Bài viết của Lee Morris trên fstoppers.com rất hay về sinh viên ngành nghệ thuật tại sao hay thất nghiệp và nhiều công ty không muốn tuyển dụng.
—————————————————————————————————————-
Tôi đã thử qua việc thuê nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về nghệ thuật. Hiện tại, tôi có thể nói rằng các trường nghệ thuật đang đào tạo ra các lứa sinh viên mà hầu hết là sẽ thất nghiệp và chuyển nghề. Tôi biết điều này vì tôi cũng đã từng ở trong hoàn cảnh tương tự.
Tôi đã từng mong muốn trở thành Designer
Tôi đã từng luôn lẩm bẩm rằng:”Mình sẽ là designer, designer, designer…” =)). Tôi biến nó thành hiện thực bằng cách đi học ở trường đại học về nghệ thuật đắt đỏ và trong lớp tôi luôn nằm trong top đầu về design. Giáo sư của tôi rất thích cái style về design của tôi trong khi các sinh viên khác thường ko mạnh khi họ phải làm các project cá nhân và thường thì tôi đạt hạng A cho 95% kết quả các bài design. Nếu nói một cách khiêm tốn hơn thì nếu xét trong cả khoa, nếu tôi không đứng thứ 1 thì cũng trong top 5. Sự tự tin của tôi cứ dần theo thế mà lớn lên, dẫn tới hoang tưởng một cách lố bịch. Tôi thậm chí không thể chờ đợi được cho tới khi tốt nghiệp mà muốn bung ra làm việc ngay lập tức, kiếm hàng chục nghìn dollar mỗi tháng, thậm chí đưa thiết kế logo và quảng cáo của thế giới lên một tầm cao mới – đúng là lố bịch thật :)). Lúc này, tôi nghĩ mình đã là một ai đó, đã biết rất nhiều về design, thế giới cần tài năng của tôi và tôi đã sẵn sàng bước ra.
Vào mùa hè của năm học cuối, tôi có được 1 cơ hội làm thực tập tại một agency về quảng cáo khá lớn và uy tín. Tôi đã luôn nghĩ mình sẽ là lựa chọn cho các vị trí về sáng tạo trong các buổi họp nhóm dự án. Thế nhưng thay vì vị trí sáng tạo, tôi được giao việc đọc và chỉnh sửa các bản qui trình dự án với một thực tập sinh nữa tới từ 1 trường làng(đh cộng đồng). Tôi nhanh chóng nhận thấy rằng một dự án sáng tạo nó thực sự như thế nào và việc đọc bản thảo, chỉnh sửa là điều quá sức với tôi tại thời điểm đó. Lúc đó, mọi tượng đài tôi tự xây lên cho mình bỗng sụp đổ, và lúc đó thôi thấy kiến thức mình đã biết – cái mớ kiến thức tôi vẫn tự hào lắm khi còn trong nhà trường nó chẳng là gì khi áp vào công việc thực tế. Người bạn thực tập sinh với tôi đã có sự chuẩn bị tốt hơn tôi cả vạn lần và cô ấy cũng tài năng hơn tôi cả tỉ lần, tôi đúng là ếch ngồi đáy giếng. Tôi so sánh porfolio của mình với của cô ấy và nhận ra những sản phẩm của mình giống như của những đứa trẻ phổ thông nghịch ngợm vẽ ra hơn là của một người designer như đồng nghiệp này. Qua 1 đêm, tôi có cảm giác như có kẻ nào đã đánh cắp toàn bộ niềm tự hào của bản thân và sau đêm đó, tôi đã thay đổi mục tiêu của đời mình thay vì trở thành 1 designer vì thực sự, tôi không phải là 1 designer tài năng.
Bằng cấp và Sự sáng tạo
Nếu bạn vào các trường đại học và học về các môn như toán, khoa học, lịch sử, vật lý, âm nhạc….bạn có thể học tốt hoặc không, bạn cũng có thể pass các bài test hoặc không. Ở đây không có chỗ cho quan điểm cá nhân hay cái tôi của bạn. Bạn không thể kết bạn với giáo sư và có được điểm số dễ dàng hơn. Bạn cũng không thể nghĩ mình là 1 nhà toán học vĩ đại nếu không giải được một phương trình đơn giản. Kĩ năng và kiến thức của bạn được kiểm tra hàng ngày. Vì vậy, khi bạn tốt nghiệp từ một trường có tiếng, bạn không thể ra trường với 4.0 GPA và không hiểu biết gì nhiều về lĩnh vực bạn được đào tạo. Bạn phải đạt 1 tiêu chuẩn nào đó của trường
Tuy nhiên, điều này trong lĩnh vực nghệ thuật hoàn toàn không thể áp dụng, bạn có thể chi tới 150.000$ cho việc học hành ở những trường nghệ thuật nổi tiếng. Kết quả là ra trường trong tư thế ngẩng cao đầu trong khi các ngành khác thì tốt nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình học hỏi.
Tất cả mọi người đều biết 2+2=4. Đáp án của bạn có thể đúng hoặc sai một cách chính xác. “Thế còn Ảnh của bạn có đẹp không ? Bạn diễn xuất có tốt không ?”…thì sao. Không có một câu trả lời nào là đúng hoặc sao hoàn toàn cho bất cứ một tác phẩm nào trong ngành nghệ thuật, hay nói ngắn gọi lại không có cái gì được coi là hoàn toàn xấu hay đẹp. Nó dựa trên quan điểm và sở thích cá nhân nhiều hơn. Nó dẫn tới một hệ quả là khi người khác chê sản phẩm của bạn, bạn tự an ủi mình rằng họ không phải gu của mình.
Hãy để thị trường đánh giá bạn Nghệ thuật tới đâu
Thị trường luôn là thước đo đúng đắn về một sản phẩm. Nếu bạn làm ra 1 tác phẩm nghệ thuật và giữ cho bản thân, tôi ko nói tới điều đấy làm gì. Bạn có dám đưa nó ra để bán không ? Liệu có ai trả tiền cho sản phẩm của bạn không ? Bạn có giọng hát hay nhưng có ai trả tiền để nghe bạn hát không ? Idol thì lắm nhưng không phải ai cũng có thể kiếm ra tiền.
Bạn có thể chẳng ưa gì Justin Beiber nhưng đĩa của anh ta vẫn bán ầm ầm. Nhiều người ghét Lady Gaga nhưng hít của nàng vẫn đánh chiếm đều đặn các bảng xếp hạng, mặc cho bạn thích hay không. Khi tôi còn là sinh viên ngành design, tôi có 2 fans trung thành là Giáo sư và Bố mẹ tôi(thảm vãi) nhưng vì vài lý do, tôi tự nghĩ mình là món quà của Chúa cho ngành công nghiệp design :)) Từ đó,. lòng tự tôn của tôi đã tự hủy hoại sự nghiệp của mình vì tôi không còn muốn học hỏi thêm nữa.
Nhân viên tốt nhất là người bắt đầu với ít kinh nghiệm nhất
Chúng ta quay trở lại việc thuê được 1 người làm việc trong lĩnh vực creative. Tôi đã làm việc với rất nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Những người giúp việc, nhân viên tốt nhất tôi đã từng làm việc đều bắt đầu với rất ít ỏi kiến thức và hiểu biết trong nghề. Yếu tố chính để quyết định việc lựa chọn một con người đó chính là tính cách, sự chăm chỉ và việc luôn hứng thú tìm tòi những cái mới nhưng ít kinh nghiệm với nhiếp ảnh.
Một người bạn làm trong lĩnh vực video với hơn 15 nhân viên trong công ty đã nói với tôi rằng anh ta sẽ không bao giờ tuyển những người đã được đào tạo bài bản trong lĩnh vực nghệ thuật vì anh ta nghĩ rằng họ sẽ không thể dạy được, họ luôn nghĩ họ biết tất cả về cái họ được đào tạo và ít chịu lắng nghe, học hỏi. Giống như tôi, anh ta thích tuyển những người có nhân cách tốt nhưng gần như tờ giấy trắng.
Thành thật với bản thân thì bạn mới có thể phát triển được
Tôi viết bài viết này không với mục đích hạ thấp các sinh viên đang học các ngành nghệ thuật vì tôi biết rằng rất nhiều trường có những khoa đào tạo rất tuyệt vời mà chỉ với một mục đích nhắn tới các bạn:”Đừng ảo tưởng, hãy thực tế“.. Nếu bạn nghĩ bạn sẽ là ông bà abc gì đó hoành tráng trong lĩnh vực nhiếp ảnh, thiết kế, nghệ thuật diễn xuất….. hãy đưa các sản phẩm của bạn ra bán, Thị trường sẽ có câu trả lời chính xác rằng bạn tài năng tới đâu. Nếu bạn càng nhanh chóng nhận ra mình còn phải học hỏi nhiều thì bạn đang dần đi lên trong lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Nếu bạn đang làm việc cho một ai đó, hãy xin những lời nhận xét từ những người đi trước. Hỏi xem bạn có thể cải tiến, làm tốt cái này, cái kia ở điểm gì. Dành thời gian cho các dự án cá nhân và sau đó chia sẻ lên mạng và lắng nghe các phản hồi, góp ý. Hãy bình tĩnh với các góp ý về cái chưa tốt, cảm ơn trước hết và sau đó suy nghĩ sau về các nhận xét đó. Các lời khen thường không có giá trị gì.
Hoặc bạn có thể tiếp tục như bây giờ, tự huyễn hoặc bản thân rằng các sản phẩm của mình là tuyệt vời, mọi người không thấy được vẻ đẹp của nó. Tiếp tục chê bai những thử nghiệm mới của những người khác. Bịa ra đủ lý do kiểu thị trường đang suy thoái nên ko kiếm được việc hay tiếp tục dành thời gian cho ti vi hoặc party thay vì làm việc để phát triển bản thân… đó là tùy ở bạn.
—————————————————————————————————-
Credit
Original post here from fstoppers.com.
All images are copy right to @fstoppers.com, except some explicit quotes
Cover image by Agency EU
Translated and commented by Chimkudo
– Bản quyền bài dịch © by Chimkudo Pro
Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết
1 responses on "Lý do tôi không bao giờ thuê sinh viên tốt nghiệp từ các trường nghệ thuật"