố cục.

Vậy với 3 kĩ thuật trên, liệu chúng ta nên bắt đầu với kĩ thuật nào trước?

Bạn có thể sử dụng cả ba!

Thực tế là tôi khuyến khích bạn làm như vậy. Sử dụng chúng đồng thời hay riêng biệt tùy vào món ăn của bạn nhưng sự kết hợp của Layering và tam giác là mộ trong những kết hơp kinh điển trong Food Photography.

Hy vọng bạn sẽ hứng thú và tạo ra được những tấm hình đẹp. Nếu bạn có đam mê với Food Photography, đừng quên tham gia khoá học Food Photography với Chimkudo Academy để bước vào thế giới sáng tạo rộng lớn này nhé !

Credit

—————

Bài viết gốc của Rachel từ Twolovesstudio.com 

Bản quyền bài dịch thuộc về ©Học viện nhiếp ảnh Thương Mại Chimkudo Academy – Lighten your values

Mọi trích dẫn bản dịch phải đính kèm link tới bài viết này. 

Bài viết 3 kĩ thuật bố cục “hoàn hảo” trong food photography đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.