fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Hội họa thời kì Phục Hưng (Phần 2): Bàn về bức Trường học Athens của Raphael

Trong các tác phẩm vẽ trần và tường của Raphael trong bảo tàng Vatican, hầu hết chúng sẽ làm choáng ngợp du khách ngay lập tức khi tới thăm bảo tàng này. Trong các bức vẽ trần và tường đó, được nhiều người biết tới và bàn luận là bức “Trường học Athens” (School of Athens,Scuola di Atene). Hôm nay chúng ta thử nghía vào gần hơn và xem có gì thú vị :))

Lịch sử: Bức trường học Athens được Raphael vẽ từ 1509 tới 1510 theo yêu cầu trang hoàng Vaticano của giáo hoàng Julius II. Đầu tiên Raphael được yêu cầu vẽ trang trí căn phòng  “Stanza della Segnatura”. Ở căn phòng này, Raphael vẽ đẹp quá  – The School of AthensThe Parnassus và The Disputa) =)) nên bị bắt vẽ thêm mấy phòng nữa :)).

Chủ đề: Chủ đề: Bức tranh này thuộc chủ đề “Triết học” – Một trong bốn chủ đề mà Raphael chọn để vẽ lên trần và tường của Vaticano – bên cạnh “Thần học“, “Thơ ca nhạc họa” và “Luật học

Nội dung: Tên là Trường học Athens nhưng chỉ là tưởng tượng thôi chứ ko có cái trường nào ở đây cả :)) Với bức này, Raphael muốn qui tụ lại toàn bộ các gương mặt triết gia, toán học, vật lý học nổi tiếng và sự đóng góp của họ đã đặt nền móng cho sự phát triển của loài người. Trong bức tranh, ngoài Plato và Aristotle thì những gương mặt khác chỉ mang tính demo :)) không rõ có phải đúng là người mà ông vẽ người ta đoán hay không.

characters
Ảnh và chú thích @wikipedia

1: Zeno of Citium

2: Epicuru

3, 9: Không rõ nhưng nhiều người cho rằng Raphael tự họa. Một người nữa ở giữa R và 21 cũng rất giống Raphael – điêu vãi.

4: Boethius, Anaximander mà cũng có thể là Empedocles

5: Averroes

6: Pythagoras

7: Alcibiades hoặc Alexander the Great?

8: Antisthenes or Xenophon or Timon?

9: Raphael hoặc Francesco Maria della Rovere

10: Aeschines or Xenophon

11: Parmenides? (Leonardo da Vinci)

12: Socrates 13: Heraclitus (Michelangelo)

14: Plato (Leonardo da Vinci)

15: Aristotle (Giuliano da Sangallo)

16: Diogenes of Sinope 17: Plotinus (Donatello?)

18: Euclid or Archimedes with students (Bramante)

19: Strabo orZoroaster? (Baldassare Castiglione)

20: Ptolemy

21: Protogenes (Il Sodoma, Perugino, or Timoteo Viti)

R: Apelles (Raphael)

 

” Ông sử dụng lối vẽ chiều sâu để mở rộng không gian bức tường và nghệ thuật phối cảnh để làm nổi bật hình ảnh những nhân vật trung tâm. Bên cạnh đó, ông cũng sử dụng phong cách “giải phẫu học” của Michelangelo để khắc họa đến từng chi tiết vẻ đẹp cơ thể của mỗi nhân vật và nghệ thuật “sáng, tối” của Leonardo de Vinci để làm bừng sáng kiệt tác“. Trường học Athens không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Rafael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người” – @newvietart.com

Tâm điểm của bức ảnh – cũng là hai nhân vật rõ nét nhất chính là Plato(bên trái đang ôm quả sách The Timaeus)Aristotle hai ông tổ của triết học nhân loại có vẻ đang tám với nhau rất nhiệt tình mà không để ý gì tới đám lâu nhâu xunh quanh. Đây cũng dường như là đặc điểm trong các tranh vẽ nhiều nhân vật thời Phục Hưng. Mỗi nhóm nhân vật dường như diễn tả một câu chuyện riêng và thành một thành phần riêng lẻ rất dễ nhận ra khi nhìn vào tranh – một bức tranh nhiều hội tám =)).

Chup anh san pham - chimkudo studio

Nếu chúng ta để ý, Plato đang chỉ tay lên giời có lẽ bởi vì triết học của ông đã thay đổi thế giới theo hướng trên giời =)) –  duy tâm khách quan mà trung tâm của nó là thế giới ý niệm. Toàn bộ các nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm.

Còn bên cạnh là Aistotle – học trò của Platon,  với tư tưởng triết học lý luận chặt chẽ và khoa học duy vật (bản thân ông cũng là một nhà khoa học lẫy lừng). Với ông, mọi thứ đều có thể đong đếm cân đo được. Ông có một câu nói nổi tiếng về thầy Platon:”Platon là thầy nhưng chân lý thì quí hơn thầy” =)). Tay ông cũng đang cầm 1 quyển sách của chính ông mà người ta cho là cuốn Aristotle’s Ethic nhấn mạnh về mối quan hệ con người, tình bạn, nhà nước, chính phủ, con người và việc tại sao con người nên nghiên cứu những vấn đề này.

Kết lại bằng một chi tiết thú vị nữa mà hồi đi tour ở EU hay giới thiệu với khách và khách cũng khá thích thú đó là nhân vật ở vị trí thứ 9, nếu chúng ta đi quanh căn phòng và nhìn về nhân vật đó  từ bất cứ nơi nào trong phòng thì cũng thấy như người đó vẫn đang nhìn theo mình :)) kinh vãi :))

Last but not least: Nếu mình có khả năng vẽ lại được một bức tranh để đời thì chả tội gì không vẽ thêm mình vào ảnh như Raphael hay Michelangelo =)))
Chup anh san pham - chimkudo studio

 

– Bản quyền bài viết thuộc về @Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm

@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

0 responses on "Hội họa thời kì Phục Hưng (Phần 2): Bàn về bức Trường học Athens của Raphael"

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z