fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Hiểu về phản xạ trực tiếp và khuếch tán

Trong nhiếp ảnh nói riêng và nhiếp ảnh sản phẩm nói chung, chúng ta phải làm việc với rất nhiều loại ánh sáng khác nhau trên các vật liệu được chụp cũng vô vàn đủ chủng loại. Trong entry này, Chim đề cập tới một loại ánh sáng mà nếu hiểu về nó thì sẽ giúp chúng ta có thể vận dụng để tạo ra các hiệu ứng mong muốn.

Theo nguyên lý vật lý, sở dĩ chúng ta nhìn thấy được một vật(ko phát ra ánh sáng) là do ánh sáng từ nơi khác đập vào vật và phản xạ tới mắt của chúng ta. Tuy nhiên, với những loại vật liệu khác nhau thì sự phản xạ của ánh sáng sẽ làm thay đổi tính chất của ánh sáng. Ví dụ điển hình nhất đó là “Kim Loại Bóng”  như inox hay mặt gương thì chỉ hầu như sản sinh ra phản xạ trực tiếp(đọc thêm về các loại phản xạ ở entry này), còn khi ánh sáng gặp bề mặt tờ giấy trắng photocopy thì nó sẽ được khuếch tán(diffused) đều ra. Điều này có thể được kiểm chứng bằng cách dùng đèn nhỏ cố định rọi vào một bề mặt kim loại bóng hoặc gương và đi xung quanh để quan sát, chúng ta sẽ thấy có 1 số vị trí chúng ta trông thấy được đèn, còn ở các vị trí khác thì tối đen ,đơn giản đó là vì ánh sáng đi từ đèn tới bề mặt kim loại(gương) chỉ phản xạ theo 1 góc bằng với góc tới.

540526_10150699205057840_1181000110_n

Còn nếu thay bề mặt kim loại bóng bằng giấy trắng thì ánh sáng tới giấy sẽ được tán đều ra phản xạ lung tung theo các hướng khác nhau. Đó chính là lý do tại sao giấy trắng được dùng làm reflector rất hiệu quả hay như xốp.

551231_10150699234027840_1318164042_n

Như vậy, chúng ta có thể rút ra được các kết luận gì từ vấn đề này ???

Trả lời câu hỏi này mới thực sự giúp chúng ta hiểu và vận dụng được trong Chụp ảnh sản phẩm. Vậy quay trở lại với mục tiêu của ảnh sản phẩm, đó là luôn tạo được khối cho đối tượng bằng cách sử dụng gradient.

1. Với các bề mặt kim loại: Do tính chất phản xạ trực tiếp của kim loại nên chúng ta không thể dùng 1 đèn rọi thẳng vào bề mặt được. Chúng ta cũng không thể dùng softbox để tạo ra gradient vì softbox làm khuếch tán đều ánh sáng ra thành 1 nguồn sáng lớn. Nguồn sáng này to và đều ở mọi nơi —-> Đập lên bề mặt kim loại —> Phản xạ trực tiếp —> Bề mặt kim loại trở thành 1 nguồn sáng đều và trắng phớ. Như vậy bề mặt kim loại chính là phản ánh lại hoàn toàn một nguồn sáng. OK rồi nhé. Vậy làm sao để tạo ra được gradient nào ???

DÙNG 1 NGUỒN SÁNG GRADIENT, điển hình là chiếu đèn qua 1 tờ giấy trắng mỏng —-> Tạo thành 1 nguồn sáng có gradient và nó sẽ được bê nguyên xi lên bề mặt kim loại.

2. Với jewerly như diamond: Các mặt cắt của kim cương đều gây ra phản xạ trực tiếp, vì vậy chúng ta không thể dùng softbox được nếu muốn tạo ra các cạnh và bề mặt có độ tương phản cao. Thay vì đó, chúng ta sử dụng 1 nguồn sáng ko khuếch tán chiếu thẳng trực tiếp vào viên kim cương, tốt nhất là dùng 1 đèn led nhỏ. Một tip nhỏ nữa nhưng vô cùng hữu dụng là làm cách nào để viên kim cương lấp lánh 7 màu ????

CHIẾU  1 NGUỒN SÁNG KO KHUẾCH TÁN LẤP LÁNH VÀO NÓ. Cách tạo ra một nguồn sáng lấp lánh Chim để lại như một câu hỏi cho mọi người bình luận.

Hiểu được căn cơ của áng sánh sẽ giúp chúng ta tạo ra các thứ như chúng ta mong muốn chứ không đơn thuần là follow 1-by-1 các tuttorial trên mạng.

Đây là 1 test shot bằng cách chiếu đèn qua 1 giấy trắng mỏng từ phía trên, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả(click vào ảnh để xem full size).

chimkudo - Chụp sản phẩm

– Bản quyền thuộc về Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –

@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

1 responses on "Hiểu về phản xạ trực tiếp và khuếch tán"

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.